Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Lịch sử sẽ phán xét những ai chủ trương quên lãng cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979


VNTB- Lịch sử sẽ phán xét những ai chủ trương quên lãng cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979
Reply
Hàn Giang, Lịch sử sẽ phán xét những ai chủ trương quên lãng cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979, news, opposite, VNTB
20.2.17
Hàn Giang


(VNTB) - Một lý do rất ngắn gọn mà chắc ai cũng biết, người dân Việt Nam cũng thấu hiểu là vì những người cầm quyền Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước Việt Nam họ đặt lợi ích nhóm lên trên lợi ích dân tộc…



Thi thể của nữ tù binh Việt Nam bị lính Trung Quốc hãm hiếp tập thể, sau đó cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng, đôi bắp đùi chân tay để ăn ...


Ngày 17/02/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước có chiều dài 1.200km, gồm 6 tỉnh phía Bắc của Việt Nam; Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Cạn, có hơn 6 vạn đồng bào và chiến sĩ Việt Nam bị sát hại. Nhân tưởng niệm 38 năm ngày xảy ra cuộc chiến (17/02/1979 – 17/02/2017), cựu Tù nhân lương tâm và cũng là cựu Giám đốc trường Đảng ông Vi Đức Hồi đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo (VNTB) một số vấn đề xung quanh cuộc chiến. Ông Hồi cũng cho biết, quê ông ở Lạng Sơn vào ngày đỏ lửa năm 1979 ấy. Tuy ông không trực tiếp cầm súng ra trận, giáp mặt với quân xâm lược nhưng ông lại đảm nhận những công việc ở hậu cần, qua đó cũng góp một phần quan trọng không nhỏ cho thắng lợi ở tiền tuyến.


PV.VNTB: Thưa ông! Như ông đã nói ban đầu là ông không trực tiếp cầm súng ra chiến trận nhưng bản thân ông là người từng chứng kiến cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979, Lạng Sơn quê hương ông cũng là 1 trong 6 tỉnh đỏ lửa ngày ấy vậy ông có thể chia sẻ vài ý về cuộc chiến này?


Ô.Vi Đức Hồi: Trước hết tôi có thể nói đây là một cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt, quy mô rất lớn bởi vì nó diễn ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam cũng như đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Tiếp nữa, cuộc chiến này là cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam, họ đánh bất ngờ tuy trước đó hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có những mâu thuẫn nhưng để diễn ra một trận đánh của ngày 17/02/1979 với quy mô lớn thì rất khó lường. Trung Quốc tấn công Việt Nam làm cho quân và dân Việt Nam mất kiểm soát, xảy ra thiệt hại rất lớn về người và của cải ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Cho tới ngày 17/02/1979, lúc đó chưa có thông tin rộng rãi như bây giờ, mọi người tập trung nghe Đài tiếng nói Việt Nam mới biết là Trung Quốc xâm lược Việt Nam với khí thế như vậy. Mặc dù chúng ta bị động và bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn giữ được tinh thần chống giặc ngoại xâm rất là ngoan cường. Tôi còn nhớ lúc ấy Đài tiếng nói Việt Nam phát đi thông tin cuộc chiến có kèm theo bài hát có lời ‘Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/ Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/ Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương/ Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương…’ như một lời hiệu triệu, báo hiệu cho tòan dân biến thành một lệnh tổng động viên toàn dân Việt Nam hướng vào cuộc chiến, một khí thế rất sôi sục, căm phẫn đối với quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh.






Ông Vi Đức Hồi - cựu Giám đốc trường Đảng ( ảnh: facebook Hồi Vi Đức)

PV.VNTB: Cuộc chiến diễn biên giới Việt – Trung vào năm 1979 diễn ra khoảng một tháng thì Trung Quốc rút quân về nước, họ tuyên bố là đã hoàn thành nhiệm vụ "dạy cho Việt Nam một bài học". Theo quan điểm của cá nhân ông thì việc rút quân này là do phía Trung Quốc thất bại hay là có nguyên do nào khác.?


Ô.Vi Đức Hồi: Xét ban đầu thì rõ ràng quân và dân Việt Nam bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc, họ đánh úp, đánh bất ngờ nên mình kiểm soát không kịp. Tuy nhiên, khi cuộc chiến xảy ra thì quân và dân Việt Nam chống trả quyết liệt, kết hợp với ba lực lượng gồm; bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ba lực lượng này kết hợp với nhau chống giặc rất là kiên quyết làm cho quân bành trướng Bắc Kinh tổn thất kinh khủng, tổn thất rất nhiều chứ không thể nói là nhẹ được. Việt Nam cũng bị tàn phá như nhà cửa, cầu đường, trường học…Còn về phía con người thì phía Trung Quốc bị thiệt hại hơn chúng ta gấp nhiều lần nhưng tôi không biết con số cụ thể là bao nhiêu. Trước khí thế toàn quân và dân Việt Nam hướng về cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc lâm nguy cho nên phía Trung Quốc không thể bám trụ hoặc tiến sâu được nên đành phải rút về nước. Tiếp nữa, khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã vấp phải sự phản đối gay gắt của quốc tế, quốc tế lên án Trung Quốc rất nhiều làm cho Trung Quốc bị cô lập, sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế bị thu hẹp. Vì vậy, để tránh sa lầy vào một cuộc chiến nên Trung Quốc buộc phải rút quân về nước. Xét toàn cục cuộc chiến thì phía Trung Quốc thất bại và Việt Nam giành chiến thắng, đây là một sự thật rõ ràng và thục tế là như vậy chứ không phải nói như phía Trung Quốc là họ đã hoàn thành nhiệm vụ.


PV.VNTB: Theo ước tính thì phía Việt Nam có hơn 6 vạn đồng bào và chiến sĩ bị phía Trung Quốc thảm sát trong cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979, đây rõ là một cuộc chiến lịch sử nhưng đã 38 năm trôi qua mà lịch sử Việt Nam ghi lại rất ít, theo ông là tại sao lại có sự uẩn khúc như thế này?


Ô.Vi Đức Hồi: Một lý do rất ngắn gọn mà chắc ai cũng biết, người dân Việt Nam cũng thấu hiểu là vì những người cầm quyền Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước Việt Nam họ đặt lợi ích nhóm lên trên lợi ích dân tộc. Họ có những động thái làm hài lòng tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh để mà duy trì sự độc tôn cai trị, duy trì sự sống còn và kéo dài quyền cai trị của Đảng đối với đất nước.


PV.VNTB: Như đã nói trên, Lạng Sơn nơi ông sinh sống vào ngày ấy cũng là 1 trong 6 tỉnh nổ ra chiến sự, vậy ở hiện tại đối với những gia đình thương binh liệt sỹ có tham gia cuộc chiến này, bản thân ông thấy các cấp chính quyền địa phương ở đó có làm những hoạt động gì gọi là "đền ơn đáp nghĩa" đối với những người hy sinh vì Tổ quốc hay không?


Ô.Vi Đức Hồi: Đối với các gia đình thương binh liệt sỹ về cơ bản mà nói thì các cấp chính quyền Nhà nước Việt Nam vẫn thực hiện và thi hành đầy đủ các chế độ, chính sách. Có điều, hằng năm vào ngày 17/2 thì họ ít đả động đến, ít nhắc đến cho nên những gia đình thương binh liệt sỹ có người bị tàn tật, có gia đình để lại máu xương tại chiến trường thì cảm thấy tủi thân. Ngay cả những năm gần đây người dân tổ chức đến viếng thăm những gia đình thương binh liệt sĩ hay thắp nén hương vào mộ những người nằm xuống ở cuộc chiến Biên giới này cũng bị ngăn chặn, không cho người ta đến. Tôi thấy đây rõ là sự phũ phàng và phản bội đối với những người đã nằm xuống vì Tổ quốc, rồi đây lịch sử phán xét những ai có chủ trương như thế.




PV.VNTB: Dù có như thế nào thì vài năm gần đây báo chí Việt Nam cũng có đưa chút ít thông tin về cuộc chiến biên giới Việt- Trung này, theo ông thì đây là bước "đột phá" của báo chí Việt Nam hay là do nhu cầu của người dân, nhu cầu của thời đại dù không muốn"đột phá" cũng phải "đột phá" thưa ông?


Ô.Vi Đức Hồi: Giới cầm quyền Đảng cộng sản Việt Nam nói chung muốn cuộc chiến này đi vào dĩ vãng, không bao giờ được nhắc nữa để lấy lòng tập đoàn cộng sản Bắc Kinh, duy trì chế độ độc tôn cai trị. Trong khi đó, quân và dân Việt Nam dù ở đâu cũng một lòng hướng về cuộc chiến này. Những năm gần đây đã có những hoạt động mà người dân tự tổ chức tưởng niệm, ôn lại cuộc chiến này rất là thiết thực, cảm động, đây là tâm tư nguyện vọng của người dân. Đương nhiên, Đảng và Nhà nước thì không tự nhiên cởi mở hơn, thậm chí nói không quá là họ còn có những động thái thắt chặt hơn




PV.VNTB: Theo như ông nói ở trên thì Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn cuộc chiến này vào dĩ vãng, quên lãng nhưng người dân thì muốn ghi nhớ bởi đó là một phần của lịch sử không thể trốn tránh. Vậy theo ông, những người tuổi trẻ Việt Nam đặc biệt là thế hệ 8X, 9X cần phải làm những công việc gì để ghi nhớ cuộc chiến này và qua đó thể hiện tinh thần "Nhân dân sẽ không quên" ?


Ô.Vi Đức Hồi: Người tuổi trẻ với việc làm thiết thực thì vào ngày 17/02 hằng năm phải có những hoạt động hướng về cuộc chiến này bằng những công việc như; thắp hương tưởng nhớ, thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, tảo mộ… hoặc lập những câu lạc bộ hoặc hội nhóm vào dịp nên ngồi lại ôn lại lịch sử dân tộc, vậy cũng là hoạt động tưởng nhớ những công lao của các bậc cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.


VNTB cám ơn những chia sẻ của cựu Tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi!



Kết thúc cuộc trao đổi với VNTB, ông Vi Đức Hồi nhắc lại, tuy là cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979 diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng là một cuộc chiến quy mô lớn, rất thảm khốc. Trung Quốc đã bất ngờ xâm lược Việt Nam, quân và dân Việt Nam đã chống trả quyết liệt, đã hy sinh rất nhiều xương máu để bảo vệ biên giới lãnh thổ. Những thế hệ đi sau đặc biệt là những thế hệ trẻ cho dù giới cầm quyền Đảng và Nhà nước đã hạn chế công bố những thông tin về cuộc chiến, muốn cuộc chiến phải quên lãng nhưng thế hệ trẻ không được quên, riêng lớp người đã đi qua cuộc chiến phải có nhiệm vụ nhắc cho thế hệ trẻ biết vào ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã mở đầu tội ác đối với đồng bào Việt Nam ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc, qua đó cũng sẽ nhắc nhớ đến công ơn những người đã nằm xuống vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét