Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017
THẢO LUẬN VỀ PHÁT BIỂU CỦA BÀ CHỦ TỊCH QH
LS Lê Văn Thiệp: THẢO LUẬN VỀ PHÁT BIỂU CỦA BÀ CHỦ TỊCH QH
Thảo luận đa chiều
(Từ Fb Ls Lê Văn Thiệp)
“Ở đây tôi hiểu nên giới hạn trong tội nào, chứ đúng là luật sư cứ đi tố giác thân chủ thì không được. Nhưng cũng phải giới hạn tội nào thì anh không thể làm ngơ được. Nếu tôi là luật sư, tôi bào chữa cho thân chủ phạm tội giết người, công tố nói cố ý giết người thì tôi có gắng bảo vệ thành vô ý giết người để giảm nhẹ tội. Hay như một thân chủ bị ghép tội trốn thuế, trốn thuế là có tội, luật sư cố bảo vệ thành né thuế cho giảm nhẹ tội, để lách tội, như thế thì được, chứ biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì hoàn thành nghĩa vụ luật sư của mình, nhưng với rất nhiều người, nó ảnh hưởng tới quốc gia, đất nước, tới nhiều người dân vô tội nữa, làm ngơ là không được”.
Trên đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN được Báo chí đăng tải, đọc xong em thấy kinh hoàng về cách hiểu cảm tính của bà Chủ tịch.... Bởi vì:
- Thứ nhất, đây là cách hiểu sai về nghề Luật sư một cách đặc biệt nghiêm trọng bởi lẽ: Luật sư không làm những việc như bà Chủ tịch nói, Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho Bị can, Bị cáo là để bảo đảm rằng Bị can, Bị cáo nếu phạm tội sẽ được điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật hình sư và tố tụng hình sự. Luật sư không thể làm được điều mà bà Chủ tịch nói...
- Luật sư bảo vệ con người chứ không bảo vệ hành vi, điều này có nghĩa rằng Luật sư không cãi đen thành trắng và ngược lại, không tìm kiếm tội danh tương tự có hình phạt hình nhẹ hơn vì 4 yếu tố cấu thành tội phạm đã chỉ rõ về tội danh và hình phạt, nhận diện đúng tội danh của người phạm tội.
- Không có tội "Cố ý giết người" để cãi thành tội "Vô ý giết người" như bà Chủ tịch nói bởi hành vi giết người luôn là hành vi cố ý, tuy nhiên việc giết người hiếm khi vô cớ , do vậy Luật sư xem xét, đánh giá để tìm ngyên nhân, hoàn cảnh phạm tội của Bị can, Bị cáo để có thể xem xét chuyển tội danh sang tôi danh giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng v.v... theo đúng quy định của pháp luật hoặc có thể bào chữa theo hướng không phạm tội vì các chứng cứ có trong hồ sơ và các thủ tục tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng và không đủ cơ sở để tuyên bố Bị cáo phạm tội.v.v..
Cách hiểu về nghề Luật sư của bà Chủ tịch Quốc hội hết sức phiến diện, cảm tính và đặc biệt là sai lệch bản chất của nghề nghiệp và những điều đang diễn ra trong hoạt động tư pháp hiện nay.
Việc xây dựng Luật theo chỉ thị hoặc " đón hướng" Lãnh đạo sẽ đẻ ra những đạo luật bất cập từ những người có thẩm quyền...
Thảo nào mà nghề Luật sư sắp tuyệt diệt trên dải đất này...
Nguồn: Phạm Việt
LS Trần Vũ Hải
27 Tháng 5 lúc 17:56 ·
Quá buồn về hiểu biết nông cạn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, về nghề luật sư, qua phân tích của bà trong cuộc họp tại Quốc hội sáng nay về "quy định luật sư tố giác thân chủ":
“Ở đây tôi hiểu nên giới hạn trong tội nào, chứ đúng là luật sư cứ đi tố giác thân chủ thì không được . Nhưng cũng phải giới hạn tội nào thì anh không thể làm ngơ được. Nếu tôi là luật sư, tôi bào chữa cho thân chủ phạm tội giết người, công tố nói cố ý giết người thì tôi có gắng bảo vệ thành vô ý giết người để giảm nhẹ tội. Hay như một thân chủ bị ghép tội trốn thuế, trốn thuế là có tội, luật sư cố bảo vệ thành né thuế cho giảm nhẹ tội, để lách tội, như thế thì được, chứ biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì hoàn thành nghĩa vụ luật sư của mình, nhưng với rất nhiều người, nó ảnh hưởng tới quốc gia, đất nước, tới nhiều người dân vô tội nữa, làm ngơ là không được”
http://dantri.com.vn/…/tranh-luan-nay-lua-ve-quy-dinh-luat-…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét