Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016
CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”
CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”
CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”
Lê Thiếu Nhơn
31-5-2016
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.
CƠN NGỤY BIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH “60 PHÚT MỞ”HOÀNG VŨ
Tiêu đề: Mc Phan Anh chia sẻ về việc cá chết, do anh ấy muốn nói ra quan điểm cá nhân, muốn toàn xã hội của chúng ta có những tiếng nói dân chủ và thẳng thắn, muốn đóng góp vào một tiếng nói chung.
1- Ngụy biện của Nguyễn Thái Sơn – Nghiên cứu mạng xã hội
Lỗi ngụy biện rơm (straw man): 11’09” Sơn dẫn dắt “Những chia sẻ tiêu cực sẽ được chia sẻ gấp 4 lần những chia sẻ tích cực. Những chia sẻ tiêu cực sẽ phát triển theo cấp độ hồi hộp, lo lắng, gây khủng hoảng tột độ” lỗi ngụy biện khi bóp méo luận điểm của ai đó để từ đó tấn công nhận định của họ. Ở đây Sơn dùng ngụy biện rơm (straw man) bằng cách, đánh tráo, cường điệu hóa vấn đề cảm xúc xấu không liên quan đến việc động cơ chia sẻ thông tin của P.A.
2- Ngụy biện Facebooker Hoàng Minh Trí
– Phút 13: “Tôi viết Fb là viết chuyện tình yêu, phụ nữ vui vẻ, tôi không muốn gây cho bất kỳ ai một ý nghĩ tiêu cực, không muốn gieo rắc những âu lo cho người khác, tôi biết vì bản năng con người rất muốn biết những gì ngoài kinh nghiệm của bản thân ko được trực tiếp tiếp xúc. Nó gây cho họ cái cảm giác khoái cảm an toàn nên họ sẽ chia sẻ thông tin…”
Câu nói trên đã phạm cùng lúc 2 lỗi ngụy biện: ngụy biện lợi dụng lòng thương hại, ngụy biện gây cảm giác tội lỗi.
– Ngụy biện lợi dụng lòng thương hại (appeal to pity): ngụy biện thay vì bàn về logic của vấn đề, kẻ ngụy biện lại đánh vào cảm giác, tâm lý thương hại, trắc ẩn người đối thoại bằng sự âu lo về người khác, để dành phân lợi cho luận điểm của mình. Mr Chí đưa sự ” không muốn gieo rắc những âu lo cho người khác” vào để đánh vào tâm lý người đối thoại, gợi lòng trắc ẩn của họ.
– Ngụy biện gây cảm giác tội lỗi (appeal to shame): loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, cách nghĩ và hành xử ác ý, để dành phần lợi cho mình – nhưng thật ra cách dẫn dắt ấy chỉ đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn. “Nó gây cho họ cái cảm giác khoái cảm an toàn nên họ sẽ chia sẻ thông tin.”. Ta sẽ hình dung gì qua cụm từ “cảm giác khoái cảm an toàn”?
3- Ngụy biện của tiến sĩ tâm lý hành vi Phạm Mạnh Hà:
– Ngụy biện cắt xén thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of context): Phút 3’20”, ông Hà đã trích dẫn Lý thuyết McClelland về nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành động một con người gồm: động cơ tồn tại (được mọi người biết đến mình), động cơ liên kết, giao tiếp (muốn kết nối nhiều người, hiểu được quan điểm suy nghĩ của mình) và nhu cầu quyền lực (nhu cầu tác động người khác, người khác phải nghe theo mình).
Thật ra lý thuyết McClelland về nhu cầu con người thường được áp dụng trong môi trường làm việc là chính. Theo lý thuyết này, người ta chia nhu cầu, động lực người làm việc ra làm ba nhóm: nhóm muốn thử thách và đạt thành quả công việc (achievement), nhóm muốn hòa mình vào đám đông (affiliation), chọn công việc ít rủi ro và nhóm muốn có quyền lực (power), control và tác động người khác làm theo ý họ. Dựa vào việc phân chia thành viên nhóm theo cá tính, như câu, động lực của họ, “các sếp” sẽ có cách phân chia công việc hợp lý, phù hợp từng người. Lý thuyết McClelland vì thế được giảng dạy trong các giáo trình quản trị và áp dụng trong môi trường công việc là chính yếu.
Trong ngữ cảnh trao đổi trong clip, ông TS Hà đã trích dẫn sai lý thuyết McClelland (chẳng hạn không có nhu cầu tồn tại như lời ông Hà nói), do đó phạm lỗi ngụy biện cắt trích thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of context).
– Ngụy biện kết luận ẩu, phán ẩu (jumping to conclusions): khi ông Hà đã kết luận – việc MC Phan Anh share một clip để mong mọi người quan tâm về quyền được lên tiếng của mình – là vì nhu cầu quyền lực. Điều này sai, vì việc lên tiếng trên không gian facebook không có ý nghĩa ép buộc người khác làm theo, tin theo và nếu nhìn khách quan, những gì Phan Anh lên tiếng là vì lương tâm, trách nhiệm và muốn cống hiến sức mình, tiếng nói mình cho cộng đồng mà thôi. Đó là một nhu cầu rất trong sáng và nếu dùng sắp xếp “nhu cầu quyền lực” theo kiểu của McClelland thì không ổn thỏa. Có nhiều học thuyết sắp xếp nhu cầu con người khác nhau, chứ không chỉ riêng của McClelland, chẳng hạn như thuyết sáu nhu cầu về mặt cảm xúc con người của Anthony Robbins trong đó có nhắc đến nhu cầu cống hiến (contribution need). Tôi thấy cách phân loại của Anthony Robbins có thể áp dụng chính xác để giải thích cho hành động đầy trách nhiệm của Phan Anh hơn là thuyết của McClelland.
4- Ngụy biện của nhà báo Hồng Thanh Quang
Tệ hại nhất là nhà báo Hồng Thanh Quang, khi ông ta đã phạm nhiều lỗi ngụy biện rất thấp kém:
– Ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions): khi phút 8’10”, Hồng Thanh Quang kết luận Phan Anh ngụy biện (Tôi thì vui nhất đoạn này, khi thấy giang hồ nhắc đến cụm từ “ngụy biện” bla bla bla), mà không có chứng cớ hay lập luận gì logic để chứng minh nhận định đó cả.
– Đoạn kết tội trên có thể liệt kê vào – ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem), một lỗi ngụy biện thấp kém tệ hại nhất: hạ nhục người đối thoại để từ đó làm giảm giá trị lời nói của họ.
– Ngụy biện lợi dụng người nổi tiếng (appeal to authority): ông Quang còn trích một bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, vốn không có tính logic gì đáng kể và chỉ để khoe chữ, đánh vào tâm lý người đối thoại mà thôi.
5- Ngụy biện của nhà báo Tạ Bích Loan:
– Ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous): tại thời điểm 4’40”, Tạ Bích Loan đã “à há!” nhẹ, như chế giễu lời nói của Phan Anh khi anh phản đối kết luận của TS Hà xếp loại hành động của anh là vì “nhu cầu quyền lực”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét