KHỞI NGHĨA HÒA VANG 1978
Huỳnh Ngọc Chênh
Đại úy Ông Văn Chinh
Các nước không còn chế độ độc tài và chuyển qua thể chế dân chủ như Mỹ, Châu Âu, Canada, Úc, Nhật Bản...không có những cuộc nổi dậy.
Lịch sử Việt Nam được ghi bằng máu của những cuộc nổi dậy thành công và bất thành. Đó là những cuộc nổi dậy chống độc tài ngoại xâm cũng như độc tài trong nước.
Nổi dậy sớm nhất là Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chống độc tài ngoại xâm phương Bắc. Kế đến là khởi nghĩa Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan...cho đến khi giành độc lập.
Sau nầy có 3 cuộc nổi dậy thành công vang dội là Lam Sơn của Lê Lợi chống quân xâm lược phương Bắc,Tây Sơn của anh em Nguyễn Nhạc đánh sụp cùng lúc ba tập đoàn phong kiến độc tài lâu đời (Vua Lê, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn) và cuộc nổi dậy của Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn.
Thời độc tài phong kiến nhà Nguyễn cũng có nhiều cuộc nổi dậy nhưng bị đàn áp khốc liệt. Đó là các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát, Đoàn Trưng ...
Thời thực dân Pháp có hàng loạt cuộc nổi dậy, số lượng nhiều nhất trong lịch sử, nhưng tất cả đều bị dìm trong máu vì giặc Pháp quá mạnh. Cho mãi đến khi nổ ra đệ nhị thế chiến, pháp bị Nhật hất ra khỏi Đông Dương rồi Nhật đầu hàng thì cuôc nổi dậy tồng biểu tình cướp chính quyền giành độc lập mới thành công.
Sau 1954 ở miền Bắc, chế độ cộng sản lên cai trị, liên tục nhiều cuộc nổi dậy nổ ra. Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu 1956 chống cải cách ruộng đất, nổi dậy Nhân Văn Giai Phẩm 1957 của giới trí thức văn nghệ sỹ chống lại cách mạng văn hóa, nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 chống cường hào ác bá đỏ, nổi dậy Cống Rạp của anh em Đoàn Văn Vươn mới đây...
Sau năm 1975, ở miền Nam cũng nổ ra nhiều cuộc nổi dậy rất sớm. Đó là cuộc nổi dậy Vinh Sơn (Sài Gòn) 1976 được rất nhiều người biết đến, và cuộc nổi dậy Hòa Vang (Quảng Nam Đà Nẵng) năm 1978 rất ít người biết mà tôi sẽ viết ra đây.
Lúc đó vào cuối năm 1978, bỗng dưng cả thị trấn Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang trở nên xôn xao về tin trưởng ty công an tỉnh QNĐN bị chết khi đang chỉ huy một cuộc tấn công dẹp loạn.
Thời đó truyền thông bị bưng bít nên tin đồn rộ lên. Tôi đang dạy học tại trường cấp ba Hòa Vang ngay tại Cẩm Lệ, học trò tôi nhiều em là con cái của công an, của cán bộ huyện nên qua chúng dần dần tôi nắm được thông tin tương đối từ phía nhà cầm quyền. Thêm vào đó có vài em học sinh là con em của những người tham gia cuộc nổi dậy, bị đuổi học ngay sau đó. Qua các em ấy và bạn bè các em ấy, tôi có được thông tin từ phía ngược lại. Rất tiếc sự việc xảy ra đã quá lâu nên đến bây giờ tôi quên rất nhiều chi tiết.
Cuộc nổi dậy manh nha từ năm 1977, khi một số sỹ quan cộng hòa sau hai năm học tập cải tạo trở về, bắt đầu liên lạc nhau và tập hợp lại.
Ở Cẩm Lệ có đại úy Ông Văn Chinh, thiếu úy Ông Văn Khôi, các ông Nguyễn Hữu Lang, Lê Đình Khôi...
Ở Đà Nẵng có đại úy Lê Văn Phú, trung úy Trần Đức Hào, các ông Nguyễn An Dân, hai thầy giáo Trần Ngọc Thành và Nguyễn Văn Bảy...
Nhà giáo Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn An Dân và nhà giáo Trần Ngọc Thành
Những người đó tập hợp lại thành một tổ chức có tên là gì đó, tôi không nhớ rõ. Theo một số nhân chứng kể lại, hai ông Nguyễn Văn Bảy và Ông Văn Chinh là thủ lĩnh của tổ chức.
Ông Nguyễn Văn Bảy là giáo viên dạy trường trung cấp kỹ thuật Đà Nẵng. Đại úy Ông Văn Chinh và em trai là Ông Văn Khôi, quê ở Cẩm Lệ là dòng dõi đích truyền của Ông Ích Khiêm, Ông Ích Đường, cả hai là sĩ quan cộng hòa nên đều bị đi học tập cải tạo sau năm 75.
Sau một năm hoạt động, tổ chức ấy phát triển rộng, thu hút khá đông người từ Đà Nẵng, vào Hòa Vang, Điện Bàn và nghe nói có cả ở Hội An nữa tham gia.
Qua năm 1978, hai thủ lĩnh Nguyễn Văn Bảy và Ông Văn Chinh cùng những người nòng cốt kéo lên khe Ram, làng Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang lập mật khu.
Mật khu Nam Yên nằm phía tây Đà Nẵng giáp với Nam Hải Vân, khoảng giữa đường từ Đà Nẵng lên Bà Nà, cách Suối Mơ không xa, có địa thế khá hiểm trở.
Có ít nhất 30 người được đưa lên mật khu để hoạt động. Thông tin về số lượng vũ khí, cương lĩnh hoạt động, kế hoạch khởi nghĩa, rất tiếc không được rõ ràng.
Mật khu Nam Yên hoạt động mới chỉ hơn một tháng thì bị lộ.
Tại Hòa Vang, lực lượng tấn công gồm bộ đội và công an phối hợp được thành lập đặt dưới quyền chỉ huy của ông Lai, trưởng công an Hòa Vang. Lực lượng hùng mạnh và trang bị vũ khí tận răng đó được quân xa đưa lên vùng rừng núi hiểm trở rồi bí mật dàn trận bao vây kín mật khu thành nhiều lớp.
Cuộc tấn công diễn ra chớp nhoáng trong vài giờ, lực lượng nổi dậy quá bất ngờ, không kịp trở tay nên bị bắt sống hầu như toàn bộ. Theo vài nhân chứng sống cạnh trụ sở công an Hòa Vang thời đó kể lại, có ba xe cam nhông mui trần chở đầy người bị bắt về trong đêm. Do vậy có thể suy đoán số người có mặt trên mật khu lúc đó trên dưới 30 người.
Trưởng ty công an QNĐN đã chết trong lúc triển khai tấn công do bị lật xe.
Có tin cho rằng cuộc tấn công vây ráp diễn ra khá dễ dàng vì mật khu Nam Yên là địa bàn hoạt động trước đây, nắm trong lòng bàn tay của những người chỉ huy cuộc tấn công.
Thêm vào đó, tổ chức nổi dậy đã bị an ninh cài người vào ngay trong nhóm lãnh đạo nên mọi kế hoạch của tổ chức bị đối phương nắm rõ.
Nhân chứng LNH, sống tại quận Thanh Khê Đà Nẵng, sau nầy kể tôi nghe câu chuyện như sau:
Hồi đó H là học sinh lớp 9 nhưng đã vào Đoàn. Em thuộc diện tin tưởng nên vào cuối năm 1977 được triệu tập về cơ quan quận đội để gặp các sĩ quan quân báo. Có 10 đứa như H, được lập thành một đội thiếu niên quân báo. Nhiệm vụ của đội là hàng ngày lân la đến các gia đình trong địa phương có người học tập cải tạo mới về để nắm tình hình. Riêng H được giao danh sách cụ thể theo dõi gia đình các ông Nguyễn Ngọc Thanh, là bố của một bạn học cùng lớp, Trung uý Trần Đức Hào là anh ruột của bạn H và Đại uý Lê Văn Phú, trú cùng khối phố với H. H kể, còn đang trong "quá trình lân la theo dõi các đối tượng", chưa kịp thực hiện được việc gì thì sự việc nổ ra. Sau đó H được biết cả ba người đó đều có tham gia tổ chức, hai người bị bắt trên mật khu, riêng đại úy Phú bị bệnh chết trước khi sự kiện nổ ra.
Qua đó cho thấy công an đã nắm được tên tuổi cụ thể nhiều người tham gia tổ chức.
Khe Răm, mật khu Nam Yên
Những người tham gia nổi loạn bị mang ra xét xử nhanh chóng trong một phiên toà ít người biết đến.
Bảy thủ lĩnh bị xử bắn ở hai nơi, Hòa Khánh và Gò Cà. Xác họ bị chôn ngay cạnh trường bắn, đến nay vẫn còn mộ.
Số còn lại bị tù từ chung thân đến vài năm.
Bảy người bị xử bắn là Ông Văn Chinh, Nguyễn Văn Bảy, Trần Đức Thành, Nguyễn Hữu Lan, Lê Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Đức Hào. Danh sách nầy do nhiều nhân chứng cung cấp, đã khá lâu nên tôi không nhớ chắc chắn lắm. Rất mong ai biết chắc lên tiếng hiệu đính.
Nguyễn An Dân, Ông Văn Khôi và nhiều người khác bị đi tù, nay đã trở về, hiện vẫn còn sống.
Khi phía cầm quyền còn đương rất mạnh thì các cuộc nổi dậy vào thời điểm đó bị thất bại. Cuộc nổi dậy Hòa Vang 1978, giống như bao cuộc nổi dậy bị dập tắt khác trong lịch sử.
Khi bị thất bại, sử sách do nhà cầm quyền viết ra ngay sau đó gọi các cuộc nổi dậy đó là phiến loạn, gọi những người tham gia là giặc. Tuy nhiên về sau, lịch sử sẽ đánh giá lại và gọi đó là các cuộc khởi nghĩa.
Tôi không phải là người viết sử, nhưng trước một sự kiện đã được biết, không thể không cố gắng ghi chép lại. Tuy nhiên do viết lại theo lời kể qua trí nhớ của các nhân chứng nên hầu như không có hình ảnh hay tư liệu gì về những người tham gia cuộc nổi dậy.
Rất may, cách đây vài năm, khi về lại Cẩm Lệ thăm trường cũ, tôi được một học trò cũ là bạn của các con của Ông Văn Chinh cho tôi tấm hình chân dung của ông ta và tôi còn giữ đến hôm nay.
PS: Sau khi STT nầy đưa lên, có bạn đã gởi đường link bài báo nắm 2015 viết về cuộc nổi dậy, qua đó thấy quy mô tổ chức lên hàng trăm người chứ không phải chỉ vài chục người như tôi biết thời đó.
Xin dẫn lại đường link sau đây để tham khảo
http://m.cadn.com.vn/…/da-p-tan-to-chu-c-pha-n-do-ng-vie-t-…
FB HNC
Lịch sử Việt Nam được ghi bằng máu của những cuộc nổi dậy thành công và bất thành. Đó là những cuộc nổi dậy chống độc tài ngoại xâm cũng như độc tài trong nước.
Nổi dậy sớm nhất là Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chống độc tài ngoại xâm phương Bắc. Kế đến là khởi nghĩa Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan...cho đến khi giành độc lập.
Sau nầy có 3 cuộc nổi dậy thành công vang dội là Lam Sơn của Lê Lợi chống quân xâm lược phương Bắc,Tây Sơn của anh em Nguyễn Nhạc đánh sụp cùng lúc ba tập đoàn phong kiến độc tài lâu đời (Vua Lê, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn) và cuộc nổi dậy của Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn.
Thời độc tài phong kiến nhà Nguyễn cũng có nhiều cuộc nổi dậy nhưng bị đàn áp khốc liệt. Đó là các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát, Đoàn Trưng ...
Thời thực dân Pháp có hàng loạt cuộc nổi dậy, số lượng nhiều nhất trong lịch sử, nhưng tất cả đều bị dìm trong máu vì giặc Pháp quá mạnh. Cho mãi đến khi nổ ra đệ nhị thế chiến, pháp bị Nhật hất ra khỏi Đông Dương rồi Nhật đầu hàng thì cuôc nổi dậy tồng biểu tình cướp chính quyền giành độc lập mới thành công.
Sau 1954 ở miền Bắc, chế độ cộng sản lên cai trị, liên tục nhiều cuộc nổi dậy nổ ra. Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu 1956 chống cải cách ruộng đất, nổi dậy Nhân Văn Giai Phẩm 1957 của giới trí thức văn nghệ sỹ chống lại cách mạng văn hóa, nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 chống cường hào ác bá đỏ, nổi dậy Cống Rạp của anh em Đoàn Văn Vươn mới đây...
Sau năm 1975, ở miền Nam cũng nổ ra nhiều cuộc nổi dậy rất sớm. Đó là cuộc nổi dậy Vinh Sơn (Sài Gòn) 1976 được rất nhiều người biết đến, và cuộc nổi dậy Hòa Vang (Quảng Nam Đà Nẵng) năm 1978 rất ít người biết mà tôi sẽ viết ra đây.
Lúc đó vào cuối năm 1978, bỗng dưng cả thị trấn Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang trở nên xôn xao về tin trưởng ty công an tỉnh QNĐN bị chết khi đang chỉ huy một cuộc tấn công dẹp loạn.
Thời đó truyền thông bị bưng bít nên tin đồn rộ lên. Tôi đang dạy học tại trường cấp ba Hòa Vang ngay tại Cẩm Lệ, học trò tôi nhiều em là con cái của công an, của cán bộ huyện nên qua chúng dần dần tôi nắm được thông tin tương đối từ phía nhà cầm quyền. Thêm vào đó có vài em học sinh là con em của những người tham gia cuộc nổi dậy, bị đuổi học ngay sau đó. Qua các em ấy và bạn bè các em ấy, tôi có được thông tin từ phía ngược lại. Rất tiếc sự việc xảy ra đã quá lâu nên đến bây giờ tôi quên rất nhiều chi tiết.
Cuộc nổi dậy manh nha từ năm 1977, khi một số sỹ quan cộng hòa sau hai năm học tập cải tạo trở về, bắt đầu liên lạc nhau và tập hợp lại.
Ở Cẩm Lệ có đại úy Ông Văn Chinh, thiếu úy Ông Văn Khôi, các ông Nguyễn Hữu Lang, Lê Đình Khôi...
Ở Đà Nẵng có đại úy Lê Văn Phú, trung úy Trần Đức Hào, các ông Nguyễn An Dân, hai thầy giáo Trần Ngọc Thành và Nguyễn Văn Bảy...
Nhà giáo Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn An Dân và nhà giáo Trần Ngọc Thành
Những người đó tập hợp lại thành một tổ chức có tên là gì đó, tôi không nhớ rõ. Theo một số nhân chứng kể lại, hai ông Nguyễn Văn Bảy và Ông Văn Chinh là thủ lĩnh của tổ chức.
Ông Nguyễn Văn Bảy là giáo viên dạy trường trung cấp kỹ thuật Đà Nẵng. Đại úy Ông Văn Chinh và em trai là Ông Văn Khôi, quê ở Cẩm Lệ là dòng dõi đích truyền của Ông Ích Khiêm, Ông Ích Đường, cả hai là sĩ quan cộng hòa nên đều bị đi học tập cải tạo sau năm 75.
Sau một năm hoạt động, tổ chức ấy phát triển rộng, thu hút khá đông người từ Đà Nẵng, vào Hòa Vang, Điện Bàn và nghe nói có cả ở Hội An nữa tham gia.
Qua năm 1978, hai thủ lĩnh Nguyễn Văn Bảy và Ông Văn Chinh cùng những người nòng cốt kéo lên khe Ram, làng Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang lập mật khu.
Mật khu Nam Yên nằm phía tây Đà Nẵng giáp với Nam Hải Vân, khoảng giữa đường từ Đà Nẵng lên Bà Nà, cách Suối Mơ không xa, có địa thế khá hiểm trở.
Có ít nhất 30 người được đưa lên mật khu để hoạt động. Thông tin về số lượng vũ khí, cương lĩnh hoạt động, kế hoạch khởi nghĩa, rất tiếc không được rõ ràng.
Mật khu Nam Yên hoạt động mới chỉ hơn một tháng thì bị lộ.
Tại Hòa Vang, lực lượng tấn công gồm bộ đội và công an phối hợp được thành lập đặt dưới quyền chỉ huy của ông Lai, trưởng công an Hòa Vang. Lực lượng hùng mạnh và trang bị vũ khí tận răng đó được quân xa đưa lên vùng rừng núi hiểm trở rồi bí mật dàn trận bao vây kín mật khu thành nhiều lớp.
Cuộc tấn công diễn ra chớp nhoáng trong vài giờ, lực lượng nổi dậy quá bất ngờ, không kịp trở tay nên bị bắt sống hầu như toàn bộ. Theo vài nhân chứng sống cạnh trụ sở công an Hòa Vang thời đó kể lại, có ba xe cam nhông mui trần chở đầy người bị bắt về trong đêm. Do vậy có thể suy đoán số người có mặt trên mật khu lúc đó trên dưới 30 người.
Trưởng ty công an QNĐN đã chết trong lúc triển khai tấn công do bị lật xe.
Có tin cho rằng cuộc tấn công vây ráp diễn ra khá dễ dàng vì mật khu Nam Yên là địa bàn hoạt động trước đây, nắm trong lòng bàn tay của những người chỉ huy cuộc tấn công.
Thêm vào đó, tổ chức nổi dậy đã bị an ninh cài người vào ngay trong nhóm lãnh đạo nên mọi kế hoạch của tổ chức bị đối phương nắm rõ.
Nhân chứng LNH, sống tại quận Thanh Khê Đà Nẵng, sau nầy kể tôi nghe câu chuyện như sau:
Hồi đó H là học sinh lớp 9 nhưng đã vào Đoàn. Em thuộc diện tin tưởng nên vào cuối năm 1977 được triệu tập về cơ quan quận đội để gặp các sĩ quan quân báo. Có 10 đứa như H, được lập thành một đội thiếu niên quân báo. Nhiệm vụ của đội là hàng ngày lân la đến các gia đình trong địa phương có người học tập cải tạo mới về để nắm tình hình. Riêng H được giao danh sách cụ thể theo dõi gia đình các ông Nguyễn Ngọc Thanh, là bố của một bạn học cùng lớp, Trung uý Trần Đức Hào là anh ruột của bạn H và Đại uý Lê Văn Phú, trú cùng khối phố với H. H kể, còn đang trong "quá trình lân la theo dõi các đối tượng", chưa kịp thực hiện được việc gì thì sự việc nổ ra. Sau đó H được biết cả ba người đó đều có tham gia tổ chức, hai người bị bắt trên mật khu, riêng đại úy Phú bị bệnh chết trước khi sự kiện nổ ra.
Qua đó cho thấy công an đã nắm được tên tuổi cụ thể nhiều người tham gia tổ chức.
Khe Răm, mật khu Nam Yên
Những người tham gia nổi loạn bị mang ra xét xử nhanh chóng trong một phiên toà ít người biết đến.
Bảy thủ lĩnh bị xử bắn ở hai nơi, Hòa Khánh và Gò Cà. Xác họ bị chôn ngay cạnh trường bắn, đến nay vẫn còn mộ.
Số còn lại bị tù từ chung thân đến vài năm.
Bảy người bị xử bắn là Ông Văn Chinh, Nguyễn Văn Bảy, Trần Đức Thành, Nguyễn Hữu Lan, Lê Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Đức Hào. Danh sách nầy do nhiều nhân chứng cung cấp, đã khá lâu nên tôi không nhớ chắc chắn lắm. Rất mong ai biết chắc lên tiếng hiệu đính.
Nguyễn An Dân, Ông Văn Khôi và nhiều người khác bị đi tù, nay đã trở về, hiện vẫn còn sống.
Khi phía cầm quyền còn đương rất mạnh thì các cuộc nổi dậy vào thời điểm đó bị thất bại. Cuộc nổi dậy Hòa Vang 1978, giống như bao cuộc nổi dậy bị dập tắt khác trong lịch sử.
Khi bị thất bại, sử sách do nhà cầm quyền viết ra ngay sau đó gọi các cuộc nổi dậy đó là phiến loạn, gọi những người tham gia là giặc. Tuy nhiên về sau, lịch sử sẽ đánh giá lại và gọi đó là các cuộc khởi nghĩa.
Tôi không phải là người viết sử, nhưng trước một sự kiện đã được biết, không thể không cố gắng ghi chép lại. Tuy nhiên do viết lại theo lời kể qua trí nhớ của các nhân chứng nên hầu như không có hình ảnh hay tư liệu gì về những người tham gia cuộc nổi dậy.
Rất may, cách đây vài năm, khi về lại Cẩm Lệ thăm trường cũ, tôi được một học trò cũ là bạn của các con của Ông Văn Chinh cho tôi tấm hình chân dung của ông ta và tôi còn giữ đến hôm nay.
PS: Sau khi STT nầy đưa lên, có bạn đã gởi đường link bài báo nắm 2015 viết về cuộc nổi dậy, qua đó thấy quy mô tổ chức lên hàng trăm người chứ không phải chỉ vài chục người như tôi biết thời đó.
Xin dẫn lại đường link sau đây để tham khảo
http://m.cadn.com.vn/…/da-p-tan-to-chu-c-pha-n-do-ng-vie-t-…
FB HNC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét