Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017
Bi đát: Nếu không xuất khẩu, thạc sĩ sẽ thất nghiệp toàn phần !
VNTB- Bi đát: Nếu không xuất khẩu, thạc sĩ sẽ thất nghiệp toàn phần !
Reply
Bi đát: Nếu không xuất khẩu, news, opposite, thạc sĩ sẽ thất nghiệp toàn phần !, Thiền Lâm, VNTB
28.2.17
Thiền Lâm
(VNTB) - Thất nghiệp ở Việt Nam đang tiến tới chế độ toàn phần!
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa trình lên Chính phủ đề án với nội dung đưa hơn 200 ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020. Đây là một bằng chứng không thể rõ ràng hơn cho “tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2 – 2,4%” do chính bộ này công bố.
Nhưng bất chấp con số báo cáo hàng năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2 – 2,4%, con số thất nghiệp thực tế có thể lên đến 20-25%.
Thực trạng bi đát của lực lượng lao động trong độ tuổi làm việc ở Việt Nam đã phát triển đến cả trình độ cử nhân và thạc sĩ, thậm chí cả tiến sĩ cũng không có việc làm, so với trước đây nạn thất nghiệp kinh niên chỉ chủ yếu hành hạ lớp người có trình độ thấp hơn (từ lớp 12 trở xuống).
Đề án trên được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra sau khi Hiệp định TPP tan vỡ và kéo theo sự sụp đổ ảo mộng “sẽ tăng đến 25% GDP cho kinh tế Việt Nam” khi tham gia vào hiệp định này. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng chựng lại, thậm chí có dấu hiệu giảm sút theo khu vực quốc tế và quốc gia. Một vài quốc gia như Mỹ bắt đầu có hiện tượng rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam, tương tự tình trạng Mỹ đã rút vốn đầu tư khỏi thị trường Trung Quốc từ mấy năm trước.
Nền kinh tế Việt Nam lại đang sa chân vào năm thứ 9 suy thoái liên tiếp. Bất chấp các con số được tô hồng tối đa về “GDP tăng 6-7% hàng năm”, ngân sách đang có nhiều dấu hiệu cạn kiệt, trong lúc nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại đã vọt lên ít nhất 25 tỷ USD, còn nợ công lên đến 210% GDP theo một tính toán độc lập mới nhất.
Không hề nhìn ra lối thoát nào khả dĩ nào về kinh tế, trong lúc nguồn lực để phát triển hầu như vắng bóng. Số doanh nghiệp thành lập mới tuy có tăng nhưng số doanh nghiệp phá sản và phải ngừng hoạt động cũng tăng không kém. Các đầu ra ở thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu đang có xu hướng chựng lại, đặc biệt mảng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang gặp rào cản chất lượng (gạo, tôm, cá ba sa)…
Đó là lý do chính vì sao cả đến thạc sĩ cũng bị thất nghiệp ở Việt Nam, so với thời hoàng kim kinh tế cách đây một chục năm khi nhiều cử nhân tốt nghiệp xin được việc làm.
Trong khi đó, mức đóng bảo hiểm xã hội mới càng làm khốn khó cho người lao động.
Từ 1/1/2018 trở đi, mức bảo hiểm xã hội của cả người lao động và doanh nghiệp sẽ lên tới 26% lương hàng tháng.
Dù một đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho là “có lợi cho người lao động”, và “đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều”, nhưng nhiều người lao động lại càng lo sợ.
Gần đây trên diễn đàn xã hội, nhiều người lo bị giảm lương, than mất việc. Không ai biết sau 10-15 nữa, chính sách của Nhà nước sẽ thay đổi ra sao, về hưu nhận đồng lương có đủ sống hay không.
Tận thu bảo hiểm xã hội cũng là một động cơ để “bù đắp ngân sách” vốn đang nhiều nguy cơ trống rỗng. Không có đủ “nguồn” để chi cho thường xuyên và phát triển, ngành tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải nặn óc nghĩ ra đủ kiểu thu, mà thực chất là một loại thuế gián tiếp đánh lên đầu người lao động và doanh nghiệp.
Nếu chính sách tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trên vẫn tiếp tục thực thi, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam sẽ càng tăng cao chóng mặt ít ra trong vài ba năm tới.
Còn nếu nền kinh tế rơi vào cơn khủng hoảng toàn diện thì sự thể sẽ tồi tệ đến thế nào?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét