Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Phóng sự ảnh: Số phận của những đứa trẻ sinh sau 1975


VNTB - Phóng sự ảnh: Số phận của những đứa trẻ sinh sau 1975
Reply
bán hàng rong, đường phố, forums, Kiều Phong, news, trẻ em, Viễn Đông, VNTB
1.6.17

Kiều Phong (VNTB) Trẻ em - thành phần quan tâm và nâng niu chăm sóc của mọi xã hội. Một xã hội càng văn minh thì trẻ em càng được nhiều ưu đãi, mức sống của trẻ em thể hiện trình độ và lương tâm lãnh đạo của chính phủ. Ở Việt Nam sau 1975, hình như có điều gì đó không ổn. Phóng sự ảnh thực hiện tại một nơi từng được là Hòn ngọc Viễn Đông - thành phố Sài Gòn.



Em thơ bán hàng rong trong làng đại học quốc gia TP.HCM. Ảnh: Kiểu Phong.

Một em bé bán hàng rong ở làng đại học Linh Trung- Đại học Quốc gia TP.HCM, độ khoảng lớp 2- lớp 3 tiểu học. Thời đại này, thanh niên to khỏe đương tuổi lao động ngồi trong quán cà phê rung đùi tán dóc, ngay trong lúc vất vưởng ngoài kia là những em bé còn thơ dại. Cặp bên hông em thơ nọ là một giỏ hàng gồm những gói xoài thái lát đóng gói và những cái bánh cam em vẫn hay bán ở con đường giữa đại học Khoa học Tự nhiên và đại học Thể dục thể thao. Vào lúc khoảng 9h tối, lúc mà mọi em bé khác đang ngồi trong phòng học bài hoặc đã lên giường đi ngủ, em bé trong hình vẫn còn phải mưu sinh ngoài sương đêm. Sau lưng em bé áo quần rách rưới là những sinh viên đang ngồi ăn chơi tụm ba tụm bảy cười đùa hết sức vô tư. Hỏi thì em bé trả lời là đã thôi học rồi.


Đó không phải là thiểu số. Số lượng những đứa trẻ chưa đường phố trong xã hội Việt Nam ngày nay tăng cao. Người ta không chỉ gặp các em ở Sài Gòn đô hội. Trước 1975, Sài Gòn cũng có những đứa trẻ như lang thang cơ nhỡ, mưu sinh bụi đời, nhưng chỉ là ở trung tâm thành phố. Ngày nay, thời “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, đến những nơi ngoại ô, làng quê hay tỉnh lẻ cũng có ngập tràn trẻ lang thang.



Một em bé bán hàng gần Khu Dĩ An- Bình Dương. Ảnh : Kiều Phong.

Một điều lạ đời nữa ở Việt Nam mà dường như ít nơi nào có : càng gần khu công nghiệp thì nghèo đói và khổ sở càng nhiều. Ai hay đi qua những khu vực có các xưởng công nghiệp ở Dĩ An – Bình Dương thì đếm không hết những trẻ em không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Tất cả những đứa trẻ đó phải được nhận trợ cấp từ chính phủ chứ không phải sống cù bơ cù bất như vậy. Các em ăn mặc nhàu nát, da đen thui vì nắng gió. Công nghiệp hóa đáng lẽ phải tạo ra cơ cấu xã hội ổn định hơn, ít nhất là bao cấp được cho trẻ em. Ấy vậy mà nước ta công nghiệp hóa đến đâu thì trẻ em bị bỏ rơi, nghỉ học rồi đi bán hàng rong la liệt đến đấy.


Kể cả những đô thị phù hoa, khu của những người giàu có sang trọng bậc nhất trong xã hội Việt Nam như Phú Mỹ Hưng, người ta cũng thấy cảnh trẻ em bán hàng rong đông như ong.



Một cô gái rút tiền mua kẹo bạc hà ủng hộ trẻ bán hàng rong- Ảnh: Kiều Phong.

Những người chóp bu cộng sản xưa kia hứa với dân rất ngọt tai, nào là sẽ xây dựng đất nước giàu đẹp gấp mười lần xưa, nào là kiến tạo xã hội chủ nghĩa làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, ai ai cũng được học hành, ai ai cũng sung sướng phủ phê... Nhưng đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy đâu. Thậm chí, giáo dục và y tế miễn phí- những đặc trưng của xã hội chủ nghĩa- cũng càng ngày càng xa vời, chi phí phải đóng nạp cho trường học và bệnh viện trên mỗi đầu trẻ em ngày càng leo cao.


Bất hạnh cho những đứa trẻ ở Việt Nam sinh sau 1975, chúng được (hoặc bị) cai trị bởi những kẻ nói dối thành thần, những kẻ coi sự tồn vong của đảng phái mình quan trọng hơn hàng triệu thiếu nhi. Bốn mươi hai năm độc quyền quản trị Sài Gòn và miền Nam, những người cộng sản chỉ chứng tỏ được rằng đảng ấy không biết cách tổ chức và phân phối xã hội, nhưng nói dối thì vô địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét