Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Giáo sư Nguyễn Công Lý: Lần này mất nước là mất hết.


VNTB - Giáo sư Nguyễn Công Lý: Lần này mất nước là mất hết.
1
bất đồng chính kiến, forums, Gs Nguyễn Công Lý, mất nước, Tôn Phi, VNTB
30.1.16

Lời Chủ Blog: Một vị giáo sư khả kính mà vẫn đồng ý với đạo Tam cương của Khổng giáo, vẫn không chịu hiểu đạo Tam cương đã tước đoạt quyền con người một cách trắng trợn ? tuy vậy vẫn đăng vì đây là Tự do ngôn luận.
Tôn Phi (VNTB) Giáo sư Nguyễn Công Lý đến từ trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM được biết đến với tư cách nhà nghiên cứu lão thành về văn học cổ điển Việt Nam. Ông tham gia biên soạn chương trình văn học nhà trường cùng với những giáo sư Nguyễn Khắc Phi và viện Hàn lâm. Ở độ tuổi 63, vị giáo sư tên tuổi này thốt lên trong lo lắng: Lần này mất nước là mất hết.

Mất nước - còn làng và mất nước - mất làng


Giáo sư đã hướng dẫn rất nhiều luận án tiến sĩ ở văn học cổ đại và triết học Phật giáo Việt Nam. Nếu cần tìm một gương mặt thiên kinh vạn quyển về lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, một nhà nghiên cứu có thể đọc hiểu các văn thư cổ, một người am hiểu văn hóa Việt Nam cổ kim thì giáo sư Nguyễn Công Lý là một sự lựa chọn hoàn hảo.



VNTB - Giáo sư Nguyễn Công Lý: Lần này mất nước là mất hết.

Trong những giờ lên lớp với đông đảo sinh viên ngành văn học, vị giáo sư thừa nhận rằng văn hóa tam cương- ngũ thường cần cho dân tộc hơn. Ngày trước dân tộc Việt Nam mất nước nhưng không mất làng. Các triều đại phong kiến Trung Quốc muốn đồng hóa dân tộc Việt Nam nhưng không đồng hóa nổi, vì giặc Tàu không phá hết được những lũy tre làng . Làng ở Việt Nam ngày trước là những vùng tự trị. Trong mỗi làng có đình và chùa. Chùa là phổ cập giáo dục nhân cách cho người dân một cách phi chính trị, khi mà trường học lúc đó còn hiếm ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Công Lý chú trọng đến vai trò của đình làng. Đình làng là một hình thức dân chủ tiến bộ , là nơi các bô lão trong làng phân xử các tranh chấp nội bộ. Có những học giả so sánh đình làng Việt Nam với thượng viện ở nền dân chủ Hy Lạp cổ trung đại. Rất ít trường hợp hội đồng ở làng phải đưa một vụ khiếu kiện lên quan huyện, trừ khi đó là vụ án mạng hay trộm cắp tài sản lớn. Về cơ bản, những tranh chấp về hành chính được các bô lão trong làng phân xử thấu tình đạt lý.


Giờ đây, nông thôn đã không còn làng nữa. Vậy nên, chiếu theo lập luận của giáo sư Nguyễn Công Lý thì dân tộc Việt Nam đang ở thời kỳ hỗn mang pháp luật. Gần đây nhất, Chánh án TAND thị xã Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh) thừa nhận trước khi xử án, cấp trên là Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo phải xử án treo. Lý do vị chánh án trên đưa ra : vì bị cáo là người nhà lãnh đạo. Các tòa án nhân dân gắn nhãn công bằng, dân chủ, văn minh nhưng rốt cục lại là những bản án bỏ túi và coi thương dư luận. Hội đồng chức sắc ở đình làng thực sự thượng tôn pháp luật hơn rất nhiều.


Vì sao nông thôn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam mất nhanh đến vậy? Một học giả khác, tiến sĩ văn hóa học Lý Tùng Hiếu ở viện Khoa học xã hội TP.HCM cho rằng không phải là công nghiệp hóa- hiện đại hóa làm cho người Việt Nam mất làng, nguyên nhân thực sự là do đô thị hóa sai lầm. Nghĩa là, những chính sách vong bản từ trên xuống dưới đã phá hủy những cộng đồng của người Việt.


Lần này mất nước là mất hết


Với những phân tích về giá trị cốt lõi của làng quê Việt Nam, giáo sư Nguyễn Công Lý than thở rằng (người viết xin được trích nguyên văn câu nói của ông): “ Lần này mất nước là mất hết”.


Làng mạc không còn, Trung Quốc hiếu chiến dễ dàng khống chế Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Công Lý thường nói nhiều về chiến lược làm suy kiệt giống nòi của thực dân phương Bắc. Đầu tiên, những chất diệt dục trong nước giải khát và thực phẩm tràn vào Việt Nam, nam thanh niên Việt Nam khi ăn uống phải những chất diệt dục đó sẽ bị vô sinh. Tiếp theo, một trăm triệu đàn ông Trung Quốc tha hồ sang Việt Nam “mua vợ”. Ông nhấn mạnh rằng điều đó không phải là xa xôi gì mà ngay hôm nay hậu quả đã xảy ra.


Đối với việc Trung Quốc xâm lược Biển Đông Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vị giáo sư lên án thái độ nhu nhược của chính phủ, khi bộ Ngoại giao chỉ biết lặp đi lặp lại phát ngôn theo thủ tục, kiểu như “cực lực lên án”, “ phản đối mạnh mẽ”...Ông buồn vì lực bất tòng tâm.


Hai người bạn thân bất đồng chính kiến


Khi quân đội Hà Nội tràn vào Sài Gòn năm 1975, những sinh viên Việt Nam Cộng Hòa phải học chương trình chuyển tiếp tại đại học Tổng hợp. Lứa sinh viên văn khoa đó xuất hiện hai cái tên tiêu biểu mà sẽ làm chúng ta nhớ mãi : Một là chàng sinh viên Nguyễn Hưng Quốc, hai là chàng sinh viên Nguyễn Công Lý. Trong đánh giá tốt nghiệp, anh sinh viên Nguyễn Hưng Quốc đỗ thủ khoa, Nguyễn Công Lý xếp thứ hai. Giờ đây, Nguyễn Hưng Quốc là giáo sư cơ hữu giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam ở Australia. Giáo sư Quốc là một nhà bất đồng chính kiến với chính phủ độc đảng Hà Nội.


Giáo sư Nguyễn Công Lý vẫn ở lại trường Tổng hợp TP.HCM, nay là đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Khi nói về người bạn cũ, ngày trước giáo sư Lý từng dùng những từ như “vượt biên”, hoặc “phản động”. Nhưng càng về tuổi xế chiều, giáo sư Nguyễn Công Lý càng nhìn thấy hệ thống mà ông hằng sùng bái thể hiện tính phi thực tiễn. Người bạn ông từng coi là giặc, lại là người nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam. Để rồi giờ đây, khi nói về sự đời, về nhân tình thế thái với những sinh viên đang nhìn mình như đói như khát, ông đã không giấu được sự ngậm ngùi tiếc nuối:


“Các em ạ. Lần này mất nước là mất hết.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét