VNTB- 21 ha đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Trả lại hay chỉ ‘tạm bàn giao’?
Reply
21 ha đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Trả lại hay chỉ ‘tạm bàn giao’?, Lê Dung,news, opposite, VNTB
22.2.17
Ông Dương Công Minh- một đại gia quân đội và là “chủ” của tập đoàn Him Lam. Ảnh: Kiến Thức
Giới truyền thông nhà nước đang mâu thuẫn kịch liệt, khi đưa tin nóng hổi về lễ ký kết biên bản giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, về diện tích đất dùng để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Có báo rút tít “Bàn giao 21ha đất quốc phòng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất”. Nhưng có báo lại ghi là: “Quân đội cho mượn 21 ha đất để giảm tắc nghẽn Tân Sơn Nhất”. Lại có báo ghi rằng: “Lễ ký kết biên bản tạm bàn giao 19,79 ha sân đỗ quân sự…”…
Sự bất nhất về số liệu diện tích đất là đáng chú ý và đáng lo ngại. Nhưng sự khác biệt về cách dùng từ “bàn giao” và “tạm bàn giao”, hay “cho mượn” đã phản ánh một sự khác biệt lớn về bản chất vụ “hợp tác” này.
Chỉ vài ngày trước lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, một facebook có tên Chống quan tham đã đăng một bài dài với tựa đề “Sốc: Lộ âm mưu của Dương Công Minh cấu kết với tướng tá quân đội xóa sổ sân bay Tân Sơn Nhất !”. Bài viết này nêu ra rất nhiều chi tiết về “nhóm lợi ích quân đội”, với “hai bố con” mà nhiều người cho rằng ám chỉ cha con Phùng Quang Thanh – cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng và Phùng Quang Hải – cựu tổng giám đốc tổng công ty 319 của Bộ Quốc phòng, trong mối liên quan sâu sắc với diện tích 157 ha mà nhóm này đã chiếm của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất để làm sân golf và nhiều công trình “ăn chơi nhảy múa”.
Tuy nhiều chi tiết của bài viết trên facebook Chống quan tham là khó có thể được kiểm chứng, nhưng bài này đã nêu ra một ý quan trọng: phía Bộ Quốc Phòng chỉ cho Bộ Giao thông vận tải mượn 21 ha đất để tạm thời chống nghẽn bay. Nhưng sau khi sân bay Long Thành xây dựng xong, thì 21 ha đất đó phải trả lại cho Bộ Quốc Phòng. Đáng lưu ý là chi tiết này đã được xác nhận tại lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, tức chỉ “cho mượn” chứ chẳng có gì gọi là “bàn giao”.
Bài viết trên facebook Chống quan tham còn nêu ra một khả năng cực kỳ đáng lo ngại: một khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động và toàn bộ hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về sân bay Long Thành, 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ rơi vào tay một đại gia của nhóm lợi ích quân đội là ông Dương Công Minh.
Dù chưa biết là khả năng trên có xảy ra hay không, nhưng những gì mà người ta biết về đại gia Dương Công Minh đã gây ra rất nhiều nghi ngờ về nhân vật này. Hiện tượng rõ ràng nhất là ông Minh đã chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự từ nhiều năm qua.
Do vậy, cách gọi đúng tên cho lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải phải là phía quân đội chuyển trả lại 21 ha đất cho sân bay dân sự, chứ không thể là “tạm bàn giao” hay “cho mượn”. Và dù có trả lại 21 ha đất thì phía quân đội vẫn còn chiếm dụng đến hơn 150 ha, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đang rơi vào cảnh tắc nghẽn hàng ngày cả dưới đất lẫn trên trời.
Vụ quân đội chiếm dụng 157 ha đất sân bay Tân Sơn Nhất không phải được báo chí nhà nước phát hiện và đăng tin, mà chính là các trang mạng xã hội và phản biện độc lập đã khuấy động sự việc này.
Lê Dung / SBTN
Giới truyền thông nhà nước đang mâu thuẫn kịch liệt, khi đưa tin nóng hổi về lễ ký kết biên bản giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, về diện tích đất dùng để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Có báo rút tít “Bàn giao 21ha đất quốc phòng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất”. Nhưng có báo lại ghi là: “Quân đội cho mượn 21 ha đất để giảm tắc nghẽn Tân Sơn Nhất”. Lại có báo ghi rằng: “Lễ ký kết biên bản tạm bàn giao 19,79 ha sân đỗ quân sự…”…
Sự bất nhất về số liệu diện tích đất là đáng chú ý và đáng lo ngại. Nhưng sự khác biệt về cách dùng từ “bàn giao” và “tạm bàn giao”, hay “cho mượn” đã phản ánh một sự khác biệt lớn về bản chất vụ “hợp tác” này.
Chỉ vài ngày trước lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, một facebook có tên Chống quan tham đã đăng một bài dài với tựa đề “Sốc: Lộ âm mưu của Dương Công Minh cấu kết với tướng tá quân đội xóa sổ sân bay Tân Sơn Nhất !”. Bài viết này nêu ra rất nhiều chi tiết về “nhóm lợi ích quân đội”, với “hai bố con” mà nhiều người cho rằng ám chỉ cha con Phùng Quang Thanh – cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng và Phùng Quang Hải – cựu tổng giám đốc tổng công ty 319 của Bộ Quốc phòng, trong mối liên quan sâu sắc với diện tích 157 ha mà nhóm này đã chiếm của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất để làm sân golf và nhiều công trình “ăn chơi nhảy múa”.
Tuy nhiều chi tiết của bài viết trên facebook Chống quan tham là khó có thể được kiểm chứng, nhưng bài này đã nêu ra một ý quan trọng: phía Bộ Quốc Phòng chỉ cho Bộ Giao thông vận tải mượn 21 ha đất để tạm thời chống nghẽn bay. Nhưng sau khi sân bay Long Thành xây dựng xong, thì 21 ha đất đó phải trả lại cho Bộ Quốc Phòng. Đáng lưu ý là chi tiết này đã được xác nhận tại lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải, tức chỉ “cho mượn” chứ chẳng có gì gọi là “bàn giao”.
Bài viết trên facebook Chống quan tham còn nêu ra một khả năng cực kỳ đáng lo ngại: một khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động và toàn bộ hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về sân bay Long Thành, 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ rơi vào tay một đại gia của nhóm lợi ích quân đội là ông Dương Công Minh.
Dù chưa biết là khả năng trên có xảy ra hay không, nhưng những gì mà người ta biết về đại gia Dương Công Minh đã gây ra rất nhiều nghi ngờ về nhân vật này. Hiện tượng rõ ràng nhất là ông Minh đã chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự từ nhiều năm qua.
Do vậy, cách gọi đúng tên cho lễ ký kết trên giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao Thông Vận Tải phải là phía quân đội chuyển trả lại 21 ha đất cho sân bay dân sự, chứ không thể là “tạm bàn giao” hay “cho mượn”. Và dù có trả lại 21 ha đất thì phía quân đội vẫn còn chiếm dụng đến hơn 150 ha, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đang rơi vào cảnh tắc nghẽn hàng ngày cả dưới đất lẫn trên trời.
Vụ quân đội chiếm dụng 157 ha đất sân bay Tân Sơn Nhất không phải được báo chí nhà nước phát hiện và đăng tin, mà chính là các trang mạng xã hội và phản biện độc lập đã khuấy động sự việc này.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét