Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017
- Vì sao bỏ công chức viên chức giáo dục và xoá biên chế giáo viên ?
VNTB - Vì sao bỏ công chức viên chức giáo dục và xoá biên chế giáo viên ?
Reply
biên chế, công chức, forums, giáo dục, news, Phùng Hoài Ngọc, viên chức, VNTB
29.5.17
Phùng Hoài Ngọc (VNTB) Nhìn chung ngành giáo dục là ngành chữ nghĩa nhưng sử dụng từ ngữ mù mờ, nhí nhố kể sao cho xiết. Lỗi là do cố ý muốn làm cho khác chế độ cũ để khẳng định “chế độ mới ưu việt”.
Lịch sử viên chức, công chức
Thời Pháp thuộc trước 1954 ở miền Bắc, hai chức danh “công chức’ và “viên chức” đã quá rõ ràng (trong đó GV gọi là viên chức).
Sau 1954, nhà nước công nông/XHCN (“đầu tiên ở Đông Nam Á”- sách lịch sử hiện đại Việt Nam ưa tự hào nhấn mạnh vậy) tìm mọi cách xoá sạch dấu vết chế độ cũ. Họ thay thế công chức, viên chức bằng danh từ chung “cán bộ nhà nước”. Mọi người làm công ăn lương khỏi cần lăn tăn mình là công chức hay là viên chức. Giáo viên phổ thông thì gọi là GV, giảng viên đại học thì gọi là “cán bộ giảng dạy” (!), sĩ quan thì gọi là “cán bộ quân đội”, sinh viên thì gọi là “học sinh đại học”. v.v…
Nhìn chung ngành giáo dục là ngành chữ nghĩa nhưng sử dụng từ ngữ mù mờ, nhí nhố kể sao cho xiết. Lỗi là do cố ý muốn làm cho khác chế độ cũ để khẳng định “chế độ mới ưu việt”.
Gần nửa thế kỷ qua, không ai nói đến viên chức và công chức, đừng nói phân biệt khác nhau thế nào. Tuy nhiên mọi cơ quan đơn vị mỗi năm tổ chức cái “ĐẠI HỘI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC” một lần, kể cả trong quân đội. Riêng ngành giáo dục thì họp đại hội đầu năm học. Ô hay, thế là “công nhân” được thay thế cho “công chức”! và bỗng nhiên lòi ra “viên chức” xếp hàng sau “công nhân”, mặc dù đến năm 2010 “Luật viên chức” mới được xác lập.
Luật lệ trong ngành giáo dục nhiều vô kể. Xin chọn lấy 4 cột mốc thôi.
Pháp lệnh Cán bộ, công chức (26 tháng 02 năm 1998)
Luật Cán bộ, Công chức năm 2000 (28 tháng 04 năm 2000) (cải cách, thay Pháp lệnh)
Luật Cán bộ, Công chức (13 tháng 11 năm 2008)
Luật Viên chức (01/01/2010) có hiệu lực.
Vậy là, đến năm 2010 mới có được 2 luật công chức và viên chức.
Đọc qua hai định nghĩa “công chức” và “viên chức” trong các bộ Luật trên, hoá ra nhận thức của ngành giáo dục đã “đuổi kịp” chế độ thực dân Pháp trước 1954.
Mọi người chẳng cần bận tâm công chức và viên chức khác nhau thế nào, chỉ cần biết cả hai loại này đều có “biên chế” nhà nước là đủ rồi.
Cuối tháng Năm 2017, bỗng nhiên “hai trong 1” tách bạch ra, cán bộ quản lý là công chức (chủ yếu là hiệu trưởng) sẽ trở thành “ông chủ”, tức là có quyền tự chủ tuyển dụng, số đông GV còn lại là “viên chức” chứ không phải công chức. Và bộ trưởng tuyên bố sẽ “cắt biên chế” GV, chuyển sang ký hợp đồng như một viên chức. (Thực chất với tình trạng mất dân chủ trầm trọng trong toàn xã hội, nhà trường chạy trời không khỏi nắng, hiệu trưởng đã là “ông chủ” từ lâu rồi còn gì).
Vài chục năm gần đây, gia tốc phê phán ngành giáo dục tăng dần đều, hầu như nhà nhà phê phán giáo dục, người người chỉ trích giáo dục, đâu đâu cũng nói về giáo dục.
Thực trạng giáo dục bây giờ phải gọi là thảm trạng giáo dục.
Giới khoa học và công luận đã vạch ra các vấn nạn sau:
- Không có triết lý giáo dục, cải cách liên miên theo kiểu “đẽo cày giữa đường”
- Chương trình học lạc hậu
- Nội dung học quá tải
- Phương pháp dạy- học lạc hậu
- Nạn dạy thêm học thêm vô phương cứu chữa
- Lương và thu nhập của giáo viên thấp
- Đạo đức học trò xuống cấp.
- Vài trăm nghìn SV tốt nghiệp hàng năm trong đó có số lớn SV sư phạm không có việc làm.
Trong cái mớ bòng bong ấy, Bộ giáo dục đang loay hoay mầy mò với “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” công bố sẽ áp dụng từ năm 2018.
Bỗng nhiên nổ ra sự kiện Bộ trưởng Nhạ công bố “xoá biên chế GV”. Cả nước xôn xao, hầu hết báo chí vào cuộc.
Tại sao vậy?
Theo báo Thanh Niên đưa tin, trong buổi làm việc với ngành giáo dục vào chiều 20/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết: Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12đã xác định cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của cơ cấu lại nền kinh tế.
Như vậy, nguồn cơn là từ “Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 …cơ cấu lại nền kinh tế”.
Theo đó, cần phải tính toán một kịch bản giảm chi ngân sách công.
Ông phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhắm ngay vào cái ngành đông nhất là nghề giáo với 1,2 triệu cán bộ biên chế. Gọi ông bộ trưởng Nhạ tới bàn luôn biện pháp thực hiện. Đáng lẽ phó thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách văn hoá xã hội chủ trì giải quyết vấn nạn giáo dục, nhưng phó thủ tướng kinh tế Vương Đình Huệ lại lấn sân. Chưa ai kịp phản biện kịch bản “xoá biên chế giáo viên”, hai ông phó thủ tướng và bộ trưởng đã rào đón trước “không phải vì tiết kiệm tiền” mà vì chất lượng giáo dục và đời sống GV. Các ông đọc Nghị quyết nhưng không biết rằng “ngành giáo dục” không phải ngành kinh tế. Thực ra các ông nhắm ngay cái ngành dễ bảo, dễ thực hiện, ngân sách công rút nhanh, mặc chất lượng ra sao thì ra. Đáng lẽ cần cắt giảm biên chế hệ thống cơ quan Đảng chính quyền đoàn thể hùng hậu mà hơn một lần công luận đã phàn nàn. Biện pháp chọn ngành giáo dục làm vai trò “Lê Lai cứu chúa” là gọn nhất.
Thế là, thực trạng giáo dục đang bê bối trăm đường thì NQ của Đảng lại càng làm rối thêm. Bao nhiêu hệ luỵ sẽ xảy ra chẳng cần lường trước. Miễn là ngân sách công giảm chi. Xong việc. Phần hậu quả còn lại các vị quan chức nhiệm kỳ sau phải lo.
Mấy hôm nay vô số ý kiến trái ngược được đưa lên sôi nổi trên báo đài. Hầu hết chẳng ai chú ý rằng thực trạng GD hiện thời không liên quan mật thiết với chuyện “biên chế”, họ bị đánh lạc hướng.
Chúng tôi chỉ xin tranh luận với một vị tiến sĩ tên Nguyễn Khánh Trung được giới thiệu trịnh trọng là học từ Pháp về trả lời phỏng vấn báo Infornet.
“Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người của mình để thực hiện những chiến lược của trường, tạo ra thương hiệu riêng của trường mình", TS.Nguyễn Khánh Trung cho hay.
Tiến sĩ Trung đang nói về trường tư phải không ? Chiến lược trường tư chính là như anh nói đấy. Trường tư đang cạnh tranh với trường công.
Thực tế ngày nay, hiệu trưởng đã có quyền nhận hoặc từ chối GV rồi. Mặc dù cấp huyện và Sở ra quyết định điều động GV nhưng vẫn phải tham khảo nhu cầu của nhà trường do hiệu trưởng ký tên xác nhận, tức là hiệu trưởng đã có quyền quyết định tối hậu rồi.
Đâu cần phải đợi tới lúc “xoá biên chế giáo viên”?
Anh tiến sĩ Trung lại nói tiếp:
“Trước đây học sinh định cư ở đâu buộc phải học ở đó nhưng nay, các phụ huynh có thể chọn cho con mình một ngôi trường khác, thậm chí là các trường tư. Nhà nước cũng sẽ theo sự lựa chọn đó của người dân và đầu tư tiền bạc cho học sinh”.
Này tiến sĩ Trung, anh phát biểu tào lao thiếu thực tế quá. Anh muốn học sinh phổ thông ở huyện này, tỉnh này “bay” sang huyện khác, tỉnh khác để “chọn trường tốt hơn” ư ? Vậy thì anh phải làm đề án cho nhà nước đầu tư xây sân bay và đường cao tốc cho mỗi xã, huyện, tỉnh đấy nhá.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét