Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Kế thừa bảo thủ hay kế thừa phá hoại.
Người Buôn Gió - Kế thừa bảo thủ hay kế thừa phá hoại.
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 23 tháng 1 năm 2016 | 23.1.16
Trước thềm đại hội ĐCSVN lần thứ 12, Bộ Chính Trị dóng dả vấn đề nhân sự qua bài phát biểu của ông Lê Hồng Anh, uỷ viên BCT, thường trực ban bí thư.
Trong gần 20 cái gạch đầu dòng, mỗi cái dài lê thê về các tiêu chuẩn. M ột cái gạch đầu dòng đáng chú ý nhất vì nội dung ngắn nhất ghi rằng.
- Bảo đảm tính kế thừa và phát triển liên tục.
http://vietnamfinance.vn/tieu-diem/cu-the-hoa-tieu-chuan-cua-uy-vien-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-xii-20160119224215265.htm
Câu hỏi đặt ra ở đây là kế thừa cái gì và phát triển liên tục nó là thế nào.?
Kế thừa về nghĩa là chỉ những thứ gì đó có tính lâu dài trước đó, chữ kế thừa trong phát biểu của ông Lê Hồng Anh tức muốn nói đến kế thừa chủ nghĩa Mác Lê, học thuyết CNXH mà ĐCSVN theo đuổi phụng sự hơn 70 năm qua.
Nói về việc này, ông Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban tuyên giáo của Đảng nói thêm.
"Từ thực tế này, T.Ư quyết định phải có trường hợp đặc biệt, tức là trong số các nhân sự quá tuổi đang là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI phải có ít nhất một người ở lại để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ. T.Ư đã thảo luận qua hai kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại một trường hợp đặc biệt để giới thiệu Tổng Bí thư", ông Hoàng nói.
http://vietnamfinance.vn/tieu-diem/thong-nhat-gioi-thieu-mot-dong-chi-dien-dac-biet-vao-bo-chinh-tri-khoa-xii-20160120164354747.htm
Từ những phát biểu trên, các hãng thông tấn quốc tế đều nhận xét về người ở lại làm TBT khoá tới để kế thừa chủ nghĩa Mác Lê và phát triển liên tục đó là ông Nguyễn Phú Trọng.
Trong bài phát biểu khai mạc đại hội, ông Trọng nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng Đảng, 4 nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng.
Đứng trên cương vị của người đảng viên ĐCSVN, yếu tố kế thừa để giữ vững đảng CSVN tồn tại tất nhiên là thuyết phục.
Nhưng liệu có cần thiết là ông Nguyễn Phú Trọng hay không, đó mới là chuyện đáng bàn Ông Vũ Ngọc Hoàng nói rằng cần có ít nhất một người quá tuổi ở lại để đảm bảo tính kế thừa, ổn định CNXH. Chúng ta hãy đọc những bài phát biểu của những uỷ viên Bộ Chính Trị không quá tuổi ( vì khai gian ) là ông Trần Đại Quang., người được đề cử làm Chủ Tịch Nước.
http://trandaiquangvn.net/vung-vang-truoc-moi-tan-cong-cua-the-luc-thu-dich.html
Và của đại tướng Ngô Xuân Lịch, người chắc chân trong uỷ viên BCT khoá tới.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/285925/dai-tuong-ngo-xuan-lich-giu-nuoc-tu-luc-nuoc-chua-nguy.html
Cả hai bài phát biểu của hai đại tướng quân đội và công an này đều chất đầy những nội dung sắt máu để bảo vệ chế độ Việt Nam theo đường lối CNXH , bảo vệ Đảng CSVN. Tính kế thừa chủ nghĩa Mác Lê trong tư tưởng của họ mạnh mẽ đến mức đáng sợ.
Vậy thì còn cần gì đến một ông TBT già nua, lọm khọm như Nguyễn Phú Trọng ở lại để bảo đảm kế thừa đường lối CNXH ở Việt Nam. Có phải chăng toàn bộ tính kế thừa ở nhân sự mới không phải chỉ một mình ông Trọng.?
Nếu thế thì quá xa xỉ nhân sự cho cái tính kế thừa đường lối CNXH. Trong khi đất nước còn nhiều việc khác phải làm, chẳng hạn như phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Mỗi nhân sự trong Bộ Chính Trị cần phải cân nhắc để đảm bảo tính toàn diện, giữ chế độ đi đôi với đổi mới hành chính, phát triển kinh tế, văn hoá, ý tế, giáo dục.
Cả ba bài phát biểu của ba ông được cho là ở trong Bộ Chính Trị kỳ tới như ông Trong, Quang, Lịch khiến cho bầu không khí đất nước trở nên nặng nề, một viễn cảnh u ám trong những khắt khe của tư tưởng. Trong khi đó chỉ có một bài phát biểu đáng giá nhất mà dư luận hoanh nghênh lại thuộc về ông Bùi Quang Vinh , một con người tâm huyết và đầy kiến thức sắp sửa về hưu.
Thiết nghĩ nếu chỉ vì kế thừa đường lối CNXH, bảo vệ Đảng thì qua hai bài phát biểu của hai ông tướng, uỷ viên BCT khoá 12 tới là Ngô Xuân Lịch, Trần Đại Quang đã cho thấy nhân sự bảo đảm tính kế thừa là quá đủ rồi. Không cần phải để ông Trọng ở lại làm gì.
Việc ông Trọng muốn ở lại, là hành động tham quyền cố vị. Nhưng nếu thế điều tệ hại vẫn chưa phải là lớn nhất.
Điều tệ hại lớn nhất là ông Trọng ở lại để thực hiện mục tiêu kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Trong cuốn sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức có kể , vào thời điểm Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ được trình lên cho TBT Đỗ Mười, ông Mười gạt phắt và quát
- Các anh định bán nước à .?
Nguyễn Phú Trọng theo hầu Đỗ Mười, đã chặn thêm vào.
- Phải đề phòng diễn biến hoà bình.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ bị ngăn lại, đó là điều mà Trung Quốc mong muốn.
Phải 2 năm sau mới được ký kết. Nhà báo Huy Đức dẫn lời của ông Cầm, ông Khải đều tiếc nuối vì cơ hội bỏ lỡ khi đó, rất nhiều nhà đầu tư phương Tây chực chờ hiệp định ký là nhảy vào. Trong 2 năm đó Trung Quốc dành được nhiều hợp đồng kinh tế của phương Tây.
Phải chăng vai trò ở lại của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là để kiềm chế Việt Nam với những hiệp định thương mại mới, ngăn cản các nhà đầu tư phương Tây đang chờ đợi hiệp định TPP ký kết hoàn chỉnh. Dường như đó là sự thật, bởi vì để kế thừa CNXH thì minh chứng phát biểu của hai ông tướng mới kia đã là quá đủ. Lịch sử đang lặp lại của 20 năm trước, Trung Quốc không muốn Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Nguyễn Phú Trọng là nhân vật tốt để làm được điều đó, như trước kia ông ta đã từng làm trước hiệp định thương mại Việt Mỹ mà Huy Đức đã nói.
Càng chắc chắn hơn khi trong bài phát biểu của mình, Nguyễn Phú Trọng đặt cao vấn đề xây dựng Đảng làm trọng tâm. vấn đề phát triển kinh tế ông ta nhấn mạnh rằng cần phải đồng bộ. Đồng bộ tất nhiên là tốt. Nhưng các vị đại biểu đang ngồi dự đại hội kia chắc cũng quá hiểu tư bản phương Tây, họ đâu có ai thống nhất chỉ đạo họ ký kết đồng bộ. Tập đoàn nông nghiệp họ ký nông nghiệp, làm sao họ phải đợi tập đoàn khác ký cùng lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Cái đồng bộ phát triển kinh tế, chính là cái ách khoác nên mỗi doanh nghiệp. Nó sẽ kìm hãm sự bứt phá của ngành nghề nào đó. Tư bản phát triển họ để mặc ngành dệt, ngành dệt, công nghiệp nặng, công nghệ tin học. Cái gì phát triển được cứ phát triển , nếu không bỏ lỡ cơ hội.
Với hai bài phát biểu của hai ông Lịch và Quang, thiết nghĩ đã quá thừa nhân sự để giữ vững kế thừa CNXH.
Và với những nghi vấn đã nêu, cũng như hành động trong quá khứ mà TBT Nguyễn Phú Trọng ngăn cản hiệp định thương mại Việt Mỹ. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam cần đổi mới tư duy, táo bạo , đột phá trong các hiệp định thương mại với các tập đoàn thế giới.
Không cần thiết và cũng không nên mạo hiểm để Nguyễn Phú Trọng tồn tại ở lại làm TBT.
(Người Buôn Gió Blog)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét