Vũ Hoàng Nguyên - Chính trị và Kinh tế
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 16 tháng 5 năm 2016 | 16.5.16
Tương quan giữa chính trị và kinh tế là tương quan hữu tương. Chính trị thúc đẩy kinh tế và kinh tế thúc đẩy chính trị để có bộ máy cầm quyền đủ mạnh bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế.
Nhưng để làm được chuyện này, hai thế lực này cần phải độc lập thì kinh tế mới có thể phát triển mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống chính trị và ngược lại hệ thống chính trị không làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo của kinh tế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải độc lập? Câu trả lời đơn giản dựa vào câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam là “Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân Vinh”. Có nghĩa là nếu bạn chuyên giỏi về một ngành nghề nào đó thì bạn sẽ thành công (tiếng tăm và tiền bạc). Bạn không thể nào thành công khi mà bạn làm đủ mọi thứ nghề mà không chuyên tâm vào một nghề duy nhất. Có nghĩa là bạn không thể vừa làm chính trị vừa làm kinh tế để cuối cùng chẳng có cái gì ra hồn. Đãng (cố ý viết dấu ngã cho đúng bản chất) csvn vừa làm chính trị, vừa bao thầu kinh tế để cuối cùng đất nước này vẫn nằm ỳ một chỗ sau 41 năm thống nhất đất nước. Tệ hại hơn xã hội, đạo đức, môi trường đang bị khủng hoảng trầm trọng mà không ai trong cơ chế này chịu trách nhiệm bởi đồng tiền và quyền lực đã làm mờ mắt họ.
Một lý do khác, quan trọng hơn đó là tránh chuyện xung đột quyền lợi giữa hai lực lượng Chính Trị và Kinh Tế. Người làm chính trị là để phục vụ xã hội, tạo một xã hội tốt hơn trong đó đưa ra những bộ luật để kiểm soát lực lượng làm kinh tế nhằm bảo đảm môi trường sống cho người dân, và bảo đảm người dân không bị lực lượng kinh tế lừa gạt. Ngược lại lực lượng làm kinh tế vì mục đích lợi nhuận cho công ty nên lực lượng này có thể làm bất cứ chuyện gì để đem lợi nhuận cho mình mà không nghĩ đến thiệt hại của người khác. Để tránh chuyện này xảy ra, lực lượng làm chính trị là nhóm kiểm soát lực lượng kinh tế để vừa khuyến khích sáng tạo nhưng đồng thời bảo đảm sự sáng tạo đó không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khi mà cơ cấu nhà nước không dồn tâm sức vào quản trị chính quyền mà vừa làm kinh tế, vừa quản trị cơ cấu nhà nước để cuối cùng vì quyền lợi kinh tế, cơ cấu nhà nước không dám đưa ra những bộ luật khắc khe để bảo vệ môi trường. Chưa kể cơ cấu này sẽ cấu kết với các công ty làm kinh tế để tạo ra nguồn lợi tiền bạc cho bản thân mà không cần biết môi trường ra sao, hoặc lơ là để cho công ty làm kinh tế tự do xả thải chất độc ra sông, biển, không khí với số bôi trớn rất lớn bỏ vào túi quan.
Vụ cá biển chết tại Vũng Áng là thí dụ điển hình cho thấy sự nguy hiểm của cơ chế Việt Nam (nhà nước vừa làm kinh tế vừa làm chính trị). Cho dù Formosa không có phần vốn của cơ chế nhà nước Việt Nam nhưng vì quyền lợi kinh tế của người cầm quyền, họ đã mặc nhiên nhận tiền từ công ty này và để cho công ty này tự nhiên thả chất độc ra biển. Cả tháng sau khi cá chết hằng loạt dọc theo bờ biển miền Trung, đãng cầm quyền, với hệ thống bồi bút, vẫn tiếp tục cho rằng vụ cá chết không phải do công ty Formosa làm ra mà là những lý do Ban Tuyến Giáo cố đẻ ra để che lấp tội lỗi của công ty Formosa. Chính vì quyền lợi của bản thân, chạy trốn trách nhiệm, cái đãng cầm quyền này tiếp tục bắt bớ những ai chống lại môi trường độc hại hiện nay của Việt Nam.
Chỉ vì quyền lợi kinh tế, đãng cầm quyền vẫn tuyên truyền cá và nước đã an toàn, hãy ăn cá biển và hãy đi tắm biển. Để cho dân dễ tin hơn, họ đem những quan chức trong cơ cấu xuống biển để tắm và cả ngàn cán bộ ăn đồ biển trong hơn một tuần. Câu hỏi được đặt ra, với bản chất mị dân, che giấu sự thật, đặt quyền lợi kinh tế lên trên quyền lợi của dân tộc, ai tin rằng chuyện đãng cầm quyền thực sự cho 1000 cán bộ ăn đồ biển bắt tại Vũng Áng trong một tuần? Đặt giả sử điều này có thật (cơ hội thật khoảng 1% thôi) thì đâu phải ăn hải sản Vũng Áng là chết ngay đâu? Và nếu ai đó trong số này có bệnh vì vụ ăn hải sản này, đãng cầm quyền sẽ tìm cách ép nhẹm chỉ bởi vì quyền lợi kinh tế. Chuyện cá chết, biển độc mà cái đãng cầm quyền này nói ngược lại sự thật thì còn có cái gì để tin đãng cầm quyền này?
Kinh tế và chính trị là hai lãnh vực hoàn toàn trái ngược nhau. Đến giờ phút này, cơ chế VN là cơ chế chính trị nhập nhằng với kinh tế, một sự kết hôn bệnh hoạn. Những công ty quốc doanh, hợp doanh (vốn nước ngoài và vốn nhà nước) đã đẻ ra hệ luỵ của một môi trường sống không an toàn. Thay vì bỏ công sức ra để kiểm soát thực phẩm thì cái đãng cầm quyền này bỏ công sức ra để trấn áp những ai đòi hỏi thực phẩm an toàn. Làm gì có thực phẩm an toàn trên một đất nước giới cầm quyền vừa làm kinh tế, vừa quản trị đất nước mà quyền lợi kinh tế đặt lên trên quyền lợi của dân tộc, sự sống còn của dân tộc.
Ảnh hưởng môi trường của Vũng Áng sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác. Nhưng cái quan trọng nhất là ảnh hưởng đến những con người đang sống tại VN, không những chỉ người đánh cá mà gồm cả tất cả mọi người đang sống tại VN. Bao nhiêu công ty khác như Formosa đang chuẩn bị hoặc đã âm thầm xả chất độc vào nước, không khí chưa được phát hiện bởi cái cơ chế này không còn đủ khả năng về khoa học để phát hiện ra?
Rồi đây dân ta nước không có mà uống, thức ăn không có mà ăn bởi chất độc đã giết hại tất cả những sinh vật nuôi sống con người. Thái độ im lặng, chủ nghĩa mackeno cần phải chấm dứt để cùng nhau tham dự cuộc đổi mới cần thiết cho chính dân tộc. Bởi nếu không thì cái chết từ từ sẽ đến với dân tộc này. Khi mà không khí cũng đã bị ô nhiễm thì cái chết chỉ là thời gian.
Vũ Hoàng Nguyên
Tháng 5 năm 2016
Một lý do khác, quan trọng hơn đó là tránh chuyện xung đột quyền lợi giữa hai lực lượng Chính Trị và Kinh Tế. Người làm chính trị là để phục vụ xã hội, tạo một xã hội tốt hơn trong đó đưa ra những bộ luật để kiểm soát lực lượng làm kinh tế nhằm bảo đảm môi trường sống cho người dân, và bảo đảm người dân không bị lực lượng kinh tế lừa gạt. Ngược lại lực lượng làm kinh tế vì mục đích lợi nhuận cho công ty nên lực lượng này có thể làm bất cứ chuyện gì để đem lợi nhuận cho mình mà không nghĩ đến thiệt hại của người khác. Để tránh chuyện này xảy ra, lực lượng làm chính trị là nhóm kiểm soát lực lượng kinh tế để vừa khuyến khích sáng tạo nhưng đồng thời bảo đảm sự sáng tạo đó không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khi mà cơ cấu nhà nước không dồn tâm sức vào quản trị chính quyền mà vừa làm kinh tế, vừa quản trị cơ cấu nhà nước để cuối cùng vì quyền lợi kinh tế, cơ cấu nhà nước không dám đưa ra những bộ luật khắc khe để bảo vệ môi trường. Chưa kể cơ cấu này sẽ cấu kết với các công ty làm kinh tế để tạo ra nguồn lợi tiền bạc cho bản thân mà không cần biết môi trường ra sao, hoặc lơ là để cho công ty làm kinh tế tự do xả thải chất độc ra sông, biển, không khí với số bôi trớn rất lớn bỏ vào túi quan.
Vụ cá biển chết tại Vũng Áng là thí dụ điển hình cho thấy sự nguy hiểm của cơ chế Việt Nam (nhà nước vừa làm kinh tế vừa làm chính trị). Cho dù Formosa không có phần vốn của cơ chế nhà nước Việt Nam nhưng vì quyền lợi kinh tế của người cầm quyền, họ đã mặc nhiên nhận tiền từ công ty này và để cho công ty này tự nhiên thả chất độc ra biển. Cả tháng sau khi cá chết hằng loạt dọc theo bờ biển miền Trung, đãng cầm quyền, với hệ thống bồi bút, vẫn tiếp tục cho rằng vụ cá chết không phải do công ty Formosa làm ra mà là những lý do Ban Tuyến Giáo cố đẻ ra để che lấp tội lỗi của công ty Formosa. Chính vì quyền lợi của bản thân, chạy trốn trách nhiệm, cái đãng cầm quyền này tiếp tục bắt bớ những ai chống lại môi trường độc hại hiện nay của Việt Nam.
Chỉ vì quyền lợi kinh tế, đãng cầm quyền vẫn tuyên truyền cá và nước đã an toàn, hãy ăn cá biển và hãy đi tắm biển. Để cho dân dễ tin hơn, họ đem những quan chức trong cơ cấu xuống biển để tắm và cả ngàn cán bộ ăn đồ biển trong hơn một tuần. Câu hỏi được đặt ra, với bản chất mị dân, che giấu sự thật, đặt quyền lợi kinh tế lên trên quyền lợi của dân tộc, ai tin rằng chuyện đãng cầm quyền thực sự cho 1000 cán bộ ăn đồ biển bắt tại Vũng Áng trong một tuần? Đặt giả sử điều này có thật (cơ hội thật khoảng 1% thôi) thì đâu phải ăn hải sản Vũng Áng là chết ngay đâu? Và nếu ai đó trong số này có bệnh vì vụ ăn hải sản này, đãng cầm quyền sẽ tìm cách ép nhẹm chỉ bởi vì quyền lợi kinh tế. Chuyện cá chết, biển độc mà cái đãng cầm quyền này nói ngược lại sự thật thì còn có cái gì để tin đãng cầm quyền này?
Kinh tế và chính trị là hai lãnh vực hoàn toàn trái ngược nhau. Đến giờ phút này, cơ chế VN là cơ chế chính trị nhập nhằng với kinh tế, một sự kết hôn bệnh hoạn. Những công ty quốc doanh, hợp doanh (vốn nước ngoài và vốn nhà nước) đã đẻ ra hệ luỵ của một môi trường sống không an toàn. Thay vì bỏ công sức ra để kiểm soát thực phẩm thì cái đãng cầm quyền này bỏ công sức ra để trấn áp những ai đòi hỏi thực phẩm an toàn. Làm gì có thực phẩm an toàn trên một đất nước giới cầm quyền vừa làm kinh tế, vừa quản trị đất nước mà quyền lợi kinh tế đặt lên trên quyền lợi của dân tộc, sự sống còn của dân tộc.
Ảnh hưởng môi trường của Vũng Áng sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác. Nhưng cái quan trọng nhất là ảnh hưởng đến những con người đang sống tại VN, không những chỉ người đánh cá mà gồm cả tất cả mọi người đang sống tại VN. Bao nhiêu công ty khác như Formosa đang chuẩn bị hoặc đã âm thầm xả chất độc vào nước, không khí chưa được phát hiện bởi cái cơ chế này không còn đủ khả năng về khoa học để phát hiện ra?
Rồi đây dân ta nước không có mà uống, thức ăn không có mà ăn bởi chất độc đã giết hại tất cả những sinh vật nuôi sống con người. Thái độ im lặng, chủ nghĩa mackeno cần phải chấm dứt để cùng nhau tham dự cuộc đổi mới cần thiết cho chính dân tộc. Bởi nếu không thì cái chết từ từ sẽ đến với dân tộc này. Khi mà không khí cũng đã bị ô nhiễm thì cái chết chỉ là thời gian.
Vũ Hoàng Nguyên
Tháng 5 năm 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét