Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam lợi dụng lòng tin người dân?
Reply
news, society
25.2.17
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-02-24
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp đoàn Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam hôm 29/8/2016.
Photo courtesy of unescovietnam.vn
Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?
Chiêu trò của hội
Ngày 16 tháng giêng vừa qua, người dân thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nô nức đến ngôi chùa làng Vũ Hạ để chứng kiến lễ trao bằng chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự được long trọng tổ chức. Bằng chứng nhận này được một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trao tặng với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo của Liên hiệp này và một người được giới thiệu là Đệ Nhất Vương Cô.
Để tìm hiểu thêm sự việc, chúng tôi liên hệ với nhà sư Thích Thiện Tâm, là vị trụ trì của ngôi chùa làng Vũ Hạ thì được biết như sau:
Linh thiêng cổ tự là cái gì? Đó chính là một cái chứng nhận vớ vẩn mà người dân bị tổ chức này lừa đảo như vậy.
- TS. Nguyễn Xuân Diện
Trong sử sách của làng người ta viết chùa được 3 đời sư tổ rồi. Năm 2016 họ công nhận ở trên Hà Nội, 2 ngày, ở đây chúng tôi có ban Hội tụ và ban Di tích người ta làm.
Cái lễ rất long trọng, người ta quay lên truyền hình rồi lên báo đó, thế nào chả đưa tin. Ngôi chùa này có từ thế kỷ XII, XIII cơ mà. Từ ngày khôi phục lại là được 100 tuổi, chứ có được 3 đời sư tổ rồi. Năm 2019 là tròn 100 tuổi khôi phục lại. Còn tương truyền các cụ kể lại là từ thế kỷ XIII cơ. Được chứng nhận là linh thiêng cổ tự tân Minh tự, chứ trước là Bái Yên tự.
Đây quả thực sẽ là một vinh dự rất lớn cho ngôi chùa nếu trên phương tiện truyền thông không có những bài báo cảnh tỉnh người dân về chiêu trò của Hiệp hội này. Chúng tôi gõ tên tổ chức này thì ngay lập tức hiện lên vụ việc của cô PSG.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Đại học Ngoại Ngữ, đại học quốc gia Hà Nội.
Theo đó vào đầu năm 2016, bà Hoa cũng được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam gọi điện thông báo cô đã lọt vào top 200 người xuất sắc. Tuy nhiên khi được hỏi cơ quan, tổ chức nào đã vinh danh bà thì Liên hiệp này lại nói là không biết. Hơn nữa, còn yêu cầu bà Hoa gửi bản kê khai thành tích và nộp 22 triệu để được lên sóng truyền hình. Câu hỏi đặt ra là tại sao một tổ chức đi vinh danh người xuất sắc mà lại không biết họ có những thành tích gì? Câu chuyện xảy ra tương tự với PGS.TS Hoàng Đình Chiến, TS. Nguyễn Thúy Nga và nhiều cá nhân khác trong giới trí thức.
Trước băn khoăn của chúng tôi về trường hợp chùa Vũ Hạ ở Thái Bình không biết liệu nhà chùa có phải nộp tiền để được vinh danh Thiêng liêng cổ tự, thì vị trụ trì cho biết tiếp:
Bằng bằng gỗ thì phải đóng tiền người ta mới làm được chứ người ta làm làm sao được. Có 40 triệu ấy mà. Không nhiều đâu. Hai cái bằng cơ mà, một cái bằng bằng gỗ và một cái sổ công nhận. Đề nghị từ năm 2010 cơ nhưng đến năm 2016 mới được.
Vị trụ trì cũng cho biết thêm là trước đó nhà chùa có đi dự một buổi lễ vinh danh kéo dài 2 ngày trên Hà Nội mà tại đó rất nhiều các nhà trí thức, các đền chùa, thầy thuốc cũng được “vinh dự” bước lên nhận tấm bằng chứng nhận giống chùa Vũ Hạ.
Lừa đảo?
Trong cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Môn Ca trù, người đã từng yêu cầu Bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng giải thích về hiệp hội này, ông nêu quan điểm của mình về vụ việc ngôi chùa được cấp chứng nhận này:
Vừa rồi Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam có chứng nhận cho một ngôi chùa ở xóm 2, thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình một cái danh hiệu gọi là Việt Nam linh thiêng cổ tự. Linh thiêng cổ tự là cái gì? Đó chính là một cái chứng nhận vớ vẩn mà người dân bị tổ chức này lừa đảo như vậy.
Bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho Di tích Tiên Sơn. Ảnh minh họa. Courtesy of nguyendu.com.vn
Nhà văn hóa, giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đồng quan điểm cho rằng đây là một tổ chức lừa đảo, đánh vào tiềm thức háo danh của người dân để moi tiền của họ:
Tình trạng xếp hạng di tích ở tỉnh này rồi tỉnh khác đã ăn sâu vào tâm não người ta trong rất nhiều năm nay rồi. Anh này đua thì anh khác cũng đua, những ý định rất vô nghĩa. Những di tích không có ý nghĩa lịch sử cả, cũng không lâu đời thế cho nên đối với văn hóa nó chẳng đánh dấu một cái gì cả, nhưng người ta cũng khát thèm một cái sự vinh danh thì sẽ rớt trúng vào bẫy kẻ lừa.
Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam,… nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không. Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi PGS.TS Hoàng Đình Chiến (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng nhận được cuộc điện thoại của Liên hiệp các Hiệp hội UNESCO Việt Nam này và đưa ra mức giá để vinh danh là 24 triệu đồng. Thấy ông Chiến phản đối, họ nói là xét hoàn cảnh của ông chúng tôi giảm xuống 18 triệu.
Photo courtesy of unescovietnam.vn
Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?
Chiêu trò của hội
Ngày 16 tháng giêng vừa qua, người dân thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nô nức đến ngôi chùa làng Vũ Hạ để chứng kiến lễ trao bằng chứng nhận Việt Nam linh thiêng cổ tự được long trọng tổ chức. Bằng chứng nhận này được một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trao tặng với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo của Liên hiệp này và một người được giới thiệu là Đệ Nhất Vương Cô.
Để tìm hiểu thêm sự việc, chúng tôi liên hệ với nhà sư Thích Thiện Tâm, là vị trụ trì của ngôi chùa làng Vũ Hạ thì được biết như sau:
Linh thiêng cổ tự là cái gì? Đó chính là một cái chứng nhận vớ vẩn mà người dân bị tổ chức này lừa đảo như vậy.
- TS. Nguyễn Xuân Diện
Trong sử sách của làng người ta viết chùa được 3 đời sư tổ rồi. Năm 2016 họ công nhận ở trên Hà Nội, 2 ngày, ở đây chúng tôi có ban Hội tụ và ban Di tích người ta làm.
Cái lễ rất long trọng, người ta quay lên truyền hình rồi lên báo đó, thế nào chả đưa tin. Ngôi chùa này có từ thế kỷ XII, XIII cơ mà. Từ ngày khôi phục lại là được 100 tuổi, chứ có được 3 đời sư tổ rồi. Năm 2019 là tròn 100 tuổi khôi phục lại. Còn tương truyền các cụ kể lại là từ thế kỷ XIII cơ. Được chứng nhận là linh thiêng cổ tự tân Minh tự, chứ trước là Bái Yên tự.
Đây quả thực sẽ là một vinh dự rất lớn cho ngôi chùa nếu trên phương tiện truyền thông không có những bài báo cảnh tỉnh người dân về chiêu trò của Hiệp hội này. Chúng tôi gõ tên tổ chức này thì ngay lập tức hiện lên vụ việc của cô PSG.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Đại học Ngoại Ngữ, đại học quốc gia Hà Nội.
Theo đó vào đầu năm 2016, bà Hoa cũng được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam gọi điện thông báo cô đã lọt vào top 200 người xuất sắc. Tuy nhiên khi được hỏi cơ quan, tổ chức nào đã vinh danh bà thì Liên hiệp này lại nói là không biết. Hơn nữa, còn yêu cầu bà Hoa gửi bản kê khai thành tích và nộp 22 triệu để được lên sóng truyền hình. Câu hỏi đặt ra là tại sao một tổ chức đi vinh danh người xuất sắc mà lại không biết họ có những thành tích gì? Câu chuyện xảy ra tương tự với PGS.TS Hoàng Đình Chiến, TS. Nguyễn Thúy Nga và nhiều cá nhân khác trong giới trí thức.
Trước băn khoăn của chúng tôi về trường hợp chùa Vũ Hạ ở Thái Bình không biết liệu nhà chùa có phải nộp tiền để được vinh danh Thiêng liêng cổ tự, thì vị trụ trì cho biết tiếp:
Bằng bằng gỗ thì phải đóng tiền người ta mới làm được chứ người ta làm làm sao được. Có 40 triệu ấy mà. Không nhiều đâu. Hai cái bằng cơ mà, một cái bằng bằng gỗ và một cái sổ công nhận. Đề nghị từ năm 2010 cơ nhưng đến năm 2016 mới được.
Vị trụ trì cũng cho biết thêm là trước đó nhà chùa có đi dự một buổi lễ vinh danh kéo dài 2 ngày trên Hà Nội mà tại đó rất nhiều các nhà trí thức, các đền chùa, thầy thuốc cũng được “vinh dự” bước lên nhận tấm bằng chứng nhận giống chùa Vũ Hạ.
Lừa đảo?
Trong cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Môn Ca trù, người đã từng yêu cầu Bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng giải thích về hiệp hội này, ông nêu quan điểm của mình về vụ việc ngôi chùa được cấp chứng nhận này:
Vừa rồi Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam có chứng nhận cho một ngôi chùa ở xóm 2, thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình một cái danh hiệu gọi là Việt Nam linh thiêng cổ tự. Linh thiêng cổ tự là cái gì? Đó chính là một cái chứng nhận vớ vẩn mà người dân bị tổ chức này lừa đảo như vậy.
Bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho Di tích Tiên Sơn. Ảnh minh họa. Courtesy of nguyendu.com.vn
Nhà văn hóa, giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đồng quan điểm cho rằng đây là một tổ chức lừa đảo, đánh vào tiềm thức háo danh của người dân để moi tiền của họ:
Tình trạng xếp hạng di tích ở tỉnh này rồi tỉnh khác đã ăn sâu vào tâm não người ta trong rất nhiều năm nay rồi. Anh này đua thì anh khác cũng đua, những ý định rất vô nghĩa. Những di tích không có ý nghĩa lịch sử cả, cũng không lâu đời thế cho nên đối với văn hóa nó chẳng đánh dấu một cái gì cả, nhưng người ta cũng khát thèm một cái sự vinh danh thì sẽ rớt trúng vào bẫy kẻ lừa.
Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam,… nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không. Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi PGS.TS Hoàng Đình Chiến (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng nhận được cuộc điện thoại của Liên hiệp các Hiệp hội UNESCO Việt Nam này và đưa ra mức giá để vinh danh là 24 triệu đồng. Thấy ông Chiến phản đối, họ nói là xét hoàn cảnh của ông chúng tôi giảm xuống 18 triệu.
Ông Nguyễn Xuân Diện nhận xét về tổ chức này như sau:
Tôi cũng không biết rõ là những tổ chức như thế có được phép của UNESCO hay không nhưng rõ ràng là cái Liên Hiệp Hiệp hội UNSESCO mà công nhận cho một di tích ở Thái Bình và nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ thì đó thực sự là một việc lừa đảo. Bởi vì UNESCO không công nhận một tín ngưỡng nào hay một cái nào mượn danh như vậy.
Tôi cũng không biết rõ là những tổ chức như thế có được phép của UNESCO hay không...Bởi vì UNESCO không công nhận một tín ngưỡng nào hay một cái nào mượn danh như vậy.
- TS. Nguyễn Xuân Diện
Trường hợp như chùa làng Vũ Hạ được công nhận là Linh Thiêng Cổ tự, không hiểu chùa như thế nào mới được công nhận là linh thiêng, như thế nào là không linh thiêng. Hiện tại chưa thấy có một bộ chuẩn nào được đề ra để quyết định sự linh thiêng của một kiến trúc tâm linh. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng nói rằng UNESCO là tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa, không phải là một tổ chức về tâm linh, tôn giáo, cho nên cần xử lý nghiêm minh nếu phát hiện đây là một trò lừa tiền của người dân:
Đây là việc vi phạm nghiêm trọng vì lợi dụng danh tiếng của UNESCO và vượt quyền của bộ văn hóa để làm một cái việc bậy bạ, mê hoặc nhân dân như thế này. Vì vậy tôi cũng đã từng có yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Thiện, bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam phải trả lời cho nhân dân cả nước về các trường hợp này. Và nếu Liên hiệp các hội UNESCO vi phạm vào điều này thì phải xử lý.
Có cầu mới có cung, những tổ chức mang tính chất lừa đảo như vậy tồn tại được qua nhiều năm nay là nhờ sự “nuôi dưỡng” của người dân. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói rằng giữa cái xã hội còn nhiều sự hỗn loạn như hiện nay, con người ta thèm khát nổi trội nên tìm đến những tấm bằng chứng nhận để được lưu danh, được biết đến nhiều hơn. Đầu tiên bắt nguồn từ những danh hiệu giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, rồi nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; sau đó đến những công trình tâm linh như đền chùa cũng muốn một cái danh cho mình. Ông cho biết do đời sống tâm linh của con người ta quá lớn nên tâm lý họ cũng muốn những nơi mình đến thờ cúng là nơi “có tên, có tuổi”:
Tôi nghĩ là một mặt thức tỉnh dân trí, tức là đừng có bị những bả phù danh, chẳng có nghĩa lý gì ám ảnh mình và làm cho mình mê muội. Một mặt khác thì phải cảnh giác với những hội, tổ chức lừa đảo như thế. Chắc là có những nguyên nhân xã hội đẩy người ta đến tình trạng háo danh. Người ta cũng thèm khát một cái gì đó để làm cho mình nổi lên giữa sự bất an của tình hình hiện nay. Những người mắc có lẽ ở trình độ tri thức thấp, chứ người có trí thức thì không ai mắc phải cái bẫy này.
Tôi cũng không biết rõ là những tổ chức như thế có được phép của UNESCO hay không nhưng rõ ràng là cái Liên Hiệp Hiệp hội UNSESCO mà công nhận cho một di tích ở Thái Bình và nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ thì đó thực sự là một việc lừa đảo. Bởi vì UNESCO không công nhận một tín ngưỡng nào hay một cái nào mượn danh như vậy.
Tôi cũng không biết rõ là những tổ chức như thế có được phép của UNESCO hay không...Bởi vì UNESCO không công nhận một tín ngưỡng nào hay một cái nào mượn danh như vậy.
- TS. Nguyễn Xuân Diện
Trường hợp như chùa làng Vũ Hạ được công nhận là Linh Thiêng Cổ tự, không hiểu chùa như thế nào mới được công nhận là linh thiêng, như thế nào là không linh thiêng. Hiện tại chưa thấy có một bộ chuẩn nào được đề ra để quyết định sự linh thiêng của một kiến trúc tâm linh. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng nói rằng UNESCO là tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa, không phải là một tổ chức về tâm linh, tôn giáo, cho nên cần xử lý nghiêm minh nếu phát hiện đây là một trò lừa tiền của người dân:
Đây là việc vi phạm nghiêm trọng vì lợi dụng danh tiếng của UNESCO và vượt quyền của bộ văn hóa để làm một cái việc bậy bạ, mê hoặc nhân dân như thế này. Vì vậy tôi cũng đã từng có yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Thiện, bộ trưởng bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam phải trả lời cho nhân dân cả nước về các trường hợp này. Và nếu Liên hiệp các hội UNESCO vi phạm vào điều này thì phải xử lý.
Có cầu mới có cung, những tổ chức mang tính chất lừa đảo như vậy tồn tại được qua nhiều năm nay là nhờ sự “nuôi dưỡng” của người dân. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói rằng giữa cái xã hội còn nhiều sự hỗn loạn như hiện nay, con người ta thèm khát nổi trội nên tìm đến những tấm bằng chứng nhận để được lưu danh, được biết đến nhiều hơn. Đầu tiên bắt nguồn từ những danh hiệu giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, rồi nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; sau đó đến những công trình tâm linh như đền chùa cũng muốn một cái danh cho mình. Ông cho biết do đời sống tâm linh của con người ta quá lớn nên tâm lý họ cũng muốn những nơi mình đến thờ cúng là nơi “có tên, có tuổi”:
Tôi nghĩ là một mặt thức tỉnh dân trí, tức là đừng có bị những bả phù danh, chẳng có nghĩa lý gì ám ảnh mình và làm cho mình mê muội. Một mặt khác thì phải cảnh giác với những hội, tổ chức lừa đảo như thế. Chắc là có những nguyên nhân xã hội đẩy người ta đến tình trạng háo danh. Người ta cũng thèm khát một cái gì đó để làm cho mình nổi lên giữa sự bất an của tình hình hiện nay. Những người mắc có lẽ ở trình độ tri thức thấp, chứ người có trí thức thì không ai mắc phải cái bẫy này.
Tổ chức UNESCO Việt Nam này chỉ là một ví dụ trong hàng loạt các cơ quan tổ chức khác đang lợi dụng niềm tin của người dân vào chữ “UNESCO” và sự khao khát nổi trội để moi tiền. Trước đó ở Long An, những người cựu chiến binh cũng bị lừa nộp 350.000 đồng để nhận tấm bằng với dòng chữ “Mãi mãi ghi danh người có công với cách mạng” mà không hề ghi tổ chức nào cấp, cũng không có con dấu, chữ ký của người lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét