HÀ NỘI LẠI GIỞ TRÒ MÓC TIỀN CỦA DÂN
HN làm "đại lộ danh vọng": Thu phí đi dạo hồ Gươm?
Dân Việt
Thứ Bảy, 18/02/2017 07:30
Đừng thương mại hóa một con đường của thủ đô, phá hoại đi không gian công cộng vốn có, chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp.
Đại lộ Danh vọng Hollywood
Hà Nội muốn có "đại lộ danh vọng" giống Mỹ: Học đòi?
Hà Nội muốn có 'đại lộ danh vọng' như Mỹ: Gượng ép
Không cần thiết
Cuối tháng 1 vừa qua, khi UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức triển lãm các phương án xây dựng, chỉnh trang khu vực trung tâm để lấy ý kiến người dân.
Theo đó, nằm sát cạnh Hồ Gươm, phần vỉa hè phía Tây trục phố Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháp Hòa Phong tới nghi môn đền Bà Kiệu được đề xuất xây dựng "tuyến đường ghi danh". Tuyến đường này sẽ khắc tên những nghệ sĩ, danh nhân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội.
Ngay sau khi ý tưởng "Tuyến đường ghi danh” được đưa ra, Công ty Cổ phần Đầu tư AMD đã có đề xuất lên UBND Thành phố Hà Nội xin đầu tư tuyến đường này dưới hình thức BOT. Theo thỏa thuận, AMD sẽ bỏ tiền ra xây dựng sau đó kinh doanh còn phương án kinh doanh sẽ xem xét dựa trên những ý kiến đóng góp của nhiều bên.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc NXB Giao thông cho biết: "Về tuyến đường ghi danh này theo tôi, thứ nhất, chủ trương như vậy là hơi sớm. Đất nước đang khó khăn, ùn tắc giao thông tràn lan, nền kinh tế yếu kém, phải cân nhắc việc gì nên làm trước.
Thứ hai, ai là người sẽ được vinh danh, trong khi, nhiều người nghệ sĩ không làm được gì cũng được phong danh hiệu.
Tôi thấy các chương trình tivi hiện nay hầu hết dành cho văn hóa, các nghệ sĩ, còn các nhà khoa học thì rất ít khi được nói đến, mà họ là những người cống hiến rất nhiều, nên vấn đề vinh danh ai, đối tượng nào, hình thức ra sao thì lựa chọn theo tiêu chí nào, rất nan giải. Biết bao nhiêu người hy sinh vì đất nước, có được vinh danh hay không, trong khi một số nghệ sĩ toàn scandal cũng được vinh danh.
Hiện nay còn tồn tại thực trạng, một số nhà khoa học, nhà cách mạng nổi tiếng thì tuyến phố rất hẹp. Ví dụ Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Nguyễn Quốc Kỳ...những anh hùng đầu tiên của đất nước, có phố thì cũng rất nhỏ, hẹp. Nói vậy để thấy, những việc chúng ta làm thời gian qua không tương xứng, không phù hợp và không công bằng nên dư luận không đồng tình, nó mang tính chất địa phương".
Bên cạnh đó, theo ông Thủy, việc tuyến đường ghi danh thì nghe qua có thể thấy tôn trọng văn hóa nhưng thực sự nó lại làm giảm giá trị văn hóa, nếu không làm đúng mức độ của nó thì sẽ không phù hợp, không nâng cao tính bảo tồn, cũng như vấn đề tôn vinh những người có tiếng.
Vì đi quanh bờ Hồ thấy các tượng đài nghệ thuật còn quá ít. Ở nước ngoài như bờ Hồ, quảng trường, công viên họ xây dựng nhiều tượng đài các doanh nhân nổi tiếng của đất nước, doanh nhân thế giới, nó thể hiện sự tôn vinh, cao thượng, sự vinh quang của một đô thị. Thiết nghĩ, hãy biến Hà Nội không những thành thành phố thủ đô mà còn là thành phố văn hóa, bằng các tượng đài hợp lý trước.
"Tôi nghĩ, in tên trên đá rồi mọi người đi trên đó, nó phù hợp với văn hóa châu Âu chứ không phải Việt Nam, nên khi làm cần xem nó có hợp với văn hóa Việt Nam hay không, khi làm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám chúng ta ghi tên Tiến sĩ lên các tấm bia trên lưng rùa chứ không ai để dưới đất.
Đặc biệt, nếu biến không gian đó thành hợp đồng BOT càng không hợp lý, sau một tuần làm việc vất vả, người dân muốn lên khu vực đó đi bộ là phải trả tiền. Đừng thương mại hóa một con đường của thủ đô, đường xá là phương tiện công cộng của người dân đi lại, sinh sống và làm việc chứ không phải nơi để thương mại hóa một cách đơn giản như vậy.
Việc thương mại hóa các con đường giao thông công cộng sẽ gây ách tắc giao thông, phản cảm, làm cho không gian vốn có biến mất, nhiều người đi phải tránh, trong khi các tuyến đường ghi danh có làm ra thì cũng phải mời người dân đến, chứ không phải thu phí, giống như tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TPHCM đang làm rất tốt.
Hơn nữa, khi đã có BOT thì phải giám sát mức thu phí, thời gian thu phí, hiệu quả hoạt động, mà khi đó sẽ không còn là một tuyến đi bộ thong dong, đặc trưng cho văn hóa", ông Thủy phân tích.
Phải xem xét ý, trưng cầu ý dân
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, làm gì cũng phải tính đến hiệu quả của nó. Không có chuyện chỉ tính đến thu tiền của dân, để thấy nếu làm công trình này cái mất nhiều hơn là cái có được.
Riêng khu vực hồ Gươm hiện nay là không gian hưởng thụ văn hóa của người dân thủ đô, mà đó là quyền của công dân, vì họ đã đóng tiền thuế để làm đường, giờ tự xây thêm một phố đi bộ ghi danh mà thu phí của dân là bất hợp lý.
Mặt khác, nói là tuyến đường ghi danh thì thử đặt ra câu hỏi hiện nay chúng ta đã vinh danh đúng hay chưa, ảnh hưởng thực sự của nó đến đời sống xã hội ra sao, có làm cho cuộc sống của người dân Hà Nội phát triển hơn không?.
Đặt ra bài toán BOT làm đoạn đường đó có cần thiết chưa, hay để mọi người dân hưởng thụ một cách vô tư, trong sáng. Thử tính xem từ thời kỳ chiến tranh đến nay, nhân dân đã đấu tranh rất nhiều, kể cả xương máu, cho nên toàn bộ tài sản là của toàn dân sở hữu, nhà nước quản lý để mọi việc được sử dụng đúng mục đích của nó. Vì thế phải xem dân có cần tuyến đường đó hay không?.
Tuyến phố được dự trù làm tuyến đường ghi danh
"Chuyện để ghi danh thì có lẽ không phải in dấu trên các bía đá, in dấu trên các con đường, tất cả không có gì bằng trong tâm can, trái tim mọi người, ý nghĩa đó mới vô cùng cao cả.
Đừng đánh mất không gian chung của mọi người, để cho một số nhóm lợi ích, nghĩ ra dự án làm để ăn tiền. Với đề xuất này thì phải xem xét kỹ, nghiên cứu nghiêm túc, xin ý kiến của nhiều bên, cần thiết phải xin ý kiến thăm dò dư luận. Tránh lạm dụng việc xã hội hóa, nhằm tới các lợi ích khác, khi đã mất đi các địa điểm thì khó lấy lại.
Tôi tin sẽ không có người dân nào đồng ý với đề xuất này", ông Hùng nhấn mạnh.
Có muốn móc tiền của dân?
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng khoa Công nghệ và vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Tôi xin nói rõ, nước Mỹ có 200 năm lịch sử, còn Việt Nam ta là 4000 năm lịch sử, hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nên đừng áp đặt một cách dập khuân khi biết trước nó không hiệu quả.
Làm theo hình thức BOT để dân phải nộp tiền là bất hợp lý. Nguyên tắc của BOT là không làm ảnh hưởng đến đời sống của dân, giờ cứ mượn vào cớ đó bắt dân nộp tiền.
Chỗ nào cũng BOT thì dân phải nộp tiền, dân mở mắt đi ra khỏi cửa nhà là nộp phí như vậy rất đáng lo ngại".
Theo ông Thám, thực tế hiện nay, các tuyến đường xây dựng bằng ngân sách của nhà nước, đó chính là tiền thuế của dân, dân đi đã đóng góp bằng thuế bảo trì đường bộ, rồi bây giờ quy hoạch lại tuyến đường, làm thêm một công trình rồi tiến hành thu phí tiếp, vậy là cùng một tuyến đường dân chi tiền xây rồi lại đóng phí làm giàu cho doanh nghiệp, sao lại ngược đời vậy.
Trong khi, hình thức BOT là huy động tiền của xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, nếu các đoạn đường quá cần thiết mà chưa đủ vốn thì có thể làm theo hình thức này, nhưng các tuyến đường đang sinh hoạt, sử dụng bình thường thì không nên sinh ra công trình, lợi dụng BOT mà thu phí là không chấp nhận.
Châu An
Hà Nội muốn có 'đại lộ danh vọng' như Mỹ: Gượng ép
Không cần thiết
Cuối tháng 1 vừa qua, khi UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức triển lãm các phương án xây dựng, chỉnh trang khu vực trung tâm để lấy ý kiến người dân.
Theo đó, nằm sát cạnh Hồ Gươm, phần vỉa hè phía Tây trục phố Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháp Hòa Phong tới nghi môn đền Bà Kiệu được đề xuất xây dựng "tuyến đường ghi danh". Tuyến đường này sẽ khắc tên những nghệ sĩ, danh nhân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội.
Ngay sau khi ý tưởng "Tuyến đường ghi danh” được đưa ra, Công ty Cổ phần Đầu tư AMD đã có đề xuất lên UBND Thành phố Hà Nội xin đầu tư tuyến đường này dưới hình thức BOT. Theo thỏa thuận, AMD sẽ bỏ tiền ra xây dựng sau đó kinh doanh còn phương án kinh doanh sẽ xem xét dựa trên những ý kiến đóng góp của nhiều bên.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc NXB Giao thông cho biết: "Về tuyến đường ghi danh này theo tôi, thứ nhất, chủ trương như vậy là hơi sớm. Đất nước đang khó khăn, ùn tắc giao thông tràn lan, nền kinh tế yếu kém, phải cân nhắc việc gì nên làm trước.
Thứ hai, ai là người sẽ được vinh danh, trong khi, nhiều người nghệ sĩ không làm được gì cũng được phong danh hiệu.
Tôi thấy các chương trình tivi hiện nay hầu hết dành cho văn hóa, các nghệ sĩ, còn các nhà khoa học thì rất ít khi được nói đến, mà họ là những người cống hiến rất nhiều, nên vấn đề vinh danh ai, đối tượng nào, hình thức ra sao thì lựa chọn theo tiêu chí nào, rất nan giải. Biết bao nhiêu người hy sinh vì đất nước, có được vinh danh hay không, trong khi một số nghệ sĩ toàn scandal cũng được vinh danh.
Hiện nay còn tồn tại thực trạng, một số nhà khoa học, nhà cách mạng nổi tiếng thì tuyến phố rất hẹp. Ví dụ Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Nguyễn Quốc Kỳ...những anh hùng đầu tiên của đất nước, có phố thì cũng rất nhỏ, hẹp. Nói vậy để thấy, những việc chúng ta làm thời gian qua không tương xứng, không phù hợp và không công bằng nên dư luận không đồng tình, nó mang tính chất địa phương".
Bên cạnh đó, theo ông Thủy, việc tuyến đường ghi danh thì nghe qua có thể thấy tôn trọng văn hóa nhưng thực sự nó lại làm giảm giá trị văn hóa, nếu không làm đúng mức độ của nó thì sẽ không phù hợp, không nâng cao tính bảo tồn, cũng như vấn đề tôn vinh những người có tiếng.
Vì đi quanh bờ Hồ thấy các tượng đài nghệ thuật còn quá ít. Ở nước ngoài như bờ Hồ, quảng trường, công viên họ xây dựng nhiều tượng đài các doanh nhân nổi tiếng của đất nước, doanh nhân thế giới, nó thể hiện sự tôn vinh, cao thượng, sự vinh quang của một đô thị. Thiết nghĩ, hãy biến Hà Nội không những thành thành phố thủ đô mà còn là thành phố văn hóa, bằng các tượng đài hợp lý trước.
"Tôi nghĩ, in tên trên đá rồi mọi người đi trên đó, nó phù hợp với văn hóa châu Âu chứ không phải Việt Nam, nên khi làm cần xem nó có hợp với văn hóa Việt Nam hay không, khi làm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám chúng ta ghi tên Tiến sĩ lên các tấm bia trên lưng rùa chứ không ai để dưới đất.
Đặc biệt, nếu biến không gian đó thành hợp đồng BOT càng không hợp lý, sau một tuần làm việc vất vả, người dân muốn lên khu vực đó đi bộ là phải trả tiền. Đừng thương mại hóa một con đường của thủ đô, đường xá là phương tiện công cộng của người dân đi lại, sinh sống và làm việc chứ không phải nơi để thương mại hóa một cách đơn giản như vậy.
Việc thương mại hóa các con đường giao thông công cộng sẽ gây ách tắc giao thông, phản cảm, làm cho không gian vốn có biến mất, nhiều người đi phải tránh, trong khi các tuyến đường ghi danh có làm ra thì cũng phải mời người dân đến, chứ không phải thu phí, giống như tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TPHCM đang làm rất tốt.
Hơn nữa, khi đã có BOT thì phải giám sát mức thu phí, thời gian thu phí, hiệu quả hoạt động, mà khi đó sẽ không còn là một tuyến đi bộ thong dong, đặc trưng cho văn hóa", ông Thủy phân tích.
Phải xem xét ý, trưng cầu ý dân
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, làm gì cũng phải tính đến hiệu quả của nó. Không có chuyện chỉ tính đến thu tiền của dân, để thấy nếu làm công trình này cái mất nhiều hơn là cái có được.
Riêng khu vực hồ Gươm hiện nay là không gian hưởng thụ văn hóa của người dân thủ đô, mà đó là quyền của công dân, vì họ đã đóng tiền thuế để làm đường, giờ tự xây thêm một phố đi bộ ghi danh mà thu phí của dân là bất hợp lý.
Mặt khác, nói là tuyến đường ghi danh thì thử đặt ra câu hỏi hiện nay chúng ta đã vinh danh đúng hay chưa, ảnh hưởng thực sự của nó đến đời sống xã hội ra sao, có làm cho cuộc sống của người dân Hà Nội phát triển hơn không?.
Đặt ra bài toán BOT làm đoạn đường đó có cần thiết chưa, hay để mọi người dân hưởng thụ một cách vô tư, trong sáng. Thử tính xem từ thời kỳ chiến tranh đến nay, nhân dân đã đấu tranh rất nhiều, kể cả xương máu, cho nên toàn bộ tài sản là của toàn dân sở hữu, nhà nước quản lý để mọi việc được sử dụng đúng mục đích của nó. Vì thế phải xem dân có cần tuyến đường đó hay không?.
Tuyến phố được dự trù làm tuyến đường ghi danh
"Chuyện để ghi danh thì có lẽ không phải in dấu trên các bía đá, in dấu trên các con đường, tất cả không có gì bằng trong tâm can, trái tim mọi người, ý nghĩa đó mới vô cùng cao cả.
Đừng đánh mất không gian chung của mọi người, để cho một số nhóm lợi ích, nghĩ ra dự án làm để ăn tiền. Với đề xuất này thì phải xem xét kỹ, nghiên cứu nghiêm túc, xin ý kiến của nhiều bên, cần thiết phải xin ý kiến thăm dò dư luận. Tránh lạm dụng việc xã hội hóa, nhằm tới các lợi ích khác, khi đã mất đi các địa điểm thì khó lấy lại.
Tôi tin sẽ không có người dân nào đồng ý với đề xuất này", ông Hùng nhấn mạnh.
Có muốn móc tiền của dân?
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng khoa Công nghệ và vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Tôi xin nói rõ, nước Mỹ có 200 năm lịch sử, còn Việt Nam ta là 4000 năm lịch sử, hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nên đừng áp đặt một cách dập khuân khi biết trước nó không hiệu quả.
Làm theo hình thức BOT để dân phải nộp tiền là bất hợp lý. Nguyên tắc của BOT là không làm ảnh hưởng đến đời sống của dân, giờ cứ mượn vào cớ đó bắt dân nộp tiền.
Chỗ nào cũng BOT thì dân phải nộp tiền, dân mở mắt đi ra khỏi cửa nhà là nộp phí như vậy rất đáng lo ngại".
Theo ông Thám, thực tế hiện nay, các tuyến đường xây dựng bằng ngân sách của nhà nước, đó chính là tiền thuế của dân, dân đi đã đóng góp bằng thuế bảo trì đường bộ, rồi bây giờ quy hoạch lại tuyến đường, làm thêm một công trình rồi tiến hành thu phí tiếp, vậy là cùng một tuyến đường dân chi tiền xây rồi lại đóng phí làm giàu cho doanh nghiệp, sao lại ngược đời vậy.
Trong khi, hình thức BOT là huy động tiền của xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng, nếu các đoạn đường quá cần thiết mà chưa đủ vốn thì có thể làm theo hình thức này, nhưng các tuyến đường đang sinh hoạt, sử dụng bình thường thì không nên sinh ra công trình, lợi dụng BOT mà thu phí là không chấp nhận.
Châu An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét