Chuyện quê tôi: Bắt kẻ nghi trộm chó, lòi ra công an
Reply
news, society
20.2.17
Blog RFA
JB Nguyễn Hữu Vinh
19-2-2017
Về quê
Người dân phản đối Formosa. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh/ internet.
Mỗi lần nhớ về quê, tôi nặng lòng với những kỷ niệm, dù tôi sống ở đó không dài, chỉ 1/3 quãng đời tôi đã sống. Mỗi khi về quê, mình luôn mang trong mình những cảm giác ấm áp tình quê hương sâu nặng, nghĩa gia đình lớn lao. Đi đâu, dù đói nghèo, đau khổ vẫn nhớ về miền quê đầm ấp yên tĩnh của mình: Hà Tĩnh một miền quê nghèo nhưng đầy nghĩa tình.
Thế rồi cuộc sống bỗng đổi thay kể từ ngày nhà nước Việt Nam rước Formosa vào gây thảm họa cho đời sống người dân nơi đây. Mọi mặt đời sống kinh tế xã hội bị đảo lộn, chợ búa vắng tanh từ hàng hải sản đến nơi bán quần áo, hàng tiêu dùng…
Nhưng điều đáng lo ngại nhất, không chỉ là đời sống hiện tại, mà cả một tương lai lâu dài đã bị nhấn chìm vào hàng trăm tấn chất độc từ Formosa.
Con cá, hạt muối vốn từ bao đời nay là thứ không thể thiếu đối với người dân quê tôi. Hạt muối đã đi vào từng làn điệu dân ca, từng lời thề non, hẹn biển của những đôi trai gái rằng “muối ba năm, muốn đang còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay”, rằng “hết cá đã có dưới biển, hết cau đã có trên ngàn”… Nó hiện diện trong từng lời ru của mẹ ru con, bà ru cháu.
Thế nhưng, kể từ ngày biển bị đầu độc, con cá là niềm mơ ước, là mối đe dọa, hạt muối là mầm độc gây bao nỗi sợ hãi dai dẳng ngấm ngầm cho người dân không chỉ ở quê tôi.
Có lẽ giờ đây câu ca ví, giặm quê tôi chắc phải sửa lại bởi vô phúc cho anh chàng nào ví von tình cảm của mình như muối, như biển… thì quả là tai hại, không ăn bạt tai thì cũng mất người yêu. Bởi “muối ba mươi năm, muối đang còn… độc”
Ai oán thay.
Bên cạnh đó, những thay đổi rõ nét nhất, dễ thấy nhất là bộ máy cầm quyền cộng sản ngày càng tỏ ra hung dữ và bạo lực. Hàng đoàn, hàng lũ những chiếc xe chở cảnh sát, thiết bị, xe bắt người… nối đuôi nhau vào bảo vệ Formosa.
Người dân thắc mắc một điều: Không rõ khoản tiền 500 triệu đola Mỹ kia, liệu có đủ để chi dùng cho việc đưa bấy nhiêu quân cán và thiết bị đi canh giữ cho bọn thủ ác, để đàn áp dân lành và rình rập người dân vô tội muốn cất tiếng nói đòi quyền lợi của mình?
Người dân phản đối Formosa. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh/ internet.
Mỗi lần nhớ về quê, tôi nặng lòng với những kỷ niệm, dù tôi sống ở đó không dài, chỉ 1/3 quãng đời tôi đã sống. Mỗi khi về quê, mình luôn mang trong mình những cảm giác ấm áp tình quê hương sâu nặng, nghĩa gia đình lớn lao. Đi đâu, dù đói nghèo, đau khổ vẫn nhớ về miền quê đầm ấp yên tĩnh của mình: Hà Tĩnh một miền quê nghèo nhưng đầy nghĩa tình.
Thế rồi cuộc sống bỗng đổi thay kể từ ngày nhà nước Việt Nam rước Formosa vào gây thảm họa cho đời sống người dân nơi đây. Mọi mặt đời sống kinh tế xã hội bị đảo lộn, chợ búa vắng tanh từ hàng hải sản đến nơi bán quần áo, hàng tiêu dùng…
Nhưng điều đáng lo ngại nhất, không chỉ là đời sống hiện tại, mà cả một tương lai lâu dài đã bị nhấn chìm vào hàng trăm tấn chất độc từ Formosa.
Con cá, hạt muối vốn từ bao đời nay là thứ không thể thiếu đối với người dân quê tôi. Hạt muối đã đi vào từng làn điệu dân ca, từng lời thề non, hẹn biển của những đôi trai gái rằng “muối ba năm, muốn đang còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay”, rằng “hết cá đã có dưới biển, hết cau đã có trên ngàn”… Nó hiện diện trong từng lời ru của mẹ ru con, bà ru cháu.
Thế nhưng, kể từ ngày biển bị đầu độc, con cá là niềm mơ ước, là mối đe dọa, hạt muối là mầm độc gây bao nỗi sợ hãi dai dẳng ngấm ngầm cho người dân không chỉ ở quê tôi.
Có lẽ giờ đây câu ca ví, giặm quê tôi chắc phải sửa lại bởi vô phúc cho anh chàng nào ví von tình cảm của mình như muối, như biển… thì quả là tai hại, không ăn bạt tai thì cũng mất người yêu. Bởi “muối ba mươi năm, muối đang còn… độc”
Ai oán thay.
Bên cạnh đó, những thay đổi rõ nét nhất, dễ thấy nhất là bộ máy cầm quyền cộng sản ngày càng tỏ ra hung dữ và bạo lực. Hàng đoàn, hàng lũ những chiếc xe chở cảnh sát, thiết bị, xe bắt người… nối đuôi nhau vào bảo vệ Formosa.
Người dân thắc mắc một điều: Không rõ khoản tiền 500 triệu đola Mỹ kia, liệu có đủ để chi dùng cho việc đưa bấy nhiêu quân cán và thiết bị đi canh giữ cho bọn thủ ác, để đàn áp dân lành và rình rập người dân vô tội muốn cất tiếng nói đòi quyền lợi của mình?
Công an và dân
Có lẽ, chuyện công an, an ninh theo dõi người dân Việt Nam thì là chuyện xưa như trái đất. Đã có một thời, người cộng sản muốn biến “mỗi người dân là một chiến sĩ công an”. Đất nước có 90 triệu dân, thì số công an là 90 triệu người bởi chính sách chia để trị, gieo nghi ngờ, sợ hãi bằng cái gọi là “cảnh giác cách mạng”.
Ở quê tôi, một thời các cơ sở trong dân làm “ăng ten”, làm chỉ điểm cho công an đã là một nỗi kinh hoàng cho người dân. Những kẻ được công an chú ý và nhắm đến, là những đối tượng bất hảo trong lòng dân làng. Bởi họ bất chấp tất cả, từ tình làng, nghĩa xóm, tình anh em… dù được xây đắp bởi bao đời, để sẵn sàng bán đứng tất cả.
Bù lại, họ được hưởng những “đặc ân” hiếm có. Ngoài vật chất, sự dung túng thì đó là sự vênh vang trước dân làng trong xã hội vô luân vô pháp thời cộng sản sắt máu. Thời đó, bất cứ người dân, linh mục, tu sĩ… đều có thể bị bắt mà không cần bất cứ mẩu giấy nào, rồi đi tù mút mùa có khi mục xương nơi đâu không rõ, chỉ vì một cái lệnh miệng.
Khốn khổ nhất là các nhà thờ, các linh mục, tu sĩ và giáo dân nhiệt thành trong các chức việc của giáo hội. Họ là đối tượng, là nơi để bị hà hiếp và chà đạp.
Và ngày nay, những đối tượng đó vẫn được sử dụng. Có điều thời nay đã khác. Bởi người dân đã hiểu hơn “Quyền” của mình – một con người. Chính vì vậy, những kẻ đó ngày nay được người dân thể hiện thái độ của mình một cách công khai, không hề sợ hãi như xưa. Và cũng vì vậy, ngày nay những kẻ bán rẻ lương tâm đã nhận được những bài học đau đớn trong cộng đồng.
Riêng tôi, hơn 10 năm cất tiếng nói lương tâm mình một cách công khai bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền tự do tôn giáo của con người, bảo vệ công lý cho người dân Việt Nam dưới sự cai trị của chính thể độc tài Cộng sản, tôi đã không ít lần gặp gỡ đủ các loại công an, an ninh từ cấp phường, quận, thành phố cho đến Bộ công an…, từ Hà Nội cho đến các tỉnh khác nhau. Đủ cả.
Điều mà tôi rút ra là: Hầu hết, công an vẫn mang nặng tư duy “đã là công an, thì tao là luật pháp” và “quyền lực nằm trong cái dùi cui, còng tay và nhà tù”.
Tuy nhiên, càng ở xa Hà Nội, thì lực lượng Công an càng lộng hành hà hiếp người dân bất chấp luật pháp.
Những cuộc theo dõi
Tôi ít khi muốn kể lại những việc làm, những sách nhiễu mà lực lượng công an, an ninh đã làm với mình. Bởi chẳng để làm gì. Họ có công việc và trách nhiệm của họ, mình có công việc và lập trường của mình. Mọi cái đều đàng hoàng, rõ ràng và công khai, không có gì phải giấu diếm hoặc sợ hãi. Miễn là những việc mình làm đúng, không vi phạm luật pháp. Miễn là mình thấy có lợi cho xã hội, giáo hội và đất nước này theo đúng lương tâm của một công dân và giáo dân.
Vì chúng ta là con người.
Cũng từ lâu, tôi ít khi nói đến địa phương nơi mình ở, nơi quê hương mình. Bởi ở đó cũng chỉ là một phần của đất nước này, khi mà nơi nơi đều dung dưỡng một hệ thống tham nhũng và dốt nát, cậy súng đạn ức hiếp người dân. Do vậy, cái cần nói là cái chung, cái phổ biến trong xã hội chứ không chỉ một địa phương nơi mình. Vì vậy tôi đã không nói đến.
Thế nhưng, có những khi cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.
Tôi không lạ gì những cuộc theo dõi, bám đuôi của lực lượng an ninh, công an… khi tôi đến đâu đó hoặc kể cả về quê. Nhưng tôi cứ mặc kệ họ và coi đó là công việc của họ, miễn là họ hành xử một cách tương đối có nhận thức.
Tôi cũng đã từng gặp nhiều cán bộ Công an ở nhiều cấp bậc khác nhau. Kể từ thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội, những cán bộ cấp hàm trung, thượng hoặc đại tá công an cho đến các chiến sĩ. Điều tôi rút ra là: Những người có học hành, có nhận thức hơn, thì cách hành xử tương đối hiểu biết về luật pháp và nói chuyện với họ dễ dàng hơn.
Đại tá Trưởng Công an Quận Hoàng Mai khi đến thăm tôi lúc mới nhậm chức cũng nói rằng: Có vấn đề gì thì hãy góp ý hoặc phản ánh cho ông. Dĩ nhiên là tôi biết, nhiều khi điều này chỉ là sự đãi bôi thường thấy.
Thế nhưng, kể từ khi vụ Formosa xảy ra, mỗi khi tôi về thăm quê, chứng kiến lực lượng đeo bám, theo dõi, tôi mới hiểu nỗi thống khổ của người dân quê mình.
Vì chúng ta là con người.
Cũng từ lâu, tôi ít khi nói đến địa phương nơi mình ở, nơi quê hương mình. Bởi ở đó cũng chỉ là một phần của đất nước này, khi mà nơi nơi đều dung dưỡng một hệ thống tham nhũng và dốt nát, cậy súng đạn ức hiếp người dân. Do vậy, cái cần nói là cái chung, cái phổ biến trong xã hội chứ không chỉ một địa phương nơi mình. Vì vậy tôi đã không nói đến.
Thế nhưng, có những khi cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.
Tôi không lạ gì những cuộc theo dõi, bám đuôi của lực lượng an ninh, công an… khi tôi đến đâu đó hoặc kể cả về quê. Nhưng tôi cứ mặc kệ họ và coi đó là công việc của họ, miễn là họ hành xử một cách tương đối có nhận thức.
Tôi cũng đã từng gặp nhiều cán bộ Công an ở nhiều cấp bậc khác nhau. Kể từ thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội, những cán bộ cấp hàm trung, thượng hoặc đại tá công an cho đến các chiến sĩ. Điều tôi rút ra là: Những người có học hành, có nhận thức hơn, thì cách hành xử tương đối hiểu biết về luật pháp và nói chuyện với họ dễ dàng hơn.
Đại tá Trưởng Công an Quận Hoàng Mai khi đến thăm tôi lúc mới nhậm chức cũng nói rằng: Có vấn đề gì thì hãy góp ý hoặc phản ánh cho ông. Dĩ nhiên là tôi biết, nhiều khi điều này chỉ là sự đãi bôi thường thấy.
Thế nhưng, kể từ khi vụ Formosa xảy ra, mỗi khi tôi về thăm quê, chứng kiến lực lượng đeo bám, theo dõi, tôi mới hiểu nỗi thống khổ của người dân quê mình.
Những cuộc vây ráp
Ngày 1/5/2016, tôi về quê giỗ bố. Đó cũng là ngày mà trên mạng đang kêu gọi cả nước xuống đường phản đối Formosa gây thảm họa môi trường biển Miền Trung.
Một lực lượng hùng hậu được cử đến theo dõi tôi và mọi người thân quen của gia đình tôi đông như đám cướp. Phần lớn lực lượng này là lực lượng trẻ được huy động.
Những đứa trẻ này không rõ nhận lệnh từ ai, nhưng đa số đều đi xe máy và bịt mặt. Điều đáng nói là chúng không có bất cứ một chút hiểu biết nào về luật pháp. Chúng ngang nhiên bắc ghế ngồi ngay ngõ nhà tôi. Bất cứ khi đi đâu dù riêng tư, chúng chạy vòng trước vòng sau một cách trắng trợn và dọa nạt, uy hiếp.
Thậm chí, những đứa này còn ngang nhiên tự coi mình như quan tòa và nói năng lỗ mãng, mất dạy với người lớn tuổi hơn cả bố mẹ chúng. Chúng coi việc được theo dõi người khác như một sự tín nhiệm của cấp trên và lấy làm huyênh hoang.
Tất nhiên, chúng không hề hiểu rằng chúng đã vi phạm luật pháp cách trắng trợn. Chúng không thèm biết rằng ngay trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định: Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, và việc thu thập thông tin đời tư công dân phải có quyết định của những cấp có thẩm quyền.
Đợt chúng tôi về cứu trợ bà con miền Trung lũ lụt, ghé qua nhà cũng bị đám này rình rập khắp nơi. Thế rồi sau đó, khi đến Gia Lách, chúng tôi đã bị tấn công bằng cách nhiều đôi đi xe máy ném đá vào xe ô tô. Lần đó, quả là tôi nghĩ đây cũng chỉ là tay sai và mình không nỡ làm điều ác. Nếu không, sau khi đã có video và hình ảnh cuộc tấn công bằng đá trên đường, chỉ cần một cú lạng xe thì hai tên đi xe máy đã tự đâm vào cọc tiêu mà chầu diêm vương.
(Còn nữa)
Hà Nội, Ngày 19/2/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét