THÔI CHẾT! HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN VH - NT TRUNG ƯƠNG LÊN TIẾNG RỒI !
Tranh luận về Từ điển của GS. Nguyễn Lân:
Không nên phủ nhận sạch trơn và miệt thị tác giả
Thanh Hằng thực hiện
Báo Công an Nhân dân
15:38 11/09/2017
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công (NXB Hội Nhà văn) đang gây tranh cãi, mặc dù theo nhà ngôn ngữ học Hồ Hải Thụy thì “nội dung tác phẩm mới này không có gì mới”.
Đáng buồn là nhiều ý kiến lại tin rằng việc Hoàng Tuấn Công “bắt lỗi” GS. Nguyễn Lân là chính xác, dẫn đến miệt thị, xúc phạm GS. Nguyễn Lân, thậm chí đề nghị thu hồi Từ điển của ông.
Trong khi đó, một số chuyên gia ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều sai sót của Hoàng Tuấn Công khi đã “bắt lỗi” nhầm và Từ điển Nguyễn Lân dù có sai sót, nhưng không đến mức như Hoàng Tuấn Công phê. Xung quanh câu chuyện này có nhiều vấn đề, vì thế, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TSKH. Phan Đình Tân – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương.
+ Ông nghĩ sao trước những ý kiến trái chiều về 2 cuốn sách – có thể coi là một vấn đề khá nóng trong đời sống ngôn ngữ hôm nay?
TSKH. Phan Đình Tân: Nói về cuốn Từ điển của GS. Nguyễn Lân, trước hết cần phải xem xuất phát điểm của nó, để thấy trong bối cảnh đó đạt được như thế là đáng trân trọng. Phê phán thì dễ nhưng làm được rất khó. Để tập hợp thành cuốn Từ điển như vậy là cả trí tuệ, công sức, tâm huyết và trách nhiệm với xã hội, nhằm góp phần chuẩn mực ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cái đó phải được đánh giá cao.
Thời gian gần đây trên báo chí, một số diễn đàn xã hội có những lời phê phán cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân, làm cho nhiều độc giả rất lúng túng không biết đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí có người cho rằng, có khi phê phán người khác là cách để đề cao mình chăng? Đây là công trình văn hóa nên chúng ta phải ứng xử có văn hóa. Phê bình ai thì phải đặt mình vào vị trí của người đó, để người ta tiếp thu được, chứ không phải là đẩy họ vào mức đối kháng, bất chấp và phủ nhận sạch trơn. Trong khoa học cần tri thức để có bản lĩnh nhưng không nên bảo thủ. Thái độ phê bình một công trình văn hóa mà mang tính miệt thị, thiếu tôn trọng tác giả là không nên.
Cuốn Từ điển của Nguyễn Lân có những đóng góp nhất định không thể phủ nhận. Nhưng đóng góp như thế nào cũng cần phải đánh giá khách quan. Vào thời điểm trước có thể nó rất tốt, nhưng ngôn ngữ luôn mang tính vận động, biến đổi, nên cần điều chỉnh, bổ sung. Cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học ra đời chỉ 10 năm đã phải bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, sửa 2.903 định nghĩa, thay hoặc chữa 387; Hiến pháp, Luật, Nghị định... các văn bản pháp quy theo thời gian đều phải bổ sung, chỉnh sửa. Làm gì có tuyệt đối.
Từ điển phải được nhiều người tham gia mới tránh được góc nhìn chủ quan của cá nhân, còn chỉ một người làm thì phải được tham khảo nhiều nguồn tri thức mới đạt mức độ tương đối, vì không có gì tuyệt đối. Giá trị của cuốn sách phải được đặt trong hoàn cảnh ra đời, căn cứ vào nhiều nguồn thông tin. Việc góp ý đánh giá từ điển của GS. Nguyễn Lân là cần thiết, nhưng phải mang tính xây dựng, chỉ cho được cơ sở khoa học và tôn trọng tác giả, chứ không thể miệt thị với thái độ trịch thượng.
Phải đặt mình vào giai đoạn lịch sử, vào tâm thế, trình độ, nhận thức khi đó, rất khác với hôm nay trong thời hội nhập có thể tìm hiểu thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột. Đừng chủ quan khi đánh giá, càng không nên cực đoan, phủ nhận sạch trơn đóng góp của tác giả. Những ý kiến thiếu tính xây dựng có thể làm rối loạn xã hội khi người ta không biết đặt niềm tin vào đâu.
Thời gian gần đây trên báo chí, một số diễn đàn xã hội có những lời phê phán cuốn từ điển của GS. Nguyễn Lân, làm cho nhiều độc giả rất lúng túng không biết đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí có người cho rằng, có khi phê phán người khác là cách để đề cao mình chăng? Đây là công trình văn hóa nên chúng ta phải ứng xử có văn hóa. Phê bình ai thì phải đặt mình vào vị trí của người đó, để người ta tiếp thu được, chứ không phải là đẩy họ vào mức đối kháng, bất chấp và phủ nhận sạch trơn. Trong khoa học cần tri thức để có bản lĩnh nhưng không nên bảo thủ. Thái độ phê bình một công trình văn hóa mà mang tính miệt thị, thiếu tôn trọng tác giả là không nên.
Cuốn Từ điển của Nguyễn Lân có những đóng góp nhất định không thể phủ nhận. Nhưng đóng góp như thế nào cũng cần phải đánh giá khách quan. Vào thời điểm trước có thể nó rất tốt, nhưng ngôn ngữ luôn mang tính vận động, biến đổi, nên cần điều chỉnh, bổ sung. Cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học ra đời chỉ 10 năm đã phải bổ sung 1.670 từ hoặc nghĩa mới, loại bỏ 41 từ hoặc nghĩa cũ, sửa 2.903 định nghĩa, thay hoặc chữa 387; Hiến pháp, Luật, Nghị định... các văn bản pháp quy theo thời gian đều phải bổ sung, chỉnh sửa. Làm gì có tuyệt đối.
Từ điển phải được nhiều người tham gia mới tránh được góc nhìn chủ quan của cá nhân, còn chỉ một người làm thì phải được tham khảo nhiều nguồn tri thức mới đạt mức độ tương đối, vì không có gì tuyệt đối. Giá trị của cuốn sách phải được đặt trong hoàn cảnh ra đời, căn cứ vào nhiều nguồn thông tin. Việc góp ý đánh giá từ điển của GS. Nguyễn Lân là cần thiết, nhưng phải mang tính xây dựng, chỉ cho được cơ sở khoa học và tôn trọng tác giả, chứ không thể miệt thị với thái độ trịch thượng.
Phải đặt mình vào giai đoạn lịch sử, vào tâm thế, trình độ, nhận thức khi đó, rất khác với hôm nay trong thời hội nhập có thể tìm hiểu thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột. Đừng chủ quan khi đánh giá, càng không nên cực đoan, phủ nhận sạch trơn đóng góp của tác giả. Những ý kiến thiếu tính xây dựng có thể làm rối loạn xã hội khi người ta không biết đặt niềm tin vào đâu.
+ Điều đáng lưu ý về văn hóa tranh luận hiện nay – không riêng trong vụ này - nhiều người (kể cả những người được coi là có học thức) khi phê bình lại không chỉ phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia, mà còn dùng ngôn từ thiếu văn hóa, tấn công, xúc phạm người phản biện …
TSKH. Phan Đình Tân: Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh. Phê phán, góp ý phải mang tính xây dựng, có sức thuyết phục để người bị phê nghe được. Phải biết khách quan hóa chủ quan của mình, vì tình trạng “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” không phải là thái độ văn minh.
Một bên nói có, một bên cứ nói không, sẽ không bao giờ có hồi kết. Do đó Viện Ngôn ngữ học hoặc một đơn vị chức năng nào đó cần chủ trì để giải thích thỏa đáng. Không có điều gì tuyệt đối, mà chỉ là tương đối, Từ điển của GS. Nguyễn Lân cũng thế. Thế hệ sau có thể dựa trên cơ sở đó xây dựng một cuốn từ điển hoàn thiện hơn, cho hôm nay và mai sau. Còn đòi hỏi một cuốn từ điển đáp ứng tất cả mọi thời điểm lịch sử là không tưởng.
+ Hàng năm, Nhà nước cấp rất nhiều tiền cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam hoạt động. Nhưng khi xảy ra sự kiện nóng trong đời sống ngôn ngữ thì những nơi này đều “im hơi lặng tiếng” như … không liên quan. Ông có ý kiến gì về việc này?
TSKH. Phan Đình Tân: Trước hết cần hỏi vì sao có cuộc tranh luận về cuốn sách được trao Giải thưởng Nhà nước này? Hầu hết các cuộc tranh cãi đều xuất phát từ sự thiếu minh bạch thông tin. Lẽ ra các cơ quan thẩm định, đề xuất trao giải cho cuốn Từ điển này - nhất là Hội đồng xét giải thưởng Nhà nước -phải nêu rõ quan điểm về giá trị của cuốn sách để trao giải thưởng, giúp độc giả và các nhà nghiên cứu khác biết.
Đây là vấn đề trong đời sống ngôn ngữ nên trách nhiệm lên tiếng phải là Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam… Bởi báo chí chỉ có thể nêu lên, phản ánh hiện tượng, chứ không thể làm thay các nhà khoa học được.
Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cần có đánh giá nghiêm túc về từ điển của Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công, chỉ ra những cái được và chưa được một cách khách quan. Việc im lặng những ngày qua đang gây những bức xúc, thậm chí nhiều người cho rằng như vậy là các cơ quan chủ quản thiếu trách nhiệm, mà đúng ra họ phải có tiếng nói đầu tiên. Những ý kiến tranh luận trái chiều mà không có nơi “cầm cân nẩy mực” dễ dẫn đến những ứng xử vượt quá giới hạn về văn hóa.
+ Nhưng hiện Hội đồng xét Giải thưởng công trình của GS. Nguyễn Lân đã không còn?
TSKH. Phan Đình Tân: Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh. Phê phán, góp ý phải mang tính xây dựng, có sức thuyết phục để người bị phê nghe được. Phải biết khách quan hóa chủ quan của mình, vì tình trạng “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” không phải là thái độ văn minh.
Một bên nói có, một bên cứ nói không, sẽ không bao giờ có hồi kết. Do đó Viện Ngôn ngữ học hoặc một đơn vị chức năng nào đó cần chủ trì để giải thích thỏa đáng. Không có điều gì tuyệt đối, mà chỉ là tương đối, Từ điển của GS. Nguyễn Lân cũng thế. Thế hệ sau có thể dựa trên cơ sở đó xây dựng một cuốn từ điển hoàn thiện hơn, cho hôm nay và mai sau. Còn đòi hỏi một cuốn từ điển đáp ứng tất cả mọi thời điểm lịch sử là không tưởng.
+ Hàng năm, Nhà nước cấp rất nhiều tiền cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam hoạt động. Nhưng khi xảy ra sự kiện nóng trong đời sống ngôn ngữ thì những nơi này đều “im hơi lặng tiếng” như … không liên quan. Ông có ý kiến gì về việc này?
TSKH. Phan Đình Tân: Trước hết cần hỏi vì sao có cuộc tranh luận về cuốn sách được trao Giải thưởng Nhà nước này? Hầu hết các cuộc tranh cãi đều xuất phát từ sự thiếu minh bạch thông tin. Lẽ ra các cơ quan thẩm định, đề xuất trao giải cho cuốn Từ điển này - nhất là Hội đồng xét giải thưởng Nhà nước -phải nêu rõ quan điểm về giá trị của cuốn sách để trao giải thưởng, giúp độc giả và các nhà nghiên cứu khác biết.
Đây là vấn đề trong đời sống ngôn ngữ nên trách nhiệm lên tiếng phải là Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam… Bởi báo chí chỉ có thể nêu lên, phản ánh hiện tượng, chứ không thể làm thay các nhà khoa học được.
Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cần có đánh giá nghiêm túc về từ điển của Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công, chỉ ra những cái được và chưa được một cách khách quan. Việc im lặng những ngày qua đang gây những bức xúc, thậm chí nhiều người cho rằng như vậy là các cơ quan chủ quản thiếu trách nhiệm, mà đúng ra họ phải có tiếng nói đầu tiên. Những ý kiến tranh luận trái chiều mà không có nơi “cầm cân nẩy mực” dễ dẫn đến những ứng xử vượt quá giới hạn về văn hóa.
+ Nhưng hiện Hội đồng xét Giải thưởng công trình của GS. Nguyễn Lân đã không còn?
TSKH. Phan Đình Tân: Bản chất Nhà nước là sự kế thừa vì thế, dù Hội đồng cũ đã giải tán thì cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải tiếp tục những gì cần phải giải quyết. Các bộ, ngành vẫn phải giải quyết những tồn đọng từ nhiều đời lãnh đạo trước đó.
+ Những ý kiến về cuốn Từ điển Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công sẽ khó có hồi kết, khi soạn giả Hồ Thụy Hải cho biết “thành ngữ rất lỏng, như nước ấy, khó nắm bắt”, đặc biệt là khi không có giới chuyên môn làm “trọng tài”. Khi đó, việc mất niềm tin không chỉ dừng ở một cuốn sách. Theo ông, cần phải làm gì để sự kiện ngôn ngữ này có hướng ra?
TSKH. Phan Đình Tân: Các cơ quan báo chí tham gia diễn đàn này cần đặt vấn đề bằng văn bản với các cơ quan chức năng để họ có ý kiến. Nếu họ vẫn không lên tiếng, báo chí phải công khai để làm rõ trách nhiệm của họ, chứ không thể để cứ im lặng mãi. Hiện tượng xã hội này cần phải được làm rõ để không lặp lại, chứ cứ để “đánh bùn sang ao” thì xã hội rất khó phát triển, dễ tạo điều kiện cho sự mờ ám và nhất là cho những ứng xử vượt qua giới hạn khi bức xúc.
+ Năm nào cũng thấy kiểm điểm lĩnh vực LLPB yếu kém. Nhưng khi có tranh luận xã hội, cần những người chuyên môn lên tiếng thì họ lại im lặng, không hiểu do thiếu bản lĩnh hay thiếu tài năng? Một vị “chức sắc” trong giới ngôn ngữ cho rằng, sách của Hoàng Tuấn Công mắc nhiều sai sót, không phân biệt được các loại từ điển, giải thích thì sai về phương pháp luận... nhưng lên tiếng với người “tay ngang” thì không đáng. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
TSKH. Phan Đình Tân: Tôi cho rằng đó là quan điểm không đúng. Một người mà việc nhỏ không làm thì sao làm được việc lớn. Nhiều người cứ phấn đấu làm lãnh đạo, làm vĩ mô vì không biết làm… chuyên viên, hay làm vi mô. Có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo không biết viết một câu văn đúng chính tả, ngữ pháp, chưa nói đến thể thức văn bản... Chúng ta đang thiếu trầm trọng các chuyên gia thực sự, chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thể do giáo dục và đào tạo, cũng có thể do cơ chế hiện nay chưa quan tâm chăng? Còn nếu chuyên gia mà từ chối trách nhiệm là thúc đẩy xã hội đi đến những phản ứng xấu và tiêu cực.
+ Quan điểm của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương trước hiện tượng này?
TSKH. Phan Đình Tân: Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, chúng tôi đang nghiên cứu và khi thực sự cần thiết sẽ có ý kiến và báo cáo với cấp trên. Trước hết, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà nước cho Từ điển của Nguyễn Lân, các chuyên gia và cơ quan ngôn ngữ phải lên tiếng, tránh để tranh luận bị đẩy đi qúa xa, để những người có ý đồ xấu lợi dụng làm nhiễu loạn, dẫn đến những hậu quả khác, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự ổn định của đất nước./.
+ Cảm ơn ông đã trao đổi!
Thanh Hằng (thực hiện).
----------------------------------------
Cô Thanh Hằng (Báo Công an Nhân dân) không viết bài nữa! Cô đi phỏng vấn:
Lời bình của độc giả:
+ Những ý kiến về cuốn Từ điển Nguyễn Lân và sách của Hoàng Tuấn Công sẽ khó có hồi kết, khi soạn giả Hồ Thụy Hải cho biết “thành ngữ rất lỏng, như nước ấy, khó nắm bắt”, đặc biệt là khi không có giới chuyên môn làm “trọng tài”. Khi đó, việc mất niềm tin không chỉ dừng ở một cuốn sách. Theo ông, cần phải làm gì để sự kiện ngôn ngữ này có hướng ra?
TSKH. Phan Đình Tân: Các cơ quan báo chí tham gia diễn đàn này cần đặt vấn đề bằng văn bản với các cơ quan chức năng để họ có ý kiến. Nếu họ vẫn không lên tiếng, báo chí phải công khai để làm rõ trách nhiệm của họ, chứ không thể để cứ im lặng mãi. Hiện tượng xã hội này cần phải được làm rõ để không lặp lại, chứ cứ để “đánh bùn sang ao” thì xã hội rất khó phát triển, dễ tạo điều kiện cho sự mờ ám và nhất là cho những ứng xử vượt qua giới hạn khi bức xúc.
+ Năm nào cũng thấy kiểm điểm lĩnh vực LLPB yếu kém. Nhưng khi có tranh luận xã hội, cần những người chuyên môn lên tiếng thì họ lại im lặng, không hiểu do thiếu bản lĩnh hay thiếu tài năng? Một vị “chức sắc” trong giới ngôn ngữ cho rằng, sách của Hoàng Tuấn Công mắc nhiều sai sót, không phân biệt được các loại từ điển, giải thích thì sai về phương pháp luận... nhưng lên tiếng với người “tay ngang” thì không đáng. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
TSKH. Phan Đình Tân: Tôi cho rằng đó là quan điểm không đúng. Một người mà việc nhỏ không làm thì sao làm được việc lớn. Nhiều người cứ phấn đấu làm lãnh đạo, làm vĩ mô vì không biết làm… chuyên viên, hay làm vi mô. Có một bộ phận không nhỏ lãnh đạo không biết viết một câu văn đúng chính tả, ngữ pháp, chưa nói đến thể thức văn bản... Chúng ta đang thiếu trầm trọng các chuyên gia thực sự, chuyên sâu trong các lĩnh vực, có thể do giáo dục và đào tạo, cũng có thể do cơ chế hiện nay chưa quan tâm chăng? Còn nếu chuyên gia mà từ chối trách nhiệm là thúc đẩy xã hội đi đến những phản ứng xấu và tiêu cực.
+ Quan điểm của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương trước hiện tượng này?
TSKH. Phan Đình Tân: Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, chúng tôi đang nghiên cứu và khi thực sự cần thiết sẽ có ý kiến và báo cáo với cấp trên. Trước hết, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà nước cho Từ điển của Nguyễn Lân, các chuyên gia và cơ quan ngôn ngữ phải lên tiếng, tránh để tranh luận bị đẩy đi qúa xa, để những người có ý đồ xấu lợi dụng làm nhiễu loạn, dẫn đến những hậu quả khác, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự ổn định của đất nước./.
+ Cảm ơn ông đã trao đổi!
Thanh Hằng (thực hiện).
----------------------------------------
Cô Thanh Hằng (Báo Công an Nhân dân) không viết bài nữa! Cô đi phỏng vấn:
Lời bình của độc giả:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét