VNTB- Đi tìm định nghĩa “công lý” ở Việt Nam...
Reply
Đi tìm định nghĩa “công lý” ở Việt Nam..., news, opposite, Thảo Vy, VNTB
17.5.17
Thảo Vy
(VNTB) - “Công lý là lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị”. Với cách hiểu theo định nghĩa này, người ta có quyền yêu cầu cần có “công lý cho Đinh La Thăng”, cho Võ Kim Cự...
Tổng bí thư Đảng là… công lý
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có giải thích về vụ kỷ luật cảnh cáo ông Đinh La Thăng tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 13-5, như sau (trích băng): “Ở đây tôi nói lại là mới xử lý về mặt kỷ luật Đảng, còn những vấn đề hành chính, hình sự đang làm như Trịnh Xuân Thanh bị khai trừ khỏi Đảng, đang bị truy nã; rồi Nguyễn Xuân Sơn cũng khai trừ khỏi Đảng và bị khởi tố. Ông Sơn từng là chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, là một tập đoàn có đóng góp lớn cho Nhà nước (…)
Xử lý đồng chí Đinh La Thăng mới ở giai đoạn quản lý tập đoàn dầu khí thôi. Thừa nhận là đồng chí năng nổ, quyết liệt, lúc làm giao thông như thế, miệng nói tay làm, cũng được lòng dân lắm chứ. Nhưng khi làm có chỗ nào không nắm vững luật pháp thì chúng ta xử chỗ đó. Vừa rồi xử lý như vậy, sau Hội nghị trung ương 5, phải nói rằng một không khí trong Đảng, trong xã hội là rất đáng mừng (…) Mấy ủy viên trung ương, nguyên ủy viên trung ương mấy khóa, như các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, rồi mấy thứ trưởng bị cách chức... Sắp tới còn công bố nữa, về một số vụ nữa và một số trường hợp nữa”.
Xử lý đồng chí Đinh La Thăng mới ở giai đoạn quản lý tập đoàn dầu khí thôi. Thừa nhận là đồng chí năng nổ, quyết liệt, lúc làm giao thông như thế, miệng nói tay làm, cũng được lòng dân lắm chứ. Nhưng khi làm có chỗ nào không nắm vững luật pháp thì chúng ta xử chỗ đó. Vừa rồi xử lý như vậy, sau Hội nghị trung ương 5, phải nói rằng một không khí trong Đảng, trong xã hội là rất đáng mừng (…) Mấy ủy viên trung ương, nguyên ủy viên trung ương mấy khóa, như các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, rồi mấy thứ trưởng bị cách chức... Sắp tới còn công bố nữa, về một số vụ nữa và một số trường hợp nữa”.
Với những diễn từ quanh vụ kỷ luật “đồng chí Đinh La Thăng” của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, người ta nhớ lại một câu chuyện cũ. Năm 1998, nhà cầm quân người Áo lần đầu tiên dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã có nhận xét rất chính xác và được coi là bất hủ: “Bóng đá Việt Nam đang xây nhà từ nóc”.
Công lý là… “con Ông, cháu cha”
Tất cả những tên tuổi trong bài phát biểu nói trên của ông Nguyễn Phú Trọng, đều từng là “cán bộ nguồn”.
“Cán bộ nguồn” là cụm từ của các cơ quan Đảng. Trong hệ thống pháp luật Nhà nước, không có khái niệm về “cán bộ nguồn”. Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.HCM, bà Nguyễn Thị Tô Châu, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, nói rằng tình trạng cục bộ địa phương trong công tác điều động, tiếp nhận cán bộ vẫn diễn ra. Có nhiều trường hợp cán bộ trẻ phải giới thiệu nhiều lần, đến nhiều nơi mới được bố trí công tác. “Nhiều đơn vị, địa phương báo cáo hiện nay và trong những năm tới việc tiếp nhận cán bộ chương trình khó thực hiện do hết chỉ tiêu biên chế và thực hiện tinh giản biên chế nên việc bố trí cán bộ trẻ gặp khó khăn, thời gian kéo dài” – bà Châu nói.
Sau 10 năm triển khai, chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, hiện nay đã có 1.087 cán bộ có độ tuổi dưới 35 và đang công tác, trong đó có 562 người là nữ (chiếm 51,70%), 417 cán bộ (chiếm 38,36%) có trình độ thạc sĩ. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, từ lúc bắt đầu thực hiện đến nay, đã có 842 học viên được tuyển chọn và cử đi đào tạo, trong đó có 443 người là nữ (chiếm 52,61%). Chương trình đã thực hiện bố trí công tác cho 665 cán bộ, trong đó có 468 cán bộ, công chức trở về địa phương, đơn vị tiếp tục công tác và 197 sinh viên được bố trí sau đào tạo. Hiện nay, chương trình có 577 học viên (44 tiến sĩ, 533 thạc sĩ) đã hoàn thành chương trình học tập và đang công tác tại các sở ban ngành, quận huyện, doanh nghiệp; trong đó có 326 cán bộ (chiếm 56,5%) đang giữ nhiệm vụ trưởng, phó phòng thuộc sở ngành, quận huyện và tương đương trở lên, 62 cán bộ (11,7%) tham gia cấp ủy trên cơ sở và 158 cán bộ (29,8%) tham gia cấp ủy cơ sở.
Điểm chung của các con số báo cáo nói trên, là yêu cầu đầu tiên để lọt vào danh sách quy hoạch cán bộ nguồn của Thành ủy TP.HCM thì tiên quyết phải là Đảng viên. Có nghĩa, trong bộ máy cầm quyền, những người tài đều phải được đóng mác là Đảng viên. Điều này cũng giống như trong mọi trường hợp liên quan tố tụng hình sự, thì yêu cầu đầu tiên trước khi phê chuẩn khởi tố bị can, “nghi phạm” đó phải bị khai trừ khỏi Đảng. Nghĩa là trong nhà tù Việt Nam, không có tội nhân nào là Đảng viên.
Có lẽ sau 1975 cho đến nay mới hiếm hoi ngoại lệ, với sự kiện TS Lê Nguyễn Minh Quang - một người không phải là đảng viên, được UBND TP.HCM tuyển dụng và bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM hồi tháng 7 năm ngoái.
Không quá lời khi nói rằng ở Việt Nam đang cần có cả chuyện “công lý cho người tài”.
Công lý nào cho hệ thống pháp luật Việt Nam?
Các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, Đinh La Thăng…, nếu như không có sự đồng ý của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chắc rằng sẽ khó thể ngồi vào vị trí chóp bu như vậy trong bộ máy quản lý Nhà nước.
Cựu bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị kỷ luật Đảng vì “thiếu trách nhiệm” trong quản lý dự án đầu tư vào Việt Nam của Formosa. Câu hỏi đặt ra: công lý nào cho ông Nguyễn Minh Quang, khi mà ông Tổng bí thư không “sửa sai” tận gốc, mà vẫn chấp nhận chuyện Formosa tiếp tục xử dụng công nghệ lạc hậu, đầu độc môi trường Việt Nam?
Công lý nào cho toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, khi chỉ bằng mệnh lệnh hành chánh, ông Tổng bí thư đã đưa ra án phạt cách chức hồi tố chức danh bộ trưởng bộ Công thương của ông Vũ Huy Hoàng? Việc cách chức này còn cho thấy ông Tổng bí thư đang làm khó toàn bộ nền tư pháp tố tụng hình sự Việt Nam, khi nếu trong điều tra nhân vật Trịnh Xuân Thanh, có liên quan đến bút phê nào đó với dấu mộc “Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”, thì các hồ sơ ấy sẽ trở thành “vô hiệu”, vì ở bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng không phải là bộ trưởng (!?).
Trong ngành dầu khí, chắc rằng với những sai phạm dưới thời chủ tịch Đinh La Thăng, sẽ nhiều văn bản có bút phê đóng mộc “Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”, vậy thì các lại giấy tờ ấy sẽ đưa vào bút lục tố tụng ra sao?
Với hàng loạt câu hỏi đặt ra như trên, cay đắng ở chỗ câu trả lời sẽ là “ông Tổng bí thư không sai”. Và “ông Tổng bí thư không thể sai”, bởi hoạt động tư pháp Việt Nam vẫn còn mang đặc điểm của thời kỳ chiến tranh, bao cấp; chú trọng bảo vệ chế độ, chưa nghiêng hẳn về bảo vệ công lý.
Công lý là… “con Ông, cháu cha”
Tất cả những tên tuổi trong bài phát biểu nói trên của ông Nguyễn Phú Trọng, đều từng là “cán bộ nguồn”.
“Cán bộ nguồn” là cụm từ của các cơ quan Đảng. Trong hệ thống pháp luật Nhà nước, không có khái niệm về “cán bộ nguồn”. Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.HCM, bà Nguyễn Thị Tô Châu, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, nói rằng tình trạng cục bộ địa phương trong công tác điều động, tiếp nhận cán bộ vẫn diễn ra. Có nhiều trường hợp cán bộ trẻ phải giới thiệu nhiều lần, đến nhiều nơi mới được bố trí công tác. “Nhiều đơn vị, địa phương báo cáo hiện nay và trong những năm tới việc tiếp nhận cán bộ chương trình khó thực hiện do hết chỉ tiêu biên chế và thực hiện tinh giản biên chế nên việc bố trí cán bộ trẻ gặp khó khăn, thời gian kéo dài” – bà Châu nói.
Sau 10 năm triển khai, chương trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi, hiện nay đã có 1.087 cán bộ có độ tuổi dưới 35 và đang công tác, trong đó có 562 người là nữ (chiếm 51,70%), 417 cán bộ (chiếm 38,36%) có trình độ thạc sĩ. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, từ lúc bắt đầu thực hiện đến nay, đã có 842 học viên được tuyển chọn và cử đi đào tạo, trong đó có 443 người là nữ (chiếm 52,61%). Chương trình đã thực hiện bố trí công tác cho 665 cán bộ, trong đó có 468 cán bộ, công chức trở về địa phương, đơn vị tiếp tục công tác và 197 sinh viên được bố trí sau đào tạo. Hiện nay, chương trình có 577 học viên (44 tiến sĩ, 533 thạc sĩ) đã hoàn thành chương trình học tập và đang công tác tại các sở ban ngành, quận huyện, doanh nghiệp; trong đó có 326 cán bộ (chiếm 56,5%) đang giữ nhiệm vụ trưởng, phó phòng thuộc sở ngành, quận huyện và tương đương trở lên, 62 cán bộ (11,7%) tham gia cấp ủy trên cơ sở và 158 cán bộ (29,8%) tham gia cấp ủy cơ sở.
Điểm chung của các con số báo cáo nói trên, là yêu cầu đầu tiên để lọt vào danh sách quy hoạch cán bộ nguồn của Thành ủy TP.HCM thì tiên quyết phải là Đảng viên. Có nghĩa, trong bộ máy cầm quyền, những người tài đều phải được đóng mác là Đảng viên. Điều này cũng giống như trong mọi trường hợp liên quan tố tụng hình sự, thì yêu cầu đầu tiên trước khi phê chuẩn khởi tố bị can, “nghi phạm” đó phải bị khai trừ khỏi Đảng. Nghĩa là trong nhà tù Việt Nam, không có tội nhân nào là Đảng viên.
Có lẽ sau 1975 cho đến nay mới hiếm hoi ngoại lệ, với sự kiện TS Lê Nguyễn Minh Quang - một người không phải là đảng viên, được UBND TP.HCM tuyển dụng và bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM hồi tháng 7 năm ngoái.
Không quá lời khi nói rằng ở Việt Nam đang cần có cả chuyện “công lý cho người tài”.
Công lý nào cho hệ thống pháp luật Việt Nam?
Các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, Đinh La Thăng…, nếu như không có sự đồng ý của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chắc rằng sẽ khó thể ngồi vào vị trí chóp bu như vậy trong bộ máy quản lý Nhà nước.
Cựu bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị kỷ luật Đảng vì “thiếu trách nhiệm” trong quản lý dự án đầu tư vào Việt Nam của Formosa. Câu hỏi đặt ra: công lý nào cho ông Nguyễn Minh Quang, khi mà ông Tổng bí thư không “sửa sai” tận gốc, mà vẫn chấp nhận chuyện Formosa tiếp tục xử dụng công nghệ lạc hậu, đầu độc môi trường Việt Nam?
Công lý nào cho toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, khi chỉ bằng mệnh lệnh hành chánh, ông Tổng bí thư đã đưa ra án phạt cách chức hồi tố chức danh bộ trưởng bộ Công thương của ông Vũ Huy Hoàng? Việc cách chức này còn cho thấy ông Tổng bí thư đang làm khó toàn bộ nền tư pháp tố tụng hình sự Việt Nam, khi nếu trong điều tra nhân vật Trịnh Xuân Thanh, có liên quan đến bút phê nào đó với dấu mộc “Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”, thì các hồ sơ ấy sẽ trở thành “vô hiệu”, vì ở bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng không phải là bộ trưởng (!?).
Trong ngành dầu khí, chắc rằng với những sai phạm dưới thời chủ tịch Đinh La Thăng, sẽ nhiều văn bản có bút phê đóng mộc “Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”, vậy thì các lại giấy tờ ấy sẽ đưa vào bút lục tố tụng ra sao?
Với hàng loạt câu hỏi đặt ra như trên, cay đắng ở chỗ câu trả lời sẽ là “ông Tổng bí thư không sai”. Và “ông Tổng bí thư không thể sai”, bởi hoạt động tư pháp Việt Nam vẫn còn mang đặc điểm của thời kỳ chiến tranh, bao cấp; chú trọng bảo vệ chế độ, chưa nghiêng hẳn về bảo vệ công lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét