Hơn 500 dân thuộc Giáo Phận Vinh lên ủy ban xã đòi đất đai của giáo xứ
Reply
democracy, news
15.3.17
ảnh: JB Thái Pháp
Chiều ngày 13.03.2017 hơn 500 người dân giáo xứ Nghi Lộc đã kéo đến ủy ban nhân dân (UBND) xã Diễn Hạnh, Nghệ An để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại đất bị “mượn”, rồi tự ý bán cho tư nhân trong suốt 30 năm nay.
Giáo dân bày tỏ sự phẫn nộ, vì đã nhiều lần kiến nghị trả lại đất, nhưng bị phớt lờ và còn bao che cho nhau để xè xẻo đất đai của giáo xứ.
Dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV), giáo dân đã ôn hòa chất vấn các lãnh đạo xã về cách giải quyết vụ việc, tuy vậy phía ủy ban xã Diễn Hạnh vẫn lắt léo né tránh trả lời càng khiến cho cuộc họp thêm phần căng thẳng.
Khu đất mà người dân đòi trước đây là một ngôi trường mang tên Thiên Khải Đường thuộc quyền của giáo xứ, được xây dựng năm 1949. Nhà trường này có 9 phòng học, dãy phòng phía Đông nằm sát đường 205. Trong thời chiến tranh, đây là nơi cất giấu lương thực, thực phẩm cho quân đội cộng sản Bắc Việt. Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam thì cơ sở đã xuống cấp nghiêm trọng. Giáo xứ đã đề nghị nhà cầm quyền hỗ trợ để sửa chữa lại nhưng không được. Nhà cầm quyền đã lấy một phần dãy trường phía Đông để làm hợp tác xã nông nghiệp và sau làm nhà trẻ khu vực 2. Mãi tới năm 1992 mới trả lại khu này cho xứ.
Năm 1985, ông Lại Xuân Tuyển, Chủ tịch xã Diễn Hạnh đã tự ý cắt một phần đất nền của 5 phòng học đã tháo dỡ và phần sân trường Thiên Khải Đường nằm sát đường 205 cho anh Đinh Sơn Hải, con trai ông Đinh Sơn Long làm đất thổ cư. Khu đất bị cắt bán này rộng khoảng khoảng 500m2. Đến năm 1993, ông Lại Xuân Tuyển lại tự ý bán 300m2 đất còn lại của sân trường Thiên Khải Đường cho ông Đinh Sơn Long với giá 750.000đ (Bảy trăm năm mươi ngàn đồng).
HĐMV giáo xứ đã nhiều lần đệ đơn gửi ban ngành các cấp kêu cứu về tình trạng này. Do được xã “bảo kê”, nên năm 1994, ông Long làm móng xây nhà trên nền đất của Thiên Khải Đường mà ông đã mua. Vụ này bị phản đối. Sau đó nhà cầm quyền buộc phải cắt tạm cho ông Long một miếng đất khác.
Nhưng đến tháng 11 năm 2016, Đinh Sơn Phương, con trai ông Long lại dự định đổ đá, gạch để xây nhà trên nền trường cũ đó. Cả giáo xứ đã phản đối. Vào ngày 14 tháng 1 năm 2017, Giáo xứ đã làm đơn kiến nghị về quyền sử dụng đất gửi lên UBND tỉnh, huyện, xã.
Ngày 27 tháng 2 năm 2017 UBND xã Diễn Hạnh đã gửi văn bản số 04/CV-UBND v/v trả lời kiến nghị của Giáo xứ Nghi Lộc cho giáo xứ. Ông Tuyên, thuộc HĐMV xứ Nghi Lộc cho biết “dù đã trả lời bằng văn bản nhưng nội dung thì lại không rõ ràng”.
Trong cuộc họp sáng nay, đại diện UBND xã Diễn Hạnh vẫn khẳng định rằng việc bán đất cho ông Long vào năm 1989 là đúng quy định pháp luật. Điều này đã khiến các giáo dân phẫn nộ. Sau đó thì phía xã đã phải nhượng bộ bằng cách là sẽ hẹn người dân vào một dịp khác.
Giáo xứ Nghi Lộc, thuộc giáo hạt Đông Tháp, giáo phận Vinh, được thành lập năm 1929. Là một xứ đạo có lịch sử lâu đời và hào hùng. Hiện nay giáo xứ có khoảng 3000 tín hữu. Tuy chính thức thành lập năm 1929, nhưng từ trước đó hơn nửa thế kỷ, dòng lịch sử của Nghi Lộc đã được viết nên từ những giọt mồ hôi, cùng máu và nước mắt trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mình.
Anh Thái Anh Pháp cho biết “người dân rất quyết tâm, họ cam kết sẽ không bỏ qua cho đến khi lấy lại được tài sản chung của giáo xứ. Trong cuộc họp các ông trong HĐMV nói sẽ đi mãi cho tới khi đòi lại được đất thì mới bỏ qua.”
Quốc Hiếu/SBTN
Chiều ngày 13.03.2017 hơn 500 người dân giáo xứ Nghi Lộc đã kéo đến ủy ban nhân dân (UBND) xã Diễn Hạnh, Nghệ An để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại đất bị “mượn”, rồi tự ý bán cho tư nhân trong suốt 30 năm nay.
Giáo dân bày tỏ sự phẫn nộ, vì đã nhiều lần kiến nghị trả lại đất, nhưng bị phớt lờ và còn bao che cho nhau để xè xẻo đất đai của giáo xứ.
Dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV), giáo dân đã ôn hòa chất vấn các lãnh đạo xã về cách giải quyết vụ việc, tuy vậy phía ủy ban xã Diễn Hạnh vẫn lắt léo né tránh trả lời càng khiến cho cuộc họp thêm phần căng thẳng.
Khu đất mà người dân đòi trước đây là một ngôi trường mang tên Thiên Khải Đường thuộc quyền của giáo xứ, được xây dựng năm 1949. Nhà trường này có 9 phòng học, dãy phòng phía Đông nằm sát đường 205. Trong thời chiến tranh, đây là nơi cất giấu lương thực, thực phẩm cho quân đội cộng sản Bắc Việt. Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam thì cơ sở đã xuống cấp nghiêm trọng. Giáo xứ đã đề nghị nhà cầm quyền hỗ trợ để sửa chữa lại nhưng không được. Nhà cầm quyền đã lấy một phần dãy trường phía Đông để làm hợp tác xã nông nghiệp và sau làm nhà trẻ khu vực 2. Mãi tới năm 1992 mới trả lại khu này cho xứ.
Năm 1985, ông Lại Xuân Tuyển, Chủ tịch xã Diễn Hạnh đã tự ý cắt một phần đất nền của 5 phòng học đã tháo dỡ và phần sân trường Thiên Khải Đường nằm sát đường 205 cho anh Đinh Sơn Hải, con trai ông Đinh Sơn Long làm đất thổ cư. Khu đất bị cắt bán này rộng khoảng khoảng 500m2. Đến năm 1993, ông Lại Xuân Tuyển lại tự ý bán 300m2 đất còn lại của sân trường Thiên Khải Đường cho ông Đinh Sơn Long với giá 750.000đ (Bảy trăm năm mươi ngàn đồng).
HĐMV giáo xứ đã nhiều lần đệ đơn gửi ban ngành các cấp kêu cứu về tình trạng này. Do được xã “bảo kê”, nên năm 1994, ông Long làm móng xây nhà trên nền đất của Thiên Khải Đường mà ông đã mua. Vụ này bị phản đối. Sau đó nhà cầm quyền buộc phải cắt tạm cho ông Long một miếng đất khác.
Nhưng đến tháng 11 năm 2016, Đinh Sơn Phương, con trai ông Long lại dự định đổ đá, gạch để xây nhà trên nền trường cũ đó. Cả giáo xứ đã phản đối. Vào ngày 14 tháng 1 năm 2017, Giáo xứ đã làm đơn kiến nghị về quyền sử dụng đất gửi lên UBND tỉnh, huyện, xã.
Ngày 27 tháng 2 năm 2017 UBND xã Diễn Hạnh đã gửi văn bản số 04/CV-UBND v/v trả lời kiến nghị của Giáo xứ Nghi Lộc cho giáo xứ. Ông Tuyên, thuộc HĐMV xứ Nghi Lộc cho biết “dù đã trả lời bằng văn bản nhưng nội dung thì lại không rõ ràng”.
Trong cuộc họp sáng nay, đại diện UBND xã Diễn Hạnh vẫn khẳng định rằng việc bán đất cho ông Long vào năm 1989 là đúng quy định pháp luật. Điều này đã khiến các giáo dân phẫn nộ. Sau đó thì phía xã đã phải nhượng bộ bằng cách là sẽ hẹn người dân vào một dịp khác.
Giáo xứ Nghi Lộc, thuộc giáo hạt Đông Tháp, giáo phận Vinh, được thành lập năm 1929. Là một xứ đạo có lịch sử lâu đời và hào hùng. Hiện nay giáo xứ có khoảng 3000 tín hữu. Tuy chính thức thành lập năm 1929, nhưng từ trước đó hơn nửa thế kỷ, dòng lịch sử của Nghi Lộc đã được viết nên từ những giọt mồ hôi, cùng máu và nước mắt trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mình.
Anh Thái Anh Pháp cho biết “người dân rất quyết tâm, họ cam kết sẽ không bỏ qua cho đến khi lấy lại được tài sản chung của giáo xứ. Trong cuộc họp các ông trong HĐMV nói sẽ đi mãi cho tới khi đòi lại được đất thì mới bỏ qua.”
Quốc Hiếu/SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét