Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân sẽ bị trừng phạt từ ngày 1/1/2018


Nóng: Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân sẽ bị trừng phạt từ ngày 1/1/2018

Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, November 5, 2017 | 5.11.17



Nếu bạn sử dụng teen vào mục đích khiêu dâm, gây rối phiên họp, cản trở biểu tình, lãng phí tài sản nhà nước... sẽ phạm tội hình sự.



Công an cản trở người dân biểu tình phản đối vụ cá biển ở miền Trung chết hàng loạt do nghi bị ô nhiễm. REUTERS/Kham

Bộ luật Hình sự 2015 áp dụng từ ngày 1/1/2018 có 426 điều, nhiều hơn Bộ luật Hình sự 1999 tới 82 điều. Trong số này có 34 tội danh mới.


Điều 415: Chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ


Người nào chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan, chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của hai tử sĩ trở lên bị phạt tù từ hai đến bảy năm.


Điều 391: Gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp


Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của thẩm phán, hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.


Nếu hành vi phạm dẫn đến phải dừng phiên tòa, họp hoặc hành hung thẩm phán, hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác bị phạt tù từ một đến ba năm.


Điều 147: Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm


Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


Trường hợp phạm tội có tổ chức, đối với hai người trở lên, gây rối loạn thâm thần và hành vi của nạn nhân, làm nạn nhân tự sát…, mức phạt có thể lên tới 7-12 năm.


Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.


Điều 167: Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân


Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


Mức phạt cao nhất năm năm tù áp dụng cho tội phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…


Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm.


Điều 219: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí


Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một đến năm năm.


Nếu gây thiệt hại về tài sản một tỷ đồng trở lên, người vi phạm bị phạt tù từ 10 đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Điều 223: Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng


Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn miễn, giảm, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một đến năm năm.


Mức án cao nhất của tội này là 20 năm tù khi người phạm tội gây thất thoát tiền thuế từ một tỷ đồng trở lên. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Điều 291: Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng


Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.


Khung hình phạt cao nhất dành cho người phạm tội là 2-7 năm tù, phạt tiền 200-500 triệu đồng.


Tình tiết tăng nặng với khung hình phạt này là: thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên; thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.


Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Điều 336: Đăng ký hộ tịch trái pháp luật


Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn mà thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.


Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho hai người trở lên, giấy tờ về hộ tịch đã được cấp, đăng ký trái luật được sử dụng để thực hiện hành vi trái luật... thì bị phạt tù tới hai năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.


Điều 393: Ra mệnh lệnh trái pháp luật


Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.


Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, có thể bị phạt tù 7-15 năm.


Điều 294: Cố ý gây nhiễu có hại


Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.


Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức, gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên, tái phạm nguy hiểm bị phạt tù đến năm năm.

*Tựa đề gốc: 34 loại tội phạm mới sẽ bị trừng phạt từ ngày 1/1/2018


>> 20 tội tiếp theo


Bảo Hà


(Vnexpress)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét