Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Việt Nam phơi bày vi phạm nhân quyền qua vụ cá chết


HRW: Việt Nam phơi bày vi phạm nhân quyền qua vụ cá chết
Reply
democracy
20.5.16
VOA


Bà Hoàng Mỹ Uyên ôm con gái trong vụ xô xát giữa lực lượng an ninh Việt Nam với người biểu tình hôm 8/5 ở Sài Gòn.



Trà Mi-VOA
19.05.2016
Nhà cầm quyền Việt Nam tự phơi bày những vi phạm nhân quyền tồi tệ qua chiến dịch đàn áp thô bạo các cuộc tuần hành ôn hòa vì thảm họa môi trường miền Trung, theo nhận xét của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch.
Liên tiếp trong ba chủ nhật vừa qua, đông đảo người dân khắp các miền đất nước xuống đường tuần hành đòi hỏi giới hữu trách minh bạch về hiện tượng cá chết hàng loạt trải dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế từ đầu tháng Tư tới nay.
Sau cuộc tuần hành đầu tiên hôm 1/5, hai cuộc biểu tình tiếp theo đã bị các lực lượng an ninh Việt Nam dùng võ lực kiên quyết trấn dẹp, với nhiều người bị hành hung, bắt bớ, giam cầm, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Trong việc xử lý phản ứng của người dân, nhà nước làm rất dữ dội, đàn áp triệt để. Ngày 1/5 họ còn sơ hở để lọt ra nhiều người, nhưng ngày 8/5 và ngày 15/5 là hoàn toàn triệt để. Họ chia cắt thành phố bằng hàng rào, cấm hẳn những đoạn đường nghi là sẽ có xảy ra biểu tình hay tọa kháng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói.
Trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 19/5, Phó Giám đốc Ban Á Châu trong Human Rights Watch tố cáo cách đối phó của Hà Nội trước khủng hoảng môi trường và trước phản ứng của công chúng củng cố cho nhận xét rằng Việt Nam không hề cải thiện hồ sơ nhân quyền. Ông Phil Robertson:
“Việt Nam nhanh chóng dẹp tan những người biểu tình ôn hòa vì môi trường một mặt cho thấy sự thất bại của nhà cầm quyền trong việc kiểm soát hoạt động của giới đầu tư nước ngoài, mặt khác chứng tỏ Hà Nội không hề thay đổi trong cách hành xử lâu nay về mặt nhân quyền của công dân”.
Human Rights Watch nhấn mạnh biểu tình ôn hòa là quyền cơ bản được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và trong luật nhân quyền quốc tế.
Biểu tình bùng phát tại Việt Nam sau sự phản ứng chậm chạp, bất nhất của chính phủ về hiện tượng hàng trăm tấn cá chết la liệt mà nghi can chính là đường ống xả thải của nhà máy thép Formosa tại biển Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Người dân xuống đường biểu tình vì môi trường và kêu gọi chính phủ giải thích vụ cá chết tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.

Người biểu tình mang theo biểu ngữ kêu gọi ‘nước sạch, chính quyền sạch’, tuần hành hoặc tọa kháng ôn hòa tại các khu vực trung tâm của các thành phố lớn.

Việt Nam nhanh chóng dẹp tan những người biểu tình ôn hòa vì môi trường một mặt cho thấy sự thất bại của nhà cầm quyền trong việc kiểm soát hoạt động của giới đầu tư nước ngoài, mặt khác chứng tỏ Hà Nội không hề thay đổi trong cách hành xử lâu nay về mặt nhân quyền của công dân”.
Ông Phil Robertson, HRW, nói.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người bị bắt hôm 15/5 sau cuộc tọa kháng ôn hòa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn, chia sẻ với VOA Việt ngữ:
“Trong việc xử lý phản ứng của người dân, nhà nước làm rất dữ dội, đàn áp triệt để. Ngày 1/5 họ còn sơ hở để lọt ra nhiều người, nhưng ngày 8/5 và ngày 15/5 là hoàn toàn triệt để. Họ chia cắt thành phố bằng hàng rào, cấm hẳn những đoạn đường nghi là sẽ có xảy ra biểu tình hay tọa kháng. Ví dụ hôm 15/5, vì tôi tuyên bố tọa kháng mà người ta ngưng hết hoạt động cả trục đường Nguyễn Huệ và ra thông báo là tuyến đường đang sửa chữa. Họ rào hết, không cho bất cứ ai bước vào đại lộ Nguyễn Huệ.”
Giới hữu trách nói dẹp biểu tình vì e rằng hoạt động này gây rối trật tự-trị an, nhưng theo blogger Chênh, chiến dịch trấn áp xuất phát từ một nỗi sợ khác của nhà cầm quyền. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh:
“Người biểu tình không gây rối trật tự trị an. Đó là những người đi rất ôn hòa, chỉ nói lên nguyện vọng của họ yêu cầu nhà nước minh bạch trong việc xử lý vụ cá chết. Nhưng cách ứng xử của nhà nước lại trái ngược hẳn, dùng bạo lực trấn áp. Không phải nhà nước sợ gây rối loạn trật tự trị an, mà họ sợ những cái sâu xa khác, sợ người biểu tình ngày càng đông lên áp lực nhà nước phải trả lời lý do gây thảm họa cá chết. Họ sợ phải trả lời câu hỏi đó, cho nên không muốn cho người dân đi biểu tình ngày càng đông lên.”
Lự lượng an ninh vây bắt người biểu tình ở Sài Gòn hôm 8/5. (Facebook Le Cong Dinh)

Cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên dự đoán các cuộc tuần hành vì môi trường sẽ tiếp diễn trong những ngày tới dù có thể nhà chức trách sẽ đàn áp khốc liệt hơn với lý do bảo đảm an ninh cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam.
Nhà hoạt động này bày tỏ hy vọng chuyến thăm của ông Barack Obama sẽ mang lại những tác động tích cực, trong đó có vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Việt Nam phơi bày vi phạm nhân quyền qua vụ cá chết



Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Tổng thống Obama lưu ý thực trạng nhân quyền Việt Nam, nêu vấn đề với Hà Nội, và đòi hỏi phải có tiến bộ trước khi nói tới việc thăng tiến bang giao Việt-Mỹ.

Human Rights Watch thúc giục Việt Nam lập tức chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu, đe dọa hay trả đũa các nhà hoạt động vì môi trường; tôn trọng quyền biểu tình của công dân, cũng như phóng thích tất cả những người đang bị giữ trái pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét