Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Biệt phủ của Chi cục trưởng Kiểm lâm: Bị lập biên bản vi phạm hành lang rồi... "để đấy"?


Biệt phủ của Chi cục trưởng Kiểm lâm: Bị lập biên bản vi phạm hành lang rồi... "để đấy"?

Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, November 5, 2017 | 5.11.17







Một góc căn nhà gỗ của ông Trung. Ảnh: Chuyên trang Pháp luật&Dân sinh/báo điện tử Pháp luật và xã hội Ông Khổng Trung (Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị) nói gì trước thông tin nhà gỗ của gia đình từng bị lập biên bản vi phạm hành lang an toàn giao thông?


Thông tin khá bất ngờ xung quanh căn nhà hoành tráng làm bằng gỗ quý của ông Khổng Trung (Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị) được chuyên trang Pháp luật&Dân sinh, thuộc báo điện tử Pháp luật và xã hội đăng tải, đó là việc “biệt phủ” này từng bị lập biên bản vì vi phạm hành lang an toàn giao thông. Cụ thể, nguồn trên đăng tải hình ảnh biên bản vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ ghi ngày 22/09/2015. Với sự có mặt của đại diện UBND xã Hải Ba (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), đại diện Công ty QL&XD giao thông Quảng Trị lập biên bản này. Biên bản ghi rõ, yêu cầu ông Khổng Trung “phải di dời, dỡ bỏ phần diện tích vi phạm, khôi phục và hoàn trả lại mặt bằng hành lang đường bộ tuyến ĐT 583 trước ngày 27/9/2015”. Nếu quá thời hạn mà ông Trung không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.






Cũng theo chuyên trang Pháp luật&Dân sinh của báo điện tử Pháp luật và xã hội, phía ông Trung không ký vào biên bản trên và 3 năm nay việc xử lý vi phạm vẫn… để đấy. “Họ lập biên biên xử lý vi phạm như vậy là không đúng, Nhà nước cấp sổ đỏ cho tôi thì tôi vi phạm cái gì, đất nhà tôi tôi làm, có lấn chiếm gì đâu mà bảo tôi vi phạm. Là đơn vị quản lý đường bộ, xí nghiệp mà đi lập biên bản xử lý là không đúng, chỉ có đơn vị Nhà nước mới được lập biên bản vi phạm hành chính”, ông Trung lý giải với chuyên trang Pháp luật&Dân sinh của báo điện tử Pháp luật và xã hội về biên bản xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ với căn nhà gỗ của mình. Ông Nguyễn Đức Hà (Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Trị) cho hay, việc xử lý vi phạm chưa được tiến hành là do “còn nhiều khúc mắc”. Giới chức địa phương sẽ họp và có hướng xử lý. Báo Đất Việt cho hay, phía UBND tỉnh Quảng Trị đang yêu cầu ông Trung có báo cáo giải trình về căn nhà gỗ và giao Phó Chủ tịch Hà Sỹ Đồng kiểm tra. “Cần phải kiểm tra xem gỗ nhập có đúng thủ tục và có giấy tờ hay không và có làm việc với ông Trung để xem tình hình thế nào”, ông Sỹ Đồng nói.






Nguồn trên dẫn lời ông Lê Văn Quý (nguyên phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị) cho biết, ông Khổng Trung có năng lực ở mọi lĩnh vực, trong chuyện nhà cửa ông khá kín kẽ. Ông Khổng Trung được giới chức xã Hải Ba đánh giá là người ăn vận giản dị, có tâm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Như đã thông tin, căn nhà gỗ của ông Khổng Trung xây dựng trên diện tích khoảng 2000 mét vuông ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng. Theo thông tin mà ông Trung chia sẻ với báo giới trong nước thì nhà được làm từ nhiều gỗ quý, hoàn thành trong khoảng thời gian từ đầu năm 2015 đến đầu nam 2016. Chi phí làm được ông Trung tiết lộ là hơn 2 tỷ đồng ở thời điểm đó. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị Khổng Trung khẳng định nhà gỗ của ông có đầy đủ giấy tờ. nguồn: (Tổng hợp) http://soha.vn/biet-phu-cua-chi-cuc-truong-kiem-lam-bi-lap-bien-ban-vi-pham-hanh-lang-roi-de-day-20170919143044371.htm


Hoa mắt trước biệt phủ rộng thênh thang bằng gỗ quý của ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị




Khu nhà gỗ của gia đình ông Khổng Trung, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị được xem là ngôi nhà làm bằng gỗ quý lớn nhất ở tỉnh nghèo này.


Biệt thự gỗ bề thế “sừng sững” giữa vùng quê nghèo khó


Bất cứ ai đi ngang tỉnh lộ 584 cũng phải trầm trồ với độ hoành tráng của căn biệt thự gỗ nằm sát mặt đường. Khu nhà bằng gỗ quý này của vợ chồng ông Khổng Trung – Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh tỉnh Quảng Trị (CCKL Quảng Trị). Tư gia bề thế thuộc địa phận xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng Trị – một vùng quê thuần nông, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.






Ngôi “biệt phủ” được thiết kế toàn là cột gỗ cỡ lớn, với hơn 32 cột gỗĐược biết, diện tích xây dựng khu nhà của ông Trung khoảng 2000m2 đất, được xây và hoàn thành trong vòng 12 tháng. Vợ chồng vị Chi cục trưởng CCKL Quảng Trị chọn nơi đây để đặt căn biệt thự vì xã Hải Ba là quê hương của ông Trung .


Theo người dân nơi đây, tư gia bằng gỗ của ông Khổng Trung là ngôi nhà gỗ lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Cánh cổng toàn bằng gỗ quý đồ sộ trước mắt, nhưng khung cảnh bên trong mới thật sự khiến người ta choáng ngợp.






Ngôi nhà được làm hầu hết bằng gỗ quý như lim, gõ v.v. với số lượng gần 80 khối gỗ.“Tôi có tiền thì tôi làm, pháp luật đâu cấm”


Nói về ngôi nhà bằng gỗ quý, ông Khổng Trung cho hay: “Căn nhà bằng gỗ này được xây đầu năm 2015 đến đầu năm 2016 thì xong. Ngôi nhà tiêu tốn khoảng 80 khối gỗ, 32 cây cột gỗ thuộc nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, chua, trường… Chỉ riêng 32 cột gỗ đã hơn 300 triệu đồng, giá tại thời điểm hiện tại 32 cái cột này cũng hơn 1 tỷ, số tiền mà tôi bỏ ra để xây ngôi nhà này lúc đó khoảng hơn 2 tỷ đồng.”






Khi chúng tôi hỏi nguồn gỗ làm nhà, ông Khổng Trung tỏ ra rất khó chịu. Ông nói: “Đúng là có dư luận không tốt, nhưng ai bảo tôi làm nhà bằng gỗ lậu, ai bảo tôi không được phép làm nhà to, nhà gỗ? Tôi có tiền thì tôi làm, pháp luật đâu cấm. Còn họ có nói nhà to, nhà của Chi cục trưởng kiểm lâm gỗ đâu ra nhiều thế, chắc ăn hối lộ? Thì nhà gỗ tôi có giấy tờ đầy đủ, tôi không dại đâu. Còn tiền đâu mà nhiều thế, gỗ đâu nhiều thế tôi nói hết cho các anh nghe. Mà đúng, bây giờ có tiền cũng không làm được như tôi, gỗ đâu mà làm, cửa rừng cũng đã đóng.”






Trả lời về số gỗ “khủng” để làm nhà, ông Trung trình bày: “Tôi có ý nghĩ xây ngôi nhà này từ lâu nên đã tích số gỗ cả mấy năm trời. 80 khối gỗ có được là từ việc mua đấu giá gỗ tịch thu của kiểm lâm, bạn bè cho cũng có, còn lại mua ở các cơ sở trên địa bàn tỉnh”.


Còn kinh phí xây dựng, ông Trung cho biết: Hiện tại ông sở hữu hơn 30 ha rừng, 1 cây xăng và 1 phòng khám tại xã Hải Ba, kinh doanh nhiều năm mới có số tiền trên để làm nhà, lương hằng tháng cũng không thể xây được ngôi nhà như vậy.


Vậy, tiền lương của ông Trung tích góp bao nhiêu năm để có được 30 ha rừng, 1 cây xăng và 1 phòng khám?



Nhà thủy tạ cạnh hồ dùng để thưởng trà, ngắm cảnh

Một căn biệt thự gỗ của Chi cục trưởng CCKL Quảng Trị sừng sững mọc lên giữa vùng quê nghèo khó. Lời giải đáp của gia chủ về nguồn gốc số gỗ “khủng” và kinh phí xây dựng khu nhà vẫn chưa thật rõ ràng. Liệu căn biệt phủ này xây dựng có vi phạm hay không? Pháp luật & Dân sinh sẽ tiếp tục thông tin.


Theo Thúy Hồng – Nguyễn Phương – Thiên Lâm/ PL&DS


(Bí Ẩn Bốn Phương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét