Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Cái miệng làm khổ cái thân hay là ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam.


VNTB - Cái miệng làm khổ cái thân hay là ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam.
Reply
forums, Kiều Phong, news, ngành công nghiệp o-tô, VNTB
18.11.17

Kiều Phong (VNTB) Mới đây, Thái Lan mua được bản thiết kế một xe Mercedes của Đức có tuổi thọ cả trăm năm, cả nước Thái mừng rỡ. Họ không dấu dốt, âm thầm bền bỉ đi học hỏi các nước tiên tiến. Trong khi đó, Việt Nam miền bắc có một ngành công nghiệp ô-tô non trẻ, thậm chí một tập đoàn chẳng làm ô-tô bao giờ xem thiên hạ là con nít dễ bị lừa, đi “chém gió” khắp nơi là sản xuất được xe “siêu xe”.





Bạn đọc có thể đang nghĩ đến Vinfast - thương hiệu bỗng đâu xuất hiện ở Việt Nam, với những lời quảng cáo tận lên mây. Anh Phạm Nhật Vượng và tập đoàn Vincom khoe rằng nội địa hóa gần hết cả cái xe. Hãng sản xuất Trường Hải ( Truong Hai Auto- quen gọi là THACO) có nhiều năm kinh nghiệm, còn chưa dám khoe như thế.


Nhân đây kể chuyện mánh khóe làm ăn của các hãng kinh doanh ô-tô Việt Nam ( không nhất thiết chỉ đích danh hãng nào). Đa số các hãng Việt không thể tự sản xuất được dù là một mẫu xe đơn giản từ A đến Z, dù là những chi tiết cơ bản nhất. Họ làm giàu là nhờ gặp thời. Trong khi châu Âu đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Êu-rô 4 thì Việt Nam vẫn còn chỉ áp dụng tiêu chuẩn khí thải Êu-rô 2, công ty Việt mình chỉ cần nhập về. Những xe không đạt tiêu chuẩn Êu-rô 4 nằm chất đống trong các bãi ở Đức, công ty Việt xin nhập về , được cho không miễn phí ( do có công dọn rác cho nước người). Đưa được xe chất bãi của nước ngoài về rồi, Việt Nam đánh bóng lại tí xíu rồi lại bán với giá cao, thu lãi kếch sù.


Nhưng những chiếc xe bãi ở châu Âu là những chiếc chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Nếu công ty Việt sang Đức lắp ráp tại chỗ thì theo luật pháp Đức, công ty Việt phải lắp ráp hoàn chỉnh, bao gồm đầy đủ 12 túi khí, không được sót túi khí nào. Công ty Việt thấy thế ngại, xin đem về nước trước rồi mới lắp ráp sau. Đưa được “chiến lợi phẩm” về Việt Nam rồi, công ty Việt lợi dụng sự lỏng lẻo của luật pháp Việt, không lắp đủ 12 túi khí, vì mỗi túi khí có giá cả trăm triệu. Do đó, ta thấy ở Việt Nam có những vụ tai nạn mà chiếc xe ô-tô gãy đôi rồi mà túi khí vẫn chưa bung ra, đó là do công ty Việt ăn bớt túi khí, không lắp đầy đủ số túi khí cho khách hàng. Tội ác giết người quy cho tài xế ẩu, do đường hẹp, đường xấu hay là do công ty kinh doanh ăn bớt chi tiết của chiếc ô-tô ?


Về kỹ thuật, những hãng cỡ nhất nước như Trường Hải cũng chưa thể tự sản xuất được động cơ. Lý do lại rất cơ bản, ngành luyện kim của Việt Nam chưa làm được cái máy động cơ, thì làm sao mà có tiền đề để một hãng ô-tô nội địa có thể tự sản xuất được động cơ? Một động cơ mà muốn được thiết kế mới thì ở đại gia ô-tô ở Đức người ta chuẩn bị đến …20 năm, thì một anh Vinfast “trẻ trâu” mới vào nghề mà tuyên bố tự sản xuất được chiếc xe thì quá nực cười.


Những hãng có thâm niên lâu năm mà còn bê bối và tàng tàng như thế, thì một anh tay ngang không rõ lai lịch mà tuyên bố sản xuất được chiếc xe xịn như Vincom khó mà ai tin cho được. Chưa dừng lại ở đó, họ lại đưa cái tên “Việt Nam” ra như kiểu lòng yêu nước trị giá từng đó tiền. Chém gió nhiều quá, cái miệng làm khổ cái thân, từ nay về sau khó mà bán được cái nào.


Người biết chuyện cảm thấy danh dự của một nền công nghiệp ô-tô bị xúc phạm, mà nhân phẩm quốc gia cũng dường như đang bị xúc phạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét