NHÀ BÁO THANH HẰNG MƯỢN OAI HÙM ĐE DỌA DƯ LUẬN?
Nhà báo Thanh Hằng, báo CAND. Ảnh: FB Thanh Hằng.
Chu Mộng Long
NHÀ BÁO THANH HẰNG MƯỢN OAI HÙM ĐE DỌA DƯ LUẬN?
Hết mượn oai các Giáo sư, Tiến sĩ để tranh luận, nhà báo Thanh Hằng lại mượn oai Hội đồng Lí luận phê bình Trung ương, lại đăng trên báo Công an để... lần này đe dọa dư luận!
Quả thật, đọc phần đầu bài phỏng vấn, những chỗ nói về nguyên tắc tranh luận học thuật bình đẳng, dân chủ, tôi rất đồng tình với ý kiến của TSKH. Phan Đình Tân–Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương. Nhưng đến cuối bài với kết luận của ông, tôi thật sự hoảng hốt: "Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, chúng tôi đang nghiên cứu và khi thực sự cần thiết sẽ có ý kiến và báo cáo với cấp trên. Trước hết, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà nước cho Từ điển của Nguyễn Lân, các chuyên gia và cơ quan ngôn ngữ phải lên tiếng, tránh để tranh luận bị đẩy đi qúa xa, để những người có ý đồ xấu lợi dụng làm nhiễu loạn, dẫn đến những hậu quả khác, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự ổn định của đất nước./. "
Té ra "nói vậy mà không phải vậy"! Chuyện tranh luận học thuật đã bị chính trị hóa và chụp mũ nặng nề.
Thú thật, tôi run bắn lên và vội vàng lau dọn sàn nhà để phi tang mùi khai. Tắm rửa xong và trấn tĩnh hết mức mới viết nổi bài này.
Khi Thanh Hằng mớm lời về về văn hóa tranh luận: "Điều đáng lưu ý về văn hóa tranh luận hiện nay – không riêng trong vụ này - nhiều người (kể cả những người được coi là có học thức) khi phê bình lại không chỉ phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia, mà còn dùng ngôn từ thiếu văn hóa, tấn công, xúc phạm người phản biện …", TSKH. Phan Đình Tân trả lời: "Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh. Phê phán, góp ý phải mang tính xây dựng, có sức thuyết phục để người bị phê nghe được. Phải biết khách quan hóa chủ quan của mình, vì tình trạng “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” không phải là thái độ văn minh", tôi thật sự lo sợ. Bởi vì chính tôi cùng nhiều trí thức đã tham gia vào vụ tranh luận này và không khéo bị quy chụp tội dám "phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia". Tội to lắm! Tôi thú nhận có chê Thanh Hằng dốt, GS. Nguyễn Đức Tồn dốt, PGS. Lê Đức Luận dốt. Nhưng tôi thề không có câu từ nào dám chê cụ Nguyễn Lân dốt.
Cả Thanh Hằng lẫn Phan Đình Tân đang kết tội "đám đông rất nguy hiểm", "a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh". Tôi không hiểu từ "a dua" trong trường hợp này. Người ta chỉ a dua quyền lực để có được lợi lộc chứ a dua một kẻ tiểu tốt như Hoàng Tuấn Công thì lợi lộc gì? Thành phần phi quyền lực, thậm chí khố rách áo ôm thì làm sao có thể “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” ? Lạ thật!
Dạ thưa, từ nay, nói về học thuật, tôi không dám cao hứng hay "chỗi dậy" để tranh luận nữa. Đứa nào "rốt" tôi đều khen "rỏi" cho nó lành, ngoan. Và cũng từ đây, tôi sử dụng thành ngữ, tục ngữ theo "Từ điển chính thống" với cách hiểu "ăn thịt chó già sẽ không tanh, ăn thịt gà non mới mềm" (Chó già, gà non); dạy vợ khi chồng ghét thì mới đáng sợ, cố mà nhịn, chứ mẹ chồng mà ghét thì cứ xông vào tát mụ già ấy một tát cho mụ biết điều (Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào)! Đứa nào, từ dân quê đến bí thư, chủ tịch nói "Bứt dây động rừng", tôi sẽ vả mồm thay cụ Nguyễn Lân (phải nói là "Bứt dây động dừng" cho đúng ý cụ). Tôi sẽ dạy học sinh viết chính tả là “xương quai sanh”, “xàm xỡ”, “xóng xoài”, “chỗi dậy”, “dãi thể”, “dơm dớm”, “giu giú”…để không bị chụp mũ dám chống lại "Từ điển chính thống" và các "chuyên gia" như mấy Giáo sư, Tiến sĩ trên kia! Tôi sẽ thực hiện nghiêm túc lời hứa đó với ý thức "Lân hóa" tiếng Việt để làm đẹp tiếng Việt và đẹp "hình ảnh đất nước"!
Hội đồng Lí luận phê bình trung ương là oai hùm với quyền sinh sát to lắm đấy! May mà quyển sách của Hoàng Tuấn Công không "phủ nhận sạch trơn" hay "miệt thị" Nguyễn Lân, rào trước đón sau rất kĩ, cũng không phải luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ nên chưa có lệnh tước bằng của tác giả. Nhưng liệu cái thần hồn nhé!
Học thuật mà có "chính thống" thì cái họa Socrates và Galileo sẽ còn diễn ra. Socrates bị án tử hình khi tuyên truyền chống lại niềm tin thánh thần. Galileo bị trấn áp và dọa đưa lên giàn hỏa thiêu vì dám nói Trái đất hình quay... Hãy lấy đó làm gương!
Chu Mộng Long
NHÀ BÁO THANH HẰNG MƯỢN OAI HÙM ĐE DỌA DƯ LUẬN?
Hết mượn oai các Giáo sư, Tiến sĩ để tranh luận, nhà báo Thanh Hằng lại mượn oai Hội đồng Lí luận phê bình Trung ương, lại đăng trên báo Công an để... lần này đe dọa dư luận!
Quả thật, đọc phần đầu bài phỏng vấn, những chỗ nói về nguyên tắc tranh luận học thuật bình đẳng, dân chủ, tôi rất đồng tình với ý kiến của TSKH. Phan Đình Tân–Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương. Nhưng đến cuối bài với kết luận của ông, tôi thật sự hoảng hốt: "Với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, chúng tôi đang nghiên cứu và khi thực sự cần thiết sẽ có ý kiến và báo cáo với cấp trên. Trước hết, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà nước cho Từ điển của Nguyễn Lân, các chuyên gia và cơ quan ngôn ngữ phải lên tiếng, tránh để tranh luận bị đẩy đi qúa xa, để những người có ý đồ xấu lợi dụng làm nhiễu loạn, dẫn đến những hậu quả khác, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự ổn định của đất nước./. "
Té ra "nói vậy mà không phải vậy"! Chuyện tranh luận học thuật đã bị chính trị hóa và chụp mũ nặng nề.
Thú thật, tôi run bắn lên và vội vàng lau dọn sàn nhà để phi tang mùi khai. Tắm rửa xong và trấn tĩnh hết mức mới viết nổi bài này.
Khi Thanh Hằng mớm lời về về văn hóa tranh luận: "Điều đáng lưu ý về văn hóa tranh luận hiện nay – không riêng trong vụ này - nhiều người (kể cả những người được coi là có học thức) khi phê bình lại không chỉ phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia, mà còn dùng ngôn từ thiếu văn hóa, tấn công, xúc phạm người phản biện …", TSKH. Phan Đình Tân trả lời: "Việc đám đông tấn công cá nhân, theo thuật ngữ hiện nay gọi là "ném đá" là xúc phạm những người tham gia phản biện, là hành vi cực đoan. Nhiều nhà tâm lý học như S. Freud, C.G. Jung... trong phân tâm học đã phân tích tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh. Phê phán, góp ý phải mang tính xây dựng, có sức thuyết phục để người bị phê nghe được. Phải biết khách quan hóa chủ quan của mình, vì tình trạng “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” không phải là thái độ văn minh", tôi thật sự lo sợ. Bởi vì chính tôi cùng nhiều trí thức đã tham gia vào vụ tranh luận này và không khéo bị quy chụp tội dám "phủ nhận mọi ý kiến, kể cả từ điển chính thống lẫn các chuyên gia". Tội to lắm! Tôi thú nhận có chê Thanh Hằng dốt, GS. Nguyễn Đức Tồn dốt, PGS. Lê Đức Luận dốt. Nhưng tôi thề không có câu từ nào dám chê cụ Nguyễn Lân dốt.
Cả Thanh Hằng lẫn Phan Đình Tân đang kết tội "đám đông rất nguy hiểm", "a dua, kích động xã hội tham gia bằng những hành vi không có tính văn hóa, ứng xử không văn minh". Tôi không hiểu từ "a dua" trong trường hợp này. Người ta chỉ a dua quyền lực để có được lợi lộc chứ a dua một kẻ tiểu tốt như Hoàng Tuấn Công thì lợi lộc gì? Thành phần phi quyền lực, thậm chí khố rách áo ôm thì làm sao có thể “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết” ? Lạ thật!
Dạ thưa, từ nay, nói về học thuật, tôi không dám cao hứng hay "chỗi dậy" để tranh luận nữa. Đứa nào "rốt" tôi đều khen "rỏi" cho nó lành, ngoan. Và cũng từ đây, tôi sử dụng thành ngữ, tục ngữ theo "Từ điển chính thống" với cách hiểu "ăn thịt chó già sẽ không tanh, ăn thịt gà non mới mềm" (Chó già, gà non); dạy vợ khi chồng ghét thì mới đáng sợ, cố mà nhịn, chứ mẹ chồng mà ghét thì cứ xông vào tát mụ già ấy một tát cho mụ biết điều (Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào)! Đứa nào, từ dân quê đến bí thư, chủ tịch nói "Bứt dây động rừng", tôi sẽ vả mồm thay cụ Nguyễn Lân (phải nói là "Bứt dây động dừng" cho đúng ý cụ). Tôi sẽ dạy học sinh viết chính tả là “xương quai sanh”, “xàm xỡ”, “xóng xoài”, “chỗi dậy”, “dãi thể”, “dơm dớm”, “giu giú”…để không bị chụp mũ dám chống lại "Từ điển chính thống" và các "chuyên gia" như mấy Giáo sư, Tiến sĩ trên kia! Tôi sẽ thực hiện nghiêm túc lời hứa đó với ý thức "Lân hóa" tiếng Việt để làm đẹp tiếng Việt và đẹp "hình ảnh đất nước"!
Hội đồng Lí luận phê bình trung ương là oai hùm với quyền sinh sát to lắm đấy! May mà quyển sách của Hoàng Tuấn Công không "phủ nhận sạch trơn" hay "miệt thị" Nguyễn Lân, rào trước đón sau rất kĩ, cũng không phải luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ nên chưa có lệnh tước bằng của tác giả. Nhưng liệu cái thần hồn nhé!
Học thuật mà có "chính thống" thì cái họa Socrates và Galileo sẽ còn diễn ra. Socrates bị án tử hình khi tuyên truyền chống lại niềm tin thánh thần. Galileo bị trấn áp và dọa đưa lên giàn hỏa thiêu vì dám nói Trái đất hình quay... Hãy lấy đó làm gương!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét