Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017
Người Nhật đã chịu hết nổi người Việt?
VNTB- Người Nhật đã chịu hết nổi người Việt?
1
Kiều Phong, news, Người Nhật đã chịu hết nổi người Việt?, opposite, VNTB
2.2.17
Kiều Phong
(VNTB) - Vừa qua, được biết chính phủ Nhật sắp tài trợ cho chính phủ tham nhũng của Việt Nam, rất đông dân Nhật đã công khai tỏ ý phản đối. Sau nhiều năm dung dưỡng dân Việt Nam không thành vấn đề, đến bây giờ hình như người Nhật đã chịu hết nổi người Việt.
Một bảng cấm người Việt trên đất Nhật
Người Việt và chuyện thị phi trên đất Nhật
Nguyên nhân của lòng tốt dân Nhật danh cho lao động Việt là một đặc cách lớn thì đúng hơn là lợi dụng lao động giá rẻ, bởi lẽ nếu là vì giá rẻ thì tại sao người Nhật lại không thuê người từ các nước châu Phi, hoặc gần hơn là các nước nghèo châu Á?
Cũng do một mối quan hệ rất đặc thù giữa hai nước như vậy, nhiều trường đại học ở Nhật tiếp nhận sinh viên Việt. Trong đó, có nhiều người Việt đã thành danh trên nước Nhật. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến giáo sư Trần Văn Thọ- giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda ở thủ đô Tokyo, cố vấn kinh tế tối cao của cả nước Nhật. Những sĩ phu gốc Việt như giáo sư Trần Văn Thọ, khi đã nhập quốc tịch Nhật nhưng vì tình thương đồng bào ở cố quốc (native nation) vẫn làm nhiều điều cho dân Việt tại Nhật. Có một thời mà người người đi Nhật, nhà nhà đi Nhật để thoát khỏi đói nghèo.
Vào thời kỳ đầu tiên, đi Nhật là một niềm tự hào. Ai đi được Nhật thì trở về nức tiếng với họ hàng làng xóm. Đó là thời mà số dân Việt sang Nhật lao động còn ít. Ngày nay, dân Việt chạy sang Nhật như hàng đàn chim di cư, mang theo những bệnh tật. Một số người Việt với một bản tính bất trắc mà đến đâu dân nước người cũng phải lắc đầu. Vào thời cao điểm xã hội chủ nghĩa của Lê Duẩn, dân Việt sang Nga ồ ạt và đã lây nhiễm những thói hư tật xấu cho dân Nga, sau một thời gian ăn hối lộ của người Việt thì quan chức Nga bây giờ cũng không có tiền là không xong. Thời xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, dân Việt lại ồ ạt chạy sang một nước tư bản khác là Nhật Bản. Tại đây, dân Việt Nam đã gây ra vô số thị phi trên nước Nhật. Vừa rồi dân Nhật có làn sóng phản đối chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với người Việt. Họ cho rằng người Việt chỉ để ăn trộm ăn cắp, bỏ trốn ở lại khi hết hạn visa lưu trú. Nhiều biển báo cấm ăn cắp, răn đe nếu ăn cắp sẽ vào tù, răn đe giữ vệ sinh công cộng viết bằng chữ quốc ngữ của An Nam, đủ để biết người Nhật khinh/trọng người Việt đến mức nào.
Bên cạnh số ít công ty môi giới làm ăn nghiêm túc, còn lại hầu hết các công ty môi giới lao động chui. Mấy năm trở lại đây lại có một hình thức lao động chui ghê gớm hơn nữa, đó gọi là chạy chọt “du học Nhật Bản”. Lợi dụng tự do dân chủ, một số tổ chức lưu manh lập nên các trường đại học rồi dùng uy tín của nền đào tạo Nhật Bản để câu tiền từ Việt Nam. Thanh niên Việt Nam để được ở lại lâu mà lao động tại Nhật Bản kiếm tiền thì đóng tiền vào những trường này, nghiễm nhiên có danh hiệu du học sinh. Trong số đó chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ (dưới 8%) là du học sinh thật sự, còn lại dành hết thời gian ra ngoài đi làm trong các xưởng và các trang trại. Những “du học sinh” sau mấy năm cũng chỉ bập bẹ được dăm ba câu tiếng Nhật, viết thì không nổi một đoạn văn và khi hết hạn thì tìm mọi cách ở lại. Người Nhật nay thất nghiệp nhiều, giá lao động ở Nhật bị giảm sút cũng là do số du học sinh người Việt đông như rươi đó.
Không phải người Nhật thì không sống được trên đất Nhật
Càng ngày, người Nhật càng than phiền rằng không thể dung dưỡng người Việt được nữa. Đó là từ lúc ban đầu, chính phủ Nhật lẫn sĩ phu Nhật đều không lường trước được xung khắc về văn hóa.
Trước hết phải kể đến sự xung khắc về văn hóa phát sinh từ yếu tố địa dư. Nhật Bản, hay Anh Quốc là hai quốc gia tiêu biểu cho văn hóa đảo, ở những nơi cô lập như đảo thì luật pháp thường rất phân minh. Nước Anh là nơi khai sinh danh từ “Fair play”, có nghĩa là chơi đẹp, nước Nhật cũng nổi tiếng cao thượng, sống chết vì lời hứa, ấy là đặt trưng của văn hóa đảo. Văn hóa đảo chỉ cho phép lưu hành, du nhập những gì tinh hoa nhất, đồng thời văn hóa đảo rất dễ dàng trong việc bài trừ những gì gây hại cho lợi ích nhân sinh. Chính vì thế, khi xảy ra ô nhiễm không khí ở nước Anh năm 1952 (The Great Smog of 1952) hay thảm họa môi trường Miamita ở Nhật, chính phủ hai nước này đều khẩn trương thực hiện chế tài bảo vệ môi trường. Chẳng mấy chốc họ trấn áp được các nhà máy gây ô nhiễm. Việt Nam hay Trung Quốc thì trái lại. Yếu tố địa dư của Việt Nam dường như đã đổ thêm dầu vào lửa để nước này trở thành bãi rác cho thế giới. Khi thảm họa Formosa xảy ra, chính phủ Việt Nam muốn kì kèo bảo vệ cho tập đoàn thép gây nạn biển chết. Nếu Việt Nam là một hòn đảo cô lập thì chưa chắc một chính phủ như vậy đã tồn tại. Sự khác biệt giữa văn hóa đảo và văn hóa duyên hải thể hiện rõ ràng như thế.
Giáo sư văn học Đoàn Lê Giang tại đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tu nghiệp tại Nhật bằng học bổng của chính phủ Nhật. Ông nói rằng hầu như sĩ phu các nước khi đến Nhật đều phải tặc lưỡi khen ngợi: “Không phải người Nhật thì không sống được trên đất Nhật”. Các dân khác đến Nhật lao động, vì mục đích kinh tế cho cá nhân, thì không thể sống được với một dân sống chết vì danh dự và trách nhiệm đối với tổ quốc. Tuy thừa tiền để sang nước khác để tránh động đất và núi lửa, người Nhật cũng không đi, họ chỉ muốn sống chết trong đảo của họ. Khi những người dân không có lý tưởng, chẳng hạn như lao động Việt Nam, sang Nhật và thấy hàng hóa nhiều và giàu có, sẽ dùng cách nào đó để chiếm đoạt tài sản rồi chuồn về trước khi động đất sóng thần xảy ra là điều dễ hiểu.
Dân tộc tính là thứ tư tưởng chung của một cộng đồng, hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử mỗi dân tộc. Người Nhật luôn luôn đăm chiêu buồn bã, luôn luôn nghĩ rằng ngày mai sẽ có động đất, sẽ có tận thế, sẽ có đói khổ. Điều đó làm cho họ đối xử với nhau tử tế, vì không biết rằng còn sống với nhau được bao lâu. Thơ văn Nhật vì vậy cũng hết sức cô đọng, chẳng hạn như thơ Haiku rất ít chữ mà niềm suy tư thì vang mãi. Người Nhật yêu thiên nhiên, luôn mong chờ những lúc giao mùa, trong việc công thì họ sẵn sàng lấy kiếm tự mổ bụng mình để thể hiện quyết tâm. Trong khi đó dân Việt Nam là dân hết sức tếu. Cái tếu của người Việt tìm thấy khắp nơi trong văn học xứ này, trên thế giới chưa thấy ở đâu tếu như thơ Hồ Xuân Hương hay truyện Trạng Quỳnh…. Cái tếu, cái bội ước, cợt nhả của một số người Việt Nam đã được hoàn thiện nhờ sống trong chế độ độc tài dối trá. Hai dân đó thật là khác nhau. Dân Nhật gìn giữ uy tín, coi trọng lời thề bao nhiêu thì một số dân Việt thì nói dối và bội ước bấy nhiêu.
------------------
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét