VNTB- Khủng hoảng nợ công: Việt Nam phải trả bao nhiêu năm 2016?
4
economy
21.5.16
Bản đồ nợ công Việt Nam. Hình Internet.
Như vậy, số nợ công mà việt Nam phải trả năm 2015 là khoảng 20 tỷ USD. Đây là một con số quá lớn, chiếm đến 10% GDP hàng năm, nhưng lại trong tình trạng ngân sách rỗng ruột và có thể sụp đổ.
Vào năm 2015, những con số do một số cơ quan nhà nước công bố đã cho thấy Việt Nam chỉ có “trách nhiệm” trả nợ công khoảng 7 tỷ USD. Con số này là quá thấp so với con số 20 tỷ USD mà chính quyền Việt Nam vừa buộc phải thừa nhận.
Năm 2015 là vậy. Còn năm 2016 sẽ phải trả bao nhiêu?
Vào năm 2015, một con số ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trong năm 2016, Việt Nam phải trả khoảng 360,000 tỷ đồng nợ công, tương đương khoảng 15 tỷ USD. Nhưng nếu căn cứ vào con số nợ công khoảng 20 tỷ USD Việt Nam phải trả trong năm 2015, chắc chắn số nợ công phải trả trong năm 2016 còn cao hơn 20 tỷ USD.
Cần nhắc lại vào năm 2015, “Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công” là một tuyên bố vô trách nhiệm nhất của giới quan chức CSVN. Thế nhưng vào tháng 8/2015, chínhbáo giới nhà nước đã đồng loạt phát tin “Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á” và “được” Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.
Thứ hạng 12 trên lại khá tương đồng với vị trí từ dưới đếm lên của VN trong bảng xếp hạng về độ minh bạch của Tổ chức Minh bạch quốc tế.
Tỷ lệ thực về nợ công/GDP do những chuyên gia phân tích độc lập đưa ra lại khác xa số liệu công bố của Chính phủ. Từ cuối năm 2013, nợ công/GDP đã được một chuyên gia nhà nước thừa nhận là tăng đến 98%, tức làm ra 100 đồng thì phải dành đến 98 đồng để trả nợ.
Thậm chí những chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ đến nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.
Còn gần đây, cùng với thông tin mới nhất về tỷ lệ nợ công của Trung cộng đã lên đến 250%/GDP, một chuyên gia kinh tế là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước… thì nợ công của VN có lẽ lên đến 110 - 120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỉ đồng.
Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001.
Lê Dung / SBTN
Vào năm 2015, những con số do một số cơ quan nhà nước công bố đã cho thấy Việt Nam chỉ có “trách nhiệm” trả nợ công khoảng 7 tỷ USD. Con số này là quá thấp so với con số 20 tỷ USD mà chính quyền Việt Nam vừa buộc phải thừa nhận.
Năm 2015 là vậy. Còn năm 2016 sẽ phải trả bao nhiêu?
Vào năm 2015, một con số ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trong năm 2016, Việt Nam phải trả khoảng 360,000 tỷ đồng nợ công, tương đương khoảng 15 tỷ USD. Nhưng nếu căn cứ vào con số nợ công khoảng 20 tỷ USD Việt Nam phải trả trong năm 2015, chắc chắn số nợ công phải trả trong năm 2016 còn cao hơn 20 tỷ USD.
Cần nhắc lại vào năm 2015, “Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công” là một tuyên bố vô trách nhiệm nhất của giới quan chức CSVN. Thế nhưng vào tháng 8/2015, chínhbáo giới nhà nước đã đồng loạt phát tin “Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á” và “được” Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.
Thứ hạng 12 trên lại khá tương đồng với vị trí từ dưới đếm lên của VN trong bảng xếp hạng về độ minh bạch của Tổ chức Minh bạch quốc tế.
Tỷ lệ thực về nợ công/GDP do những chuyên gia phân tích độc lập đưa ra lại khác xa số liệu công bố của Chính phủ. Từ cuối năm 2013, nợ công/GDP đã được một chuyên gia nhà nước thừa nhận là tăng đến 98%, tức làm ra 100 đồng thì phải dành đến 98 đồng để trả nợ.
Thậm chí những chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ đến nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.
Còn gần đây, cùng với thông tin mới nhất về tỷ lệ nợ công của Trung cộng đã lên đến 250%/GDP, một chuyên gia kinh tế là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước… thì nợ công của VN có lẽ lên đến 110 - 120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỉ đồng.
Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét