VNTB- 'Cắt cổ Nguyễn Hữu Tấn': Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là công lý (!?)
Reply
'Cắt cổ Nguyễn Hữu Tấn': Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là công lý (!?), news, opposite,Trần Thành, VNTB
6.5.17
Trần Thành
(VNTB) - Gia đình nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn cho biết họ không hề nghe đọc Quyết định tạm giữ khi công an tỉnh Vĩnh Long đến bắt ông Tấn.
Nhóm TT PGHH TT - Anh Nguyễn Hữu Tấn sinh 1979 được Công An Tx Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trả xác chiều nay vào lúc 5 g ngày 3/5.
Bảo vệ công lý hay bảo vệ Đảng?
Vụ việc xảy ra hôm 3-5-2017, gia đình nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn đã cáo buộc công an Vĩnh Long đã cắt cổ ông Nguyễn Hữu Tấn, ngay sau khi chính cơ quan này đã bắt giữ và đưa ông này về trụ sở công an tỉnh. Ông Tấn bị công an Vĩnh Long cho rằng đã phạm tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88, Bộ Luật Hình sự.
Ở đây, cũng tương tự như câu dẫn quen thuộc khi tuyên án, các công an viên của tỉnh Vĩnh Long thực ra cũng hành xử không vì “công lý”, mà là vì nhiệm vụ “bảo vệ Đảng Cộng sản”, khi họ cũng nhân danh “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó thể hiện rõ trong Luật Công an nhân dân:
“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân: 1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an”.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết, vào khoảng 17 giờ ngày 2-5-2017, công an thị xã Bình Minh và công an tỉnh Vĩnh Long đã đưa một lực lượng rất đông đến bắt ông Nguyễn Hữu Tấn và khám xét nhà. Lý do là công an nghi ngờ ông Tấn có hành vi “lật đổ chế độ và tuyên truyền chống nhà nước” qua việc làm cờ Vàng (của chế độ VNCH, trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam) nên cần “bắt giữ khẩn cấp”. Đến 11 giờ ngày 3-5-2017, gia đình ông Tấn đến công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm về ông, công an cho biết ông Tấn đã chết vì tự sát (dùng dao cắt cổ). Đến 18 giờ cùng ngày, công an chở xác ông Tấn về giao cho gia đình ông.
Gia đình nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn cho biết họ không hề nghe đọc Quyết định tạm giữ khi công an tỉnh Vĩnh Long đến bắt ông Tấn. Theo luật định, trường hợp nghi vấn ông Tấn vi phạm vào Điều 88, Bộ Luật Hình sự, thì tình tiết thực tế cho thấy ông Tấn không nằm trong trường hợp phải “bắt giữ khẩn cấp”. Biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2004. Theo đó, bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm, hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.
Như vậy có thể thấy rằng căn cứ pháp lý duy nhất để công an tỉnh Vĩnh Long quyết định “bắt khẩn cấp” ông Nguyễn Hữu Tấn, là “bảo vệ Đảng Cộng sản” theo Điều 5.1, Luật Công an nhân dân.
Khi công lý không là lẽ phải
Nếu công lý là lẽ phải, thì trong trường hợp ông Đinh La Thăng, cần truy xét vì sao những sai phạm trong quản lý doanh nghiệp của ông Đinh La Thăng đã được ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản không những chỉ bỏ qua, mà còn đồng ý phê chuẩn ông Đinh La Thăng vào chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, và tiếp sau đó là cử ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh?.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tư pháp) cho rằng lâu nay có xét xử, có tuyên án “nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, có thi hành án, nhưng rất nhiều vụ việc không có lẽ phải, bởi đó chỉ là “công lý hình thức”, là “phản công lý” nấp dưới cái vỏ của một bản án. Khi tình trạng này kéo dài và trầm trọng, nhân dân sẽ mất niềm tin vào quyền tư pháp, và sự bất bình đối với cơ quan xét xử tích tụ lại, đẩy người dân tới chỗ “tự xét xử” bằng những biện pháp phi chính thống, thậm chí phi pháp.
Trong giới luật sư vẫn ngầm hiểu rằng lâu nay, khi mà quyền lực Đảng vẫn đứng trên cả Hiến pháp (Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 cho biết bản Hiến pháp này là “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”), thì trong rất nhiều vụ án, “công lý hình thức”, công lý không hề đại diện cho lẽ phải, mà nhằm để phục vụ cho lợi ích của Đảng cầm quyền. Dễ thấy nhất là tố tụng hình sự, dân sự chưa theo nguyên tắc tranh tụng, và vẫn có chuyện thỉnh thị án.
Xét xử vì công lý khác với xét xử không vì công lý, mà vì một thứ gì đó, như để bảo vệ Đảng Cộng sản. Xét xử không vì công lý thì tòa án trở thành công cụ, thiết chế bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích thân quen của Đảng cầm quyền, của quan chức nhà nước. Và thuật ngữ “chủ nghĩa thân hữu” đã được hình thành để chỉ những hành vi của nhóm lợi ích được khoác áo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết, vào khoảng 17 giờ ngày 2-5-2017, công an thị xã Bình Minh và công an tỉnh Vĩnh Long đã đưa một lực lượng rất đông đến bắt ông Nguyễn Hữu Tấn và khám xét nhà. Lý do là công an nghi ngờ ông Tấn có hành vi “lật đổ chế độ và tuyên truyền chống nhà nước” qua việc làm cờ Vàng (của chế độ VNCH, trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam) nên cần “bắt giữ khẩn cấp”. Đến 11 giờ ngày 3-5-2017, gia đình ông Tấn đến công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm về ông, công an cho biết ông Tấn đã chết vì tự sát (dùng dao cắt cổ). Đến 18 giờ cùng ngày, công an chở xác ông Tấn về giao cho gia đình ông.
Gia đình nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn cho biết họ không hề nghe đọc Quyết định tạm giữ khi công an tỉnh Vĩnh Long đến bắt ông Tấn. Theo luật định, trường hợp nghi vấn ông Tấn vi phạm vào Điều 88, Bộ Luật Hình sự, thì tình tiết thực tế cho thấy ông Tấn không nằm trong trường hợp phải “bắt giữ khẩn cấp”. Biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2004. Theo đó, bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm, hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.
Như vậy có thể thấy rằng căn cứ pháp lý duy nhất để công an tỉnh Vĩnh Long quyết định “bắt khẩn cấp” ông Nguyễn Hữu Tấn, là “bảo vệ Đảng Cộng sản” theo Điều 5.1, Luật Công an nhân dân.
Khi công lý không là lẽ phải
Nếu công lý là lẽ phải, thì trong trường hợp ông Đinh La Thăng, cần truy xét vì sao những sai phạm trong quản lý doanh nghiệp của ông Đinh La Thăng đã được ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản không những chỉ bỏ qua, mà còn đồng ý phê chuẩn ông Đinh La Thăng vào chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, và tiếp sau đó là cử ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh?.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tư pháp) cho rằng lâu nay có xét xử, có tuyên án “nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, có thi hành án, nhưng rất nhiều vụ việc không có lẽ phải, bởi đó chỉ là “công lý hình thức”, là “phản công lý” nấp dưới cái vỏ của một bản án. Khi tình trạng này kéo dài và trầm trọng, nhân dân sẽ mất niềm tin vào quyền tư pháp, và sự bất bình đối với cơ quan xét xử tích tụ lại, đẩy người dân tới chỗ “tự xét xử” bằng những biện pháp phi chính thống, thậm chí phi pháp.
Trong giới luật sư vẫn ngầm hiểu rằng lâu nay, khi mà quyền lực Đảng vẫn đứng trên cả Hiến pháp (Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 cho biết bản Hiến pháp này là “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”), thì trong rất nhiều vụ án, “công lý hình thức”, công lý không hề đại diện cho lẽ phải, mà nhằm để phục vụ cho lợi ích của Đảng cầm quyền. Dễ thấy nhất là tố tụng hình sự, dân sự chưa theo nguyên tắc tranh tụng, và vẫn có chuyện thỉnh thị án.
Xét xử vì công lý khác với xét xử không vì công lý, mà vì một thứ gì đó, như để bảo vệ Đảng Cộng sản. Xét xử không vì công lý thì tòa án trở thành công cụ, thiết chế bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích thân quen của Đảng cầm quyền, của quan chức nhà nước. Và thuật ngữ “chủ nghĩa thân hữu” đã được hình thành để chỉ những hành vi của nhóm lợi ích được khoác áo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét