Ai là “lãnh đạo Tập đoàn PVN giai đoạn 2006 - 2011”? *
Reply
news
18.3.17
Tài chính dầu khí và 'vũng lầy' PVN: Che giấu sai phạm khi mất vốn
Thanh Niên
Trụ sở Tập đoàn PVN
Đứng trước nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỉ đồng vốn nhà nước, hai “mẹ con” PVFC Invest và PVFC cùng nhau thực hiện kế “kim thiền thoát xác”, tiến hành tái cấu trúc, thay tên đổi họ, nhằm xóa đi các dấu vết sai phạm.
TIN LIÊN QUAN
Tài chính dầu khí và 'vũng lầy' PVN: Ném nghìn tỉ vào dự án 'vịt trời'
Tài chính dầu khí và 'vũng lầy' PVN
Thua lỗ nặng nề, mất vốn Nhà nước Ngoài những khoản đầu tư khó hiểu, ném hàng nghìn tỉ qua cửa sổ, kể từ khi được thành lập, 2007, cho đến năm 2010, CTCP đầu tư và tài chính dầu khí (PVFC Invest) gần như không có bất cứ hoạt động đầu tư thực chất nào. PVFC Invest, chủ yếu, nhận vốn ủy thác từ Tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí (PVFC), sau đó mua đi bán lại cổ phần, rót vốn đầu tư vào các dự án “trên giấy” gây thua lỗ, thất thoát vốn.
Theo biên bản cuộc họp liên tịch giữa Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát PVFC để tìm cách giải cứu PVFC Invest (5.2011), tính đến thời điểm 31.12.2010: doanh thu của PVFC Invest chỉ đạt 178 tỉ đồng, trong khi chi phí 470 tỉ đồng, lỗ lũy kế 559 tỉ. Như vậy, lỗ lũy kế (559 tỉ đồng) đã vượt quá vốn điều lệ (500 tỉ). Cuộc họp đánh giá, “PVFC Invest đang trong tình trạng đặc biệt khó khăn và hoàn toàn đủ điều kiện phá sản”. Theo biên bản này, cuộc họp cũng đã yêu cầu PVFC Invest (từ tháng 5.2011) phải lập tức đổi tên và không được mang họ “Dầu khí”.
Trong giai đoạn này, ông Nguyễn Xuân Sơn là “mắt xích” quan trọng khi có giai đoạn giữ chức Phó tổng giám đốc PVFC kiêm Chủ tịch HĐQT PVFC Land, một cầu nối bật tường trung chuyển vốn từ PVFC xuống PVFC Invest.
Hợp nhất, đổi tên xóa dấu vết
Để xóa dấu vết của thương vụ ủy thác đầu tư trả chậm của cán bộ nhân viên, PVFC Invest đã ký hợp đồng mua bán với CTCP đầu tư và xây dựng Sông Đà (SDCON), ngày 24.12.2010, bán toàn bộ 11.217.247 cổ phiếu của PVFC (mã PVF) cho SDCON với giá trên hợp đồng gần 420 tỉ đồng để che giấu khoản lỗ gần 150 tỉ đồng trên báo cáo tài chính. Trên thực tế, thương vụ này chỉ tức thời giúp PVFC làm đẹp sổ sách vì SDCON chỉ chuyển chưa đến 20 tỉ đồng, phần còn lại của "hợp đồng" chưa từng được thực hiện. SDCON lúc đó là cổ đông nắm giữ 6,65% vốn điều lệ OceanBank.
"Họ Dầu khí" của PVFC Invest sau đó được lần lượt đổi dần trong nửa đầu năm 2011: tháng 3.2011, đổi thành Petro Assets; tháng 6.2011 đổi thành VN Assets; rồi sau đó bị PVFC ngấm ngầm bán trao tay cho tư nhân là Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh (ATC) với giá chuyển nhượng vỏn vẹn 20 triệu đồng, tức 1 đồng/cổ phiếu.
Tiền thân của ATC là CTCP công nghiệp Thiên Quan, lại chính là con nợ phá sản bị PVFC xiết nợ bán hết tài sản máy móc thiết bị, gây thiệt hại tín dụng cho PVFC trên 110 tỉ đồng (tổng dư nợ gần 120 tỉ đồng, tiền bán thanh lý tài sản thu về 3,9 tỉ đồng). Lãnh đạo PVFC ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tài sản cho Thiên Quan vay vốn là ông Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Phó tổng giám đốc PVFC.
Ngay trong thương vụ ATC gây thiệt hại 110 tỉ đồng cho PVFC đã có nhiều dấu hiệu vi phạm. Năm 2007, ATC được PVFC cho vay 120 tỉ đồng để xây Nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên, trong đó có 40 tỉ đồng làm vốn lưu động. ATC đã dùng toàn bộ số tiền đó để nhập một dây chuyền cũ nát về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã bày ra việc chuyển đổi 40 tỉ đồng vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng). Tháng 6.2009 nhà máy ngưng hoạt động, tháng 7.2011, PVFC kêu bán thanh lý nhưng mãi tới tháng 2.2012 mới bán được với giá... 3,9 tỉ đồng.
Công ty ATC có vốn điều lệ thực tế chỉ 21 tỉ đồng, ngừng hoạt động từ tháng 6.2009 và đã phá sản từ tháng 7.2011. Vậy mà ông Lương Anh Cường “chủ tịch kiêm giám đốc” công ty này tự kê khai tài sản đảng viên năm 2013 là mình sở hữu trên 45 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu ATC, biến ATC thành của riêng trong khi ông Cường không hề có cổ phần nào, tự hợp thức hóa chức danh cho mình để rồi sử dụng pháp nhân ATC ký “Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần” mua lại 41% vốn điều lệ PVFC Invest (khi đó đã bị đổi tên thành VN Assets, giá trị sổ sách trên báo cáo tài chính còn 707 tỉ đồng) với mức giá không tưởng chỉ có 20 triệu đồng, tức 1 đồng/cổ phần. Thiệt hại tài sản nhà nước từ việc “bán” Công ty VN Assets cho nhóm lợi ích thân hữu này là 291 tỉ đồng (41% vốn điều lệ), có dấu hiệu “tiếp tay” của một số cán bộ cơ quan chức năng trong việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp VN Assets trái phép sang tên để nhóm lợi ích này ngang nhiên chiếm đoạt công ty và “hỗ trợ” PVFC thu hồi các hồ sơ, tài liệu, chứng từ... hòng xóa dấu vết.
Từng được coi là "một cánh chim đầu đàn của Tập đoàn dầu khí", báo cáo nợ có vấn đề năm 2012 của PVFC cho thấy, có trên 8.500 tỉ đồng nợ xấu tập trung vào 5 nhóm: thép, tàu biển, thủy điện, bất động sản và nhóm ngành khác. Trong đó hầu hết là các khách hàng không có khả năng hoàn trả (Vinashin, Vinalines, một số khách hàng sắt thép, bất động sản, thủy điện...).
Trách nhiệm của PVN đến đâu ?
Theo báo cáo tài chính và biên bản các cuộc họp giữa PVFC và PVFC Invest, trong số 240 tỉ đồng ủy thác đầu tư dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua CBCNV mà NHNN xác định "cố ý làm trái", đến nay chỉ mới thu hồi được 10 tỉ đồng. Trong số 510 tỉ đồng ủy thác dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần PVFC cổ phần hóa tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỉ đồng gốc, 86 tỉ đồng tiền lãi.
Những sai phạm của PVFC, theo PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, là: “Sở hữu chéo, chuyển tiền xuống các công ty con qua hợp đồng ủy thác đầu tư. Điều hành các công ty con để kinh doanh mạo hiểm, trái luật: chứng khoán, bất động sản, mua bán vòng vèo thông đồng trốn thuế, chuyển tiền nhà nước vào túi tư nhân, móc ngoặc doanh nghiệp sân sau của PVFC rút ruột tài sản và tiền của công ty con, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cổ đông khác... Sau tất cả những sai phạm đó thì đổi tên các doanh nghiệp thua lỗ; giấu lỗ bằng thủ thuật ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản giả tạo. “Bán” công ty con thua lỗ cho doanh nghiệp sân sau, rút ruột hết tài sản rồi xóa sổ công ty con (PVFC Invest). Sáp nhập một số công ty con thua lỗ chưa thể phá sản (Mỹ Khê - VN) vào công ty con khác”.
Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, các khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC và PVFC Invest trong giai đoạn 2006 - 2011 có trách nhiệm từ lãnh đạo Tập đoàn PVN. Bởi PVN là công ty mẹ, sở hữu 78% vốn tại công ty con PVFC, PVFC lại sở hữu 59% vốn của công ty cháu PVFC Invest và 99% tại Mỹ Khê VN. “Những vi phạm này cần được các cơ quan chức năng làm rõ”, ông Long kiến nghị.
Anh Vũ
--------------------
* Tựa đề do VNTB đặt
--------------------
* Tựa đề do VNTB đặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét