Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017
Ông Trần Đại Quang đang ‘hồi phục’?
Ông Trần Đại Quang đang ‘hồi phục’?
Đăng bởi Elvis Ất on Saturday, September 9, 2017 | 9.9.17
Vietnam – Cali Today News – Hơn một tuần sau thời điểm đột ngột tái xuất bằng cuộc tiếp Đại sứ Cuba vào ngày 28/8/2017, sau một chuỗi hoạt động đối ngoại dày đặc và không “bỏ quên” hình ảnh đánh trống khai giảng năm học mới năm nay, đến ngày 6/9 ông Trần Đại Quang đã có một cuộc làm việc thuộc loại “đáng giá” nhất: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với lãnh đạo Bộ Quốc phòng”.
Trên phương diện công khai, có thể ghi nhận đây là cuộc làm việc đầu tiên của Trần Đại Quang với Bộ Quốc phòng kể từ khi ông chính thức chấp nhiệm vai trò chủ tịch nước tại kỳ họp quốc hội mới vào giữa năm 2016.
Chi tiết đáng lưu ý là Trần Đại Quang có xuất thân từ ngành công an, trong khi ở Việt Nam lại có “truyền thống quân đội và công an không ưa nhau”. Cũng cần nhắc lại là vào năm 2016, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng là tờ báo Quân Đội Nhân Dân đã có lần đưa tin về “Đại tướng Trần Đại Quang” chứ không phải “Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
Do vậy việc ông Quang đạt được buổi làm việc đầu tiên với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đặc biệt với sự có mặt của Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, có thể được xem là một bước “phục hồi” không chỉ về tình hình sức khỏe mà cả vị thế chính trị của ông Quang.
Tuy vậy, có một độ chênh đáng chú ý về nội dung và hình ảnh của khối báo đảng về cuộc làm việc trên.
Trong khi Cổng thông tin chính phủ đưa tin “Chiều 6/9, tại Hà Nội, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nghe báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian qua và chỉ đạo một số nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới”, thì báo Quân Đội Nhân Dân lại “Chiều 6-9, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Quốc phòng…”, tức không giới thiệu cụm từ “Thống lĩnh các lực lượng vũ trang”.
Và trong khi báo Quân Đội Nhân Dân đăng ảnh chụp thẳng cho thấy hai ông Trần Đại Quang và Ngô Xuân Lịch đều ngồi ở vị trí chủ tọa và rất “ngang bằng” với nhau, thì Cổng thông tin chính phủ lại đang một bức ảnh khác, chụp nghiêng, cho thấy ông Trần Đại Quang như thể nổi bật vai trò chủ trì cuộc làm việc, còn ông Ngô Xuân Lịch chỉ được thấy ở một góc bàn và như thể chỉ giữ vai trò “phụ” (xem ảnh).
Ảnh: báo Quân Đội Nhân Dân
Ảnh Cổng thông tin chính phủ
Theo “truyền thống” chủ trì các cuộc làm việc bên đảng và bên chính quyền ở Việt Nam, người chủ trì thường ngồi chính giữa, còn những nhân vật “phụ” ngồi bên cạnh hoặc ở những dãy bàn hai bên. Một minh họa điển hình là tại Hội nghị Chương trình công tác năm 2017 của Đảng ủy Công an Trung ương vào ngày 8/6/2017 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã ngồi chính giữa và nghiễm nhiên chủ trì, mặc dù trong cơ cấu Đảng ủy Công an Trung ương ông Trọng chỉ là ủy viên thường vụ, còn ông Tô Lâm Bộ trưởng công an mới là bí thư đảng ủy.
Trở lại với ông Trần Đại Quang. Khác hẳn với trường hợp nhân vật Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chỉ “được cho” xuất hiện tại trụ sở Bộ Quốc phòng vào tháng 7/2017 nhưng không hề phát âm, ông Quang lại có hàng loạt buổi làm việc với quốc tế và trong đám đông, cho thấy đây là “Quang thật”.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi trong thời gian Trần Đại Quang “biến mất” mà cả báo đài quốc tế cũng ồn ào nghi vấn. Không có vai trò của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, không một phản hồi hay phản ứng nào của Trần Đại Quang hay từ gia đình ông, cơ quan của ông về nhiều nghi vấn phát ra trên diễn đàn xã hội và báo chí quốc tế, thậm chí bài viết của tác giả Trần Đại Quang về “an ninh mạng” nhân ngày “truyền thống công an nhân dân 19/8” lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013.
Và còn nhiều câu hỏi khác nữa…
Hẳn đã xảy ra một vụ việc nào đó thuộc loại thâm cung của triều đình đảng CS, có thể liên quan đến những biến động về quyền lực và tương quan quyền lực. Nhưng hy vọng dư luận xã hội sẽ được giải đáp phần nào trong không bao lâu nữa.
Cần nói thêm, kể từ khi Trần Đại Quang tái xuất vào cuối tháng 8/2017, từ đó đến nay Huy Đức – cây viết “lề đảng cao cấp” từng có bài nêu thông tin “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh” và “nhân danh nhân dân” muốn ông Quang “bàn giao quyền lực” cho người khác – lại khá lắng tiếng về Trần Đại Quang.
Tương quan quyền lực trong đảng lại “không biết mèo nào cắn mỉu nào”…
Thiền Lâm
(Cali Today
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét