Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Trung - Việt: đảng gắn, dân tách


VNTB - Trung - Việt: đảng gắn, dân tách1
Anh Văn, biển đông, ĐCSVN, news, politics, VNTB
21.11.17

Anh Văn (VNTB) Hai bên, tiếp tục gieo rắc tinh thần đồng cảm và tình anh em, liên tục trao đổi quan điểm sâu sắc về quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.





Đối với hầu hết các học giả bị ám ảnh bởi các học thuyết hiện thực, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì mối quan hệ tin cậy lẫn nhau về mặt lịch sử và những mối quan địa chính trị. Thậm chí nhà ngoại giao kỳ cựu Hoa Kỳ Henry Kissinger lập luận rằng “với sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, cuộc tranh chấp vốn có giữa hai quốc gia cộng sản đã bùng nổ, dẫn đến thắng lợi về địa chính trị đối với hệ tư tưởng.”


“Với điều này, Bắc Kinh có nghĩa vụ phải đối mặt với cơn ác mộng chiến lược ở biên giới phía Nam”. Một phần đúng, nhưng nó không phải là toàn bộ bức tranh về mối quan hệ Trung-Việt trong những thập niên vừa qua.


Hai quốc gia này, mặc dù có những tranh chấp về lãnh thổ, thì vẫn có thể duy trì được các mối quan hệ kinh tế ngày càng phát triển và các mối quan hệ chính trị ổn định bởi hiện diện một mối liên hệ mạnh mẽ và có phần đoàn kết giữa hai đảng cầm quyền. Chính vì vậy, trong thời gian từ ngày 10 đến ngày 13-11, Chủ tịch Trung Quốc, cũng là Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam - nơi ông gặp tất cả các quan chức cao cấp nhất của Hà Nội.


Hai bên, tiếp tục gieo rắc tinh thần đồng cảm và tình anh em, liên tục trao đổi quan điểm sâu sắc về quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.


Trên thực tế, cần lưu ý rằng Trung Quốc có 3 kênh ngoại giao với nước ngoài. Thứ nhất, ngoại giao giữa chính phủ và chính phủ có ý nghĩa pháp lý. Thứ hai, là kênh dựa trên mối quan hệ kinh tế, văn hoá, lấy người dân làm nền tảng của ngoại giao. Thứ ba, Trung Quốc quan tâm sâu sắc đến các đảng cầm quyền của nước ngoài. Là một nhà nước cộng sản, Trung Quốc rõ ràng cam kết có các cuộc đối thoại với các đảng cầm quyền của các quốc gia cộng sản khác, chẳng hạn như Cuba, Việt Nam, Lào và Triều Tiên.


Xét về điều này, Tập Cận Bình nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam của ông sẽ củng cố tình hữu nghị lâu dài, tăng cường hợp tác và vạch tương lai tươi sáng trong mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gắn bó với con đường chủ nghĩa xã hội, củng cố tình đoàn kết và hợp tác.


Và chính từ lý do này đã định hình cho cái gọi là sẵn sàng hợp tác với Hà Nội để tìm kiếm 1 chính sách ổn định, lâu dài theo 4 tốt và 16 chữ vàng.


Có vẻ một loạt sự đồng thuận quan trọng giữa hai đảng đã được chuyển đổi thành kết quả thực tiễn. Về kinh tế và thương mại, Trung Quốc đã mời Việt Nam tham gia “Sáng kiến về 1 con đường và 1 vành đai” - là một phần cốt lõi của chiến lược phát triển Trung Quốc trong thập kỷ tới, bao gồm khu kinh tế biên giới và một số dự án trọng điểm khác. Trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la Mỹ từ Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam, Bắc Kinh dành hơn 10 tỷ đô la cho hơn 500 dự án như cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hoá và du lịch tại Việt Nam.


Cũng với chuyến thăm của ông Tập đến Hà Nội, hai bên đã ký kết một loạt các hiệp định và nghị định liên quan đến nông nghiệp, công nghiệp, hàng không, năng lượng tái tạo, quản lý tài chính, an ninh song phương và kiểm soát biên giới.


Tương tự, trong các vấn đề mang tính chất truyền bá quyền lực mềm, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã tham dự lễ ra mắt Cung Hữu nghị Việt - Trung, được xây dựng với sự trợ giúp của Trung Quốc.


Cung này sẽ là địa điểm tổ chức các sự kiện chính trị, xã hội và văn hoá, tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc.



Biển đảo là vấn đề gây chia rẽ hai đảng, nhưng người dân Việt mới là chủ thể phản ánh mạnh nhất

Tuy nhiên, dường như mối quan hệ 2 đảng chưa bao giờ là một sự gắn kết tuyệt đối, bởi nó bị ảnh hưởng ít nhiều từ dư luận xã hội hai nước, trong đó có Việt Nam.


Nhiều người Việt cảm thấy dễ tha thứ cho người Mỹ hơn người Trung Quốc, mặc dù hàng triệu người chết vì cuộc chiến tranh Việt Nam - đôi khi được gọi là Chiến tranh Đông Dương (1955 - 1975). Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy rằng Hoa Kỳ là quốc gia được ưa thích nhất của người Việt Nam, trong khi Trung Quốc thì nhận được ít thiện cảm hơn. Năm ngoái, một cuộc điều tra của Pew cho thấy 84% người Việt Nam xem Hoa Kỳ là tốt, tăng từ 76% năm 2014; trong khi đó, con số này với Trung Quốc giảm từ 16% xuống còn 10%. Trong một cuộc khảo sát năm 2014, 77% người Việt Nam nhìn nhận Nhật Bản là tích cực và 67% nhìn thấy Ấn Độ thân thiện. Các cuộc thăm dò của Pew cũng cho thấy gần như tất cả người dân Việt Nam - 95% - ủng hộ chủ nghĩa tư bản.

Trước đó, không có quốc gia nào được hỏi ý kiến vượt quá 90%, ngay cả Hoa Kỳ.


Rõ ràng, nhiều người Việt Nam nhìn thấy mối đe dọa từ Hoa Kỳ trong quá khứ, và rất vui khi rời bỏ nó. Nhưng họ nhận thấy mối đe dọa từ Trung Quốc ở đây và bây giờ. Những ký ức về cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979 vẫn còn nán lại - cũng như những ký ức về sự chiếm giữ của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Việt Nam tuyên bố là lãnh thổ thiêng liêng của mình.


Do đó, liệu 1 ngày, ĐCSVN sẽ tách và đối lập hoàn toàn với dư luận xã hội, điều đó có thể xảy ra, bởi dường như lợi ích và góc nhìn hai bên đang dần chệch hướng.


Tổng hợp từ:


http://moderndiplomacy.eu/index.php?option=com_k2&view=item&id=3252:beyond-the-normal-diplomacy-between-china-and-vietnam&Itemid=135


http://www.scmp.com/week-asia/opinion/article/2120438/how-can-communist-vietnam-be-friendlier-us-china

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét