Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Ngành Điều tra của chế độ run sợ với Quyền im lặng


VNTB- Ngành Điều tra của chế độ run sợ với Quyền im lặng

Đào Đức Thông





(VNTB) - Sở dĩ các tướng công an đưa ra phản đối kịch liệt vì các điều tra viên lâu nay đã quen sử dụng những "biện pháp nghiệp vụ" đối với các nghi can. Biện pháp nghiệp vụ này dẫn đến nhiều vụ"tự tử" bí hiểm trong trại tạm giam, hay điển hình là cái chết như anh Ngô Thanh Kiều.


Những ngày này, cộng đồng những người hành nghề luật trong nước liên tục kêu gọi đòi công lý cho luật sư Võ An Đôn trước nguy cơ bị chính quyền tước chứng chỉ hành nghề luật sư. Ai ngẫm kỹ sẽ thấy đấy là đòn đánh phủ đầu của một nhóm quyền lực.


Tuy nhiên thủ đoạn hèn hạ này chẳng đem lại hiệu quả gì mà chỉ tăng thêm sự bất tín giữa Chính quyền với Nhân dân, chỉ cho người dân thấy rõ sự “bất lực”, “bất chính” của Chính quyền hiện tại.


Trò hèn hạ


Nếu việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề của Luật sư Võ An Đôn xảy ra thật thì đấy là một cái tát vào nền tư pháp Việt Nam và chua chát đúng như lời luật sư Võ An Đôn từng cảm thán "Tôi biết công lý luôn thuộc về kẻ mạnh "kẻ có quyền và người có tiền". Luật sư đi tìm công lý cho người dân nghèo, cô thân, yếu thế giống như mò kim đáy bể... Tay tôi thì ngắn mà đáy biển thì rộng mênh mông, biết mò kim bằng cách nào đây? ".


Luật sư Võ An Đôn là người nổi tiếng trong vụ kiện 5 công an ở Phú Yên dùng nhục hình làm nạn nhân Ngô Thanh Kiều chết đi để lại vợ góa và 2 con thơ, sự kiện này đã gây bức xúc trong dư luận trong và ngoài nước. Nạn nhân Kiều là nghi can chuyên án trộm cắp 312T do ông Lê Đức Hoàn - Phó Trưởng công an thành phố Tuy Hòa làm trưởng ban…


Rất nhiều luật sư đã từ chối nhận lời bào chữa vụ án này vì lo sợ “đụng” đến công quyền. Luật sư Đôn đã nhận lời bào chữa cho người nhà bị hại miễn phí bằng niềm tin vào công lý, bằng cái tâm và đạo đức của một người luật sư chân chính. Tuy nhiên sau đó, liên ngành Toà án, Viện kiểm sát, Công an Tp. Tuy Hòa cùng ban hành văn bản kiến nghị Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư Võ An Đôn.


Trước phản ứng của dư luận về việc này, cơ quan bảo vệ Luật sư tại Phú Yên và Trung Ương đã vào cuộc. Ngày 22-1-2015, Liên đoàn Luật sư VN công bố báo cáo kết quả làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của TP Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên về việc liên ngành công an - viện kiểm sát - tòa án TP Tuy Hòa kiến nghị xử lý vi phạm của luật sư Võ An Đôn và ý kiến về kế hoạch thanh tra của Sở Tư pháp đối với hoạt động văn phòng luật sư Võ An Đôn.


Báo cáo cho hay Ban nội chính Tỉnh ủy Phú Yên nêu rõ liên ngành tố tụng TP. Tuy Hòa kiến nghị rút chứng chỉ hành nghề luật sư Võ An Đôn là không có cơ sở và không phù hợp với pháp luật, dẫn đến dư luận phản ứng không tốt.


Tổ công tác của Liên đoàn Luật sư VN cho rằng văn bản kiến nghị của liên ngành TP Tuy Hòa là không phù hợp về cách thức ban hành văn bản của liên ngành, gửi sai cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật bằng hình thức rút chứng chỉ hành nghề luật sư…


Lời cảnh báo Miranda


Ở Hoa Kỳ, lời cảnh báo Miranda (tiếng Anh: Miranda warning) là một lời cảnh báo được cảnh sát thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó không bi bắt giữ. Một bản buộc tội bởi một nghi phạm sẽ không tạo thành một chứng cứ có thể thừa nhận trừ phi nghi phạm đó đã được thông báo cho biết "các quyền Miranda" của mình và đã được người ta làm cho hiểu, nắm rõ và tự nguyện từ bỏ các quyền này. Tuy nhiên, cảnh sát có thể yêu cầu cung cấp các thông tin về thân thế như: tên gọi, ngày sinh và địa chỉ và không cần đọc các cảnh báo Miranda này cho nghi phạm.


Theo Tòa án tối cao Hoa Kỳ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau:


"Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư".


Từ vụ việc của luật sư Võ An Đôn, thiết nghĩ Quốc hội Việt Nam cần nhanh chóng thông qua điều luật Quyền im lặng, đây là việc làm cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và quyền lực của Quốc Hội, xuất phát từ quyền tự nhiên của con người là quyền tự bảo vệ, một người là thủ phạm nhưng có thể có hàng chục người bị tình nghi và bị tình nghi chưa hẳn là có tội. Do vậy, luật cần bảo đảm quyền này cho những người bị tình nghi, khi bản thân họ thấy chưa có đủ điều kiện về nhiều mặt như kiến thức pháp luật, thể chất và tinh thần.


Quyền im lặng: văn minh và tôn trọng nhân quyền


Trong khi nền pháp luật tại các nước tiên tiến đều đã thực hiện thì tại Việt Nam vẫn bảo thủ, chưa có quyền Im lặng.


Tại phiên thảo luận hôm qua (27/5) về dự án Luật tố tụng hình sự (sửa đổi), nhiều đại biểu quốc hội đã tranh luận về các điều 41, 42 và 43 của dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép người bị tạm giam, bị can, bị cáo... có quyền im lặng, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội, nó đã vấp phải các ý kiến phản đối kịch liệt từ các tướng công an.


Theo Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an Thanh Hóa"Quyền im lặng là rất vô nghĩa, nhất là nước ta trong giai đoạn hiện nay khi trình độ dân trí, nhận thức như thế. Nếu quy định quyền im lặng là không phù hợp, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng, tính nghiêm minh pháp luật không cao".


Sở dĩ các tướng công an đưa ra phản đối kịch liệt vì các điều tra viên lâu nay đã quen sử dụng những "biện pháp nghiệp vụ" đối với các nghi can. Biện pháp nghiệp vụ này dẫn đến nhiều vụ"tự tử" bí hiểm trong trại tạm giam, hay điển hình là cái chết như anh Ngô Thanh Kiều. Qua phương pháp lấy cung đó mà nạn nhân còn sống thì sẽ có thêm vụ oan sai như ông Nguyễn Thanh Chấn. Thực tế xã hội này vẫn còn bao nhiêu uẩn khúc của các vụ án nữa mà chúng ta có thể chưa hề được biết đến...


Việc chấp thuận ban hành quyền im lặng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các điều tra viên khi không thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ. Biện pháp nghiệp vụ này đã được những bức ảnh về cái chết của anh Ngô Thanh Kiều đã tố giác: những vết thương trên đỉnh đầu do gậy cao su, gây tụ máu bán cầu não, tử vong do chấn thương sọ não.


Những biện pháp nghiệp vụ nhằm lấy cung của ngành điều tra dưới sự lãnh đạo của CS đã vi hiến nghiêm trọng. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được thừa nhận trong Điều 31 Hiến pháp 2013, được quy định trong chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là một nguyên tắc tiến bộ, thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, tôn trọng quyền con người, đảm bảo quyền được đối xử công bằng đối với nghi phạm.


Theo quyền này, các điều tra viên không được dùng nhục hình đối với nghi phạm để đảm bảo quyền công dân cho họ. Ngày 28/11/2014, Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn con người như một lời khẳng định việc tôn trọng nhân quyền, cam kết không dùng nhục hình. Cùng với nguyên tắc suy đoán vô tội,


Quyền im lặng nên và phải được thông qua. Khi đó, những điều tra viên cần phải nỗ lực nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đưa vụ việc ra ánh sáng mà không phải dùng đến các biện pháp tra tấn để lấy cung.



Nền pháp luật Việt Nam dưới chế độ cai trị của chế độ nếu không có Quyền im lặng, sẽ lại có nhiều cái chết bất ngờ sau vụ anh Ngô Thanh Kiều. Như vụ việc em Tu Ngọc Thạch, 15 tuổi, bị công an đánh chết, luật sư Võ An Đôn cũng là người can đảm nhận lời bào chữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét