VNTB- Vì sao báo chí ở Việt Nam đều có chung một tổng biên tập?
Reply
news, opposite, Trúc Giang – Minh Văn, Vì sao báo chí ở Việt Nam đều có chung một tổng biên tập?, VNTB
14.3.17
Trúc Giang – Minh Văn
(VNTB) - Không vì những quan điểm trái chiều, không đồng tình trên các diễn đàn mà Đảng và Nhà nước sẵn sàng quy chụp các ý kiến là phản động, là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” với các cáo buộc vào điều 88, 258 Bộ Luật hình sự để bỏ tù người dân.
Báo chí phải chung một tiếng nói
Ở Việt Nam, không có tổng biên tập nào không là đảng viên Đảng Cộng sản. Lẽ đó, theo Hiến định ở điều 4, các tổng biên tập đều phải răm rắp theo lời cơ quan tuyên giáo của Đảng.
Tại các cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ, phía tuyên giáo luôn nhắc nhở, đại ý rằng: “Báo chí nước ta là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Tôn chỉ, mục đích của báo chí, trước hết và trên hết là phục vụ nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của Đất nước và của dân tộc. Báo chí phải luôn luôn thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Những vấn đề nêu trên của tuyên giáo được thể hiện thông qua các nhiệm vụ, mục tiêu và các quyết định của cơ quan chủ quản báo chí. Hàm lượng chính trị của mỗi số báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình tuỳ thuộc vào hàm lượng chính trị trong mỗi tác phẩm báo chí được tuyển chọn và phản ánh, chứ không phải chỉ là “chuyện chính trị” thông thường, mà đó chính là tính định hướng, là vấn đề thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích.
“Đây chính là tính chính trị cao nhất của tờ báo không những mỗi thành viên trong cơ quan phải hiểu được và tuân thủ, mà quan trọng nhất vẫn là của người đứng đầu với tư cách là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng và lan truyền thông tin. Bởi thế cho nên, tổng biên tập trước hết, phải có tiêu chuẩn về chính trị. Không có hoặc không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, tờ báo rất dễ đi vào sai lạc, mất tính định hướng, không đảm bảo tôn chỉ, mục đích”.
Những nội dung nói ở trên là những bài học thuộc “khuôn vàng, thước ngọc” mà bất kỳ nhà báo “cách mạng Việt Nam” nào cũng phải luôn nằm lòng.
Báo chí có chung một tổng biên tập
Như phân tích vừa nêu, cho thấy trước hết, với tư cách là tiếng nói, cơ quan ngôn luận của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể... thì về nguyên tắc, nhất nhất phải tuân thủ sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản thông qua một số sở, ban, cơ quan chuyên trách quản lý báo chí. Với những vấn đề “nhạy cảm”, bức xúc xảy ra ở ngành, lĩnh vực, địa phương thì trước khi đăng tải, phát sóng, các báo buộc phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Thứ hai, mặc dù tôn chỉ, mục đích của tờ báo, tạp chí đều có ghi: là tiếng nói, cơ quan ngôn luận của cấp ủy đảng, chính quyền, của tổ chức quần chúng và của nhân dân hay của hội viên này, đoàn thể khác…, nhưng trong thực tế, tiếng nói của người dân, quần chúng, hội viên, đoàn viên bình thường ít được coi trọng, đăng tải cho dù tiếng nói đó là đúng đắn, phản ánh đúng thực trạng những gì diễn ra trong thực tiễn.
Do bị cơ chế cơ quan chủ quản ràng buộc, cho nên, một số biên tập viên, thậm chí cả tổng biên tập biết mười mươi cán bộ lãnh đạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình vi phạm Điều lệ Đảng, Điều lệ hội, chính sách, pháp luật của Nhà nước… nhưng vẫn “im như thóc”, không dám đăng tải những vấn đề tiêu cực, nổi cộm, bức xúc đó trên báo, tạp chí của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Rất nhiều trường hợp vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đấu tranh thì “tránh đâu”?
Trong khi đó, chính những báo chí đó lại “chiến đấu” rất hăng, đưa tin rất tỷ mỷ những vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở bộ, ngành, địa phương khác. Nói theo cách của dân tuyên huấn, thì đây là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với vai trò, tính chiến đấu của báo chí, của cấp ủy đảng, chính quyền tại bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương đó.
Quần chúng nhân dân nghĩ rằng “bụt chùa nhà không thiêng”. Vì vậy, tình trạng gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp hoặc gửi đến các cơ quan báo chí thuộc bộ, ngành, địa phương khác, thậm chí tụ tập đông người đi kiện tụng vượt cấp kéo dài ở nhiều nơi là điều dễ hiểu.
Như vậy, nếu đặt vấn đề về tiếng nói phản biện xã hội của báo chí Việt Nam, thì chuyện chính kiến của các tòa soạn báo và phóng viên báo chí thông qua tác phẩm báo chí của mình, để thực hiện phản biện xã hội trước một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội…, là hiếm hoi, nếu thực tế đó đi ngược lại với quyền lợi, hay làm xấu đi hình ảnh của Đảng cộng sản.
Cũng khó trách, vì chủ thể của sự phản biện ở đây thuộc về các cơ quan báo chí và nhà báo trong khuôn khổ là một bộ phận của hệ thống các cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của Đảng. Và chỉ khi có “bật đèn xanh” từ cấp Đảng, báo chí mới mạnh dạn với tư cách một chủ thể, tổ chức chính trị - xã hội, để lên tiếng phản biện và chịu trách nhiệm về quan điểm, chính kiến của mình. Hàng loạt vụ việc tai tiếng của Formosa Hà Tĩnh trong suốt một năm qua là ví dụ dễ thấy nhất.
Đảng không phải là… “ông kẹ”
Thứ hai, mặc dù tôn chỉ, mục đích của tờ báo, tạp chí đều có ghi: là tiếng nói, cơ quan ngôn luận của cấp ủy đảng, chính quyền, của tổ chức quần chúng và của nhân dân hay của hội viên này, đoàn thể khác…, nhưng trong thực tế, tiếng nói của người dân, quần chúng, hội viên, đoàn viên bình thường ít được coi trọng, đăng tải cho dù tiếng nói đó là đúng đắn, phản ánh đúng thực trạng những gì diễn ra trong thực tiễn.
Do bị cơ chế cơ quan chủ quản ràng buộc, cho nên, một số biên tập viên, thậm chí cả tổng biên tập biết mười mươi cán bộ lãnh đạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình vi phạm Điều lệ Đảng, Điều lệ hội, chính sách, pháp luật của Nhà nước… nhưng vẫn “im như thóc”, không dám đăng tải những vấn đề tiêu cực, nổi cộm, bức xúc đó trên báo, tạp chí của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Rất nhiều trường hợp vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đấu tranh thì “tránh đâu”?
Trong khi đó, chính những báo chí đó lại “chiến đấu” rất hăng, đưa tin rất tỷ mỷ những vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở bộ, ngành, địa phương khác. Nói theo cách của dân tuyên huấn, thì đây là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với vai trò, tính chiến đấu của báo chí, của cấp ủy đảng, chính quyền tại bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương đó.
Quần chúng nhân dân nghĩ rằng “bụt chùa nhà không thiêng”. Vì vậy, tình trạng gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp hoặc gửi đến các cơ quan báo chí thuộc bộ, ngành, địa phương khác, thậm chí tụ tập đông người đi kiện tụng vượt cấp kéo dài ở nhiều nơi là điều dễ hiểu.
Như vậy, nếu đặt vấn đề về tiếng nói phản biện xã hội của báo chí Việt Nam, thì chuyện chính kiến của các tòa soạn báo và phóng viên báo chí thông qua tác phẩm báo chí của mình, để thực hiện phản biện xã hội trước một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội…, là hiếm hoi, nếu thực tế đó đi ngược lại với quyền lợi, hay làm xấu đi hình ảnh của Đảng cộng sản.
Cũng khó trách, vì chủ thể của sự phản biện ở đây thuộc về các cơ quan báo chí và nhà báo trong khuôn khổ là một bộ phận của hệ thống các cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của Đảng. Và chỉ khi có “bật đèn xanh” từ cấp Đảng, báo chí mới mạnh dạn với tư cách một chủ thể, tổ chức chính trị - xã hội, để lên tiếng phản biện và chịu trách nhiệm về quan điểm, chính kiến của mình. Hàng loạt vụ việc tai tiếng của Formosa Hà Tĩnh trong suốt một năm qua là ví dụ dễ thấy nhất.
Đảng không phải là… “ông kẹ”
Trong thế giới phẳng, thời đại thông tin phát triển mạnh như vũ bão, với một đất nước có 54 dân tộc, hơn 90 triệu dân và khoảng 4 triệu kiều bào ở nước ngoài... thì mặc dù là quốc gia độc Đảng, song để Đảng ấy không bị quần chúng oán ghét, thì Đảng phải hiểu rằng cần khuyến khích, phát huy mọi thành phần giai cấp, tầng lớp trong xã hội có ý kiến, thể hiện chính kiến trên báo chí, tham gia phản biện xã hội; đồng thời các cơ quan nhà nước cũng luôn phải lắng nghe, sàng lọc và tiếp thu những ý kiến đóng góp chân thành, những tiếng nói tâm huyết, những đề xuất, kiến nghị, hiến kế nhằm xây dựng chính sách ngày càng tốt hơn.
Nói theo cách của dân tuyên huấn, phản biện xã hội qua báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do, dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Mọi sự phản biện xã hội trên báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, điều hành và quản lý của Nhà nước trên mọi mặt đời sống xã hội ngày càng tốt hơn.
Nôm na, phản biện xã hội qua báo chí là việc nêu ý kiến, bình luận hay tranh luận bằng báo chí của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhân dân, các tổ chức xã hội... nhằm thể hiện sự đồng tình, không đồng tình hoặc bác bỏ của xã hội hay một bộ phận xã hội về một vấn đề, một quan điểm còn chưa rõ ràng, chưa đúng, chưa tạo được sự đồng thuận xã hội trong chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Không vì những quan điểm trái chiều, không đồng tình trên các diễn đàn mà Đảng và Nhà nước sẵn sàng quy chụp các ý kiến là phản động, là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” với các cáo buộc vào điều 88, 258 Bộ Luật hình sự để bỏ tù người dân.
Nói theo cách của dân tuyên huấn, phản biện xã hội qua báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do, dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Mọi sự phản biện xã hội trên báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, điều hành và quản lý của Nhà nước trên mọi mặt đời sống xã hội ngày càng tốt hơn.
Nôm na, phản biện xã hội qua báo chí là việc nêu ý kiến, bình luận hay tranh luận bằng báo chí của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhân dân, các tổ chức xã hội... nhằm thể hiện sự đồng tình, không đồng tình hoặc bác bỏ của xã hội hay một bộ phận xã hội về một vấn đề, một quan điểm còn chưa rõ ràng, chưa đúng, chưa tạo được sự đồng thuận xã hội trong chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Không vì những quan điểm trái chiều, không đồng tình trên các diễn đàn mà Đảng và Nhà nước sẵn sàng quy chụp các ý kiến là phản động, là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” với các cáo buộc vào điều 88, 258 Bộ Luật hình sự để bỏ tù người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét