Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

TÁI HIỆN GHÊ RỢN CUỘC ĐẤU TỐ 60 NĂM TRƯỚ


Lê Luân: TÁI HIỆN GHÊ RỢN CUỘC ĐẤU TỐ 60 NĂM TRƯỚC





TÁI HIỆN GHÊ RỢN

Luân Lê

Khi nhìn kỹ bức ảnh này tôi mới biết ba khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình: MC Phan Anh đóng vai người đàn ông đứng dúm dó trước sự đấu tố theo kiểu "em là bà nội của anh" bởi một mụ đàn bà "mắt lia mày láu, miệng thơn thớt liên hồi" với một con lợn Hồng nhỏ cắp nách mà âm Thanh phát Quang.

Tôi bật cười vì không chịu nổi sự hài hước của nó, nhưng bất chợt tôi thấy xót xa vì cái thời cải cách ruộng đất những năm 1953 - 1954 nó đã lùi sâu hơn 60 năm cho đến bây giờ, mà nay nó lại được tái hiện lại công khai trên truyền hình một cách đầy vui vẻ lẫn hứng khởi giữa cái thời mà người ta ca ngợi là văn minh, là dân chủ tột độ.

Khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này, tôi chỉ mong để được đóng góp sức mọn cho công cuộc lập pháp quốc gia, để cải thiện luật pháp, để cải thiện nhân quyền, để phá tan sự dối trá, sự đê hèn và bát nháo lên ngôi. Tôi muốn thay đổi giáo dục, đó là công cuộc vì lợi ích lâu dài trồng người, sẽ phải mất vài thế hệ mới mong có được những sản phẩm tốt không còn bị nhồi sọ hay tẩy não bởi những học thuyết, thứ chủ nghĩa giáo điều, lầm lạc. Và tôi đã bị đấu tố một cách bất chấp, dã tâm đến đê tiện.

Cải cách ruộng đất, bà Năm Cát Hanh Long là người khởi đầu cho công cuộc cải cách đẫm máu một thời thực sự đau đớn và nhem nhuốc của lịch sử. Nay có lẽ MC Phan Anh sẽ đóng vai tương tự bà ấy khi đã bị vùi dập một cách trơ trẽn, thô bỉ và đầy mục đích của bọn sai nha kền kền chỉ chăm chăm đục khoét, bới móc, xúc xỉa người khác. Tôi nghĩ anh, cũng như nhạc sỹ Tuấn Khanh, nghệ sỹ Thành Lộc, ca sỹ Mai Khôi hay một số nghệ sỹ khác mới thực sự là những con người có nhân cách và phẩm giá, xét về khía cạnh trách nhiệm đồng loại và với xã hội. Ca sỹ Mỹ Linh nếu chỉ dừng lại việc hát biến tấu quốc ca thì có thể cũng còn thông cảm được, nhưng không ngờ cô ấy lại đăng tiếp sau đó một dòng trạng thái đánh lừa dư luận thông qua một câu chuyện với một người bạn Mỹ tự vẽ ra về việc "ở Mỹ cũng có chuyện cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân" nên đừng lo lắng hay phải vội vàng gì cả. Cô ấy đã vô tình hay hữu ý đạp lên chút danh sỹ còn lại của mình trong làng chài hát. Vì cô ta không phải là một trong hàng vạn, hàng triệu người dân đang từng ngày oặt oẹo khổ sở vì biển độc, cá chết, muối, mắm không an toàn.

Có lẽ nào, giờ người ta lại trở nên khốn nạn với nhau, với dân chúng đến thế hay sao, họ coi dân trí, xã hội là một cái thùng rác, chẳng xá gì một phường toàn quân ô lại tụ họp chờ sự chém giết của chúng đem ra cho xem mà hả hê, như thời người ta cổ vũ, hò hét để chia đất, chia ruộng của địa chủ, cường hào vậy.

Một đấu trường La Mã đẫm máu ở thành Rome đang được trình diễn trên những nỗi đau đớn và trước sự thờ ơ đối với vạn triệu người dân khốn khổ mà mua vui?

Nhưng đừng lầm lẫn nữa, giờ, dân chúng không còn "ngu si" và dễ bị lừa phỉnh nữa đâu.

Nhất là cho những cảnh tượng:

"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong"

(Tố Hữu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét