Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017
Từ một sự cố của nữ sinh người Pháp trong quán phô-tô Việt.
VNTB - Từ một sự cố của nữ sinh người Pháp trong quán phô-tô Việt.
Reply
bản quyền, forums, Kiều Phong, news, VNTB
12.11.17
Kiều Phong (VNTB) Anh nhân viên mới của quán là một người có trách nhiệm, dám làm dám chịu.
Cô Foxton Eloïse-India, một du học sinh trẻ người Pháp sang Việt Nam, cầm USB đi vào một quán photocopy đối diện đại học Khoa học Tự nhiên nằm trong làng đại học quốc gia TP.HCM để in tài liệu. Vừa đút USB vào máy tính của quán phô-tô để in , phút chốc cô chẳng thấy tệp nào trong USB nữa cả. Virus phá hoại nằm sẵn trong máy tính để bàn của quán phô-tô đã “phong tỏa” chiếc USB của cô. Chiếc USB đó chứa 50 GB dữ liệu của cô du học sinh người Pháp. Một nam nhân viên của quán đưa chiếc USB đó sang cửa hàng sửa máy tính xem có chữa được không, gặp phải anh thợ sửa máy tính nghiệp dư, cũng lắc đầu. Nam nhân viên đó gọi bạn đến, bảo cô đợi. Cô thấy lâu quá, ngòi khóc òa. Giữa lúc đó, người bạn kia đến quán , nghe giải thích tình hình và quyết định đưa chiếc USB và dắt người chủ đến trung tâm máy tính thuộc đại học quốc gia TP.HCM.
Cô Foxton Eloïse-India đến từ một quốc gia văn minh, ở đó các tiệm photocopy sử dụng máy tính đời mới, máy nào cũng có bản quyền hệ điều hành và phần mềm diệt virus. Nếu có chuyện gì với dữ liệu của khách thì chủ quán phải chịu trách nhiệm. Cô gái đến từ nước Pháp mà chúng ta đang kể sử dụng laptop Macbook của hãng Apple, người dùng máy này chẳng bao giờ lo lắng về virus nên có khi chẳng hiểu virus nghĩa là gì. Cho nên, ở Pháp, đi đến quán phô-tô gần như chẳng bao giờ khách gặp sự cố mất dữ liệu. Những sự cố hiếm bao giờ xảy ra ở nước ngoài thì xảy ra ở Việt Nam.
Sang nước chúng ta, cô sinh viên 19 tuổi tưởng là chẳng khác Pháp quốc của cô là mấy, đút USB vào máy tính đầy virus mà không hề hay biết, phút chốc toàn bộ dữ liệu bị virus mã hóa, may mà virus loại thường..
Người chủ quán phô-tô được báo tin là có sự cố thì lắc đầu như những lần khác, chối bỏ trách nhiệm, kiểu như măc-kê-nô (mặc kệ nó). Từ thời mở quán phô-tô đến giờ, hẳn là ông đã gặp nhiều khách than phiền USB đưa vào quán là bị hỏng, có những sinh viên vì thế mà muộn nộp đồ án và đã khóc ngay trong quán. Tình cảnh này xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, tại sao quán phô-tô vẫn không sửa máy tính của mình, không cài phần mềm để diệt hết virus đi, kẻo những nữ sinh viên vào quán vừa không in được vừa hỏng mất USB thì khóc nữa? Chủ quán cũng biết như thế, nhưng lại vì hiệu suất kinh tế, muốn phô-tô cho nhanh lấy tiền cho nhanh xong chuyện, nên không bao giờ thay đổi. Sống trong một xã hội “lầy lội” như xã hội Việt Nam, người ta không áy náy cho trách nhiệm của mình, trong những vụ việc do mình đứng chủ và gây ra. Anh nhân viên mới của quán là một người có trách nhiệm, dám làm dám chịu. Thấy sự cố, anh đưa chiếc USB tội nghiệp sang tiệm sửa không được, liền nhờ người chở cô người Pháp đến nơi cứu hộ máy tính như Thế giới di động hay Nguyễn Kim cũng không nhờ được ai. Từ lâu, nam nhân viên quán đề xuất thay lại máy tính cũ, kêu chủ mua bản quyền hệ điều hành cho máy tính, bảo vệ dữ liệu cho khách, nhưng chủ không chịu. Gặp sự cố lần này, khi chủ đã thoái thác trách nhiệm, nhưng nhân viên này chưa chịu bỏ cuộc, anh gọi một người bạn thân có hiểu biết về IT đến khắc phục sự cố. Người này đến, lại dẫn cô người Pháp và chiếc USB đến nhân viên kỹ thuật của đại học quốc gia TP.HCM. Đội kỹ thuật vui vẻ nhận lời chữa chiếc USB này mà không lấy tiền, miệt mài khôi phục 50 GB dữ liệu từ lúc mười hai trưa đến lúc năm giờ chiều. Cô Foxton Eloïse-India cám ơn rối rít. Người ta hỏi vừa hỏi cô gái Pháp vừa chọc:
- Lần sau chị có ra quán phô-tô ở Việt Nam nữa không?
Cô gái la lên quả quyết:
- Không, không bao giờ. (No , no never!)
Cô gái Pháp thuộc loại may mắn, do yếu tố nước ngoài. Những cô sinh viên khác mất dữ liệu đành khóc, chủ quán phô-tô thấy người trong nước dễ bắt nạt, ít khi nào đưa đi sửa USB cho khách vì không bị quy trách nhiệmSau sự cố này, chắc chắn vẫn sẽ còn những trường hợp, không Tây thì ta, đưa USB vào trong quán phô-tô in rồi bị hỏng cả USB mà tài liệu cũng mất. Có bao nhiêu người trong số đó khôi phục lại được tài liệu một cách may mắn như cô Foxton? Câu hỏi này nên thay bằng câu hỏi, liệu các chủ quán photocopy ở Việt Nam có bỏ lối suy nghĩ manh mún để tiến tới văn minh hay không. Chỉ cần muốn thay đổi thì sẽ thay đổi được, có điều người ta ngại thay đổi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét