Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Chương mới trong mối quan hệ đối tác toàn diện


Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Chương mới trong mối quan hệ đối tác toàn diện

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Tư, ngày 25 tháng 5 năm 2016 | 25.5.16

Hôm nay, Tổng thống Obama đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ ba đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bắt đầu hơn 20 năm trước đây.





Tổng thống Barack Obama (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quan tại Phủ Chủ tịch ngày 23 tháng 05, 2016. Ảnh: PBS.org


Đối với nhiều người Mỹ, “Việt Nam” thường là một từ liên quan đến chiến tranh và lịch sử cực kỳ phức tạp giữa các quốc gia giữa hai nước. Nhưng kể từ khi bình thường hóa [quan hệ] bắt đầu, Hoa Kỳ và Việt Nam đã liên tục xây dựng mối quan hệ đối tác, chứng tỏ rằng chúng ta có thể nhìn nhận lịch sử mà không bị chính lịch sử cầm tù chúng ta. Thật vậy, chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam là lịch sử không phải vì đây là lần đầu tiên, nhưng vì mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển thành một tình bạn sâu sắc và quan hệ đối tác chiến lược.



Tổng thống đã gặp gỡ với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người mà ông đã chào đón tới Nhà Trắng vào năm 2015. Đó là một thời khắc lịch sử hai nước vốn từng kẻ thù của nhau. Như Tổng Bí thư cho biết vào thời điểm đó:


“Tôi nghĩ rằng 20 năm trước, không quá nhiều người sẽ tưởng tượng một cuộc họp – một cuộc họp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ. Điều vô cùng quan trọng là chúng ta đã chuyển đổi từ cựu thù trở thành bạn bè, đối tác – đối tác toàn diện “.


Tổng thống Obama đã chuyển trọng tâm vào khu vực Châu Á–Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của mình, và Việt Nam – một nền kinh tế lớn và đang phát triển ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á – là quan trọng đối với những nỗ lực đó. Và trong chuyến thăm này, chúng ta sẽ có cơ hội để làm nổi bật – và phá triển hơn nữa – mối hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


Việt Nam là một phần trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP], một thỏa thuận thương mại Tổng thống Obama đã thúc đẩy giữa Hoa Kỳ, Việt Nam, và 10 quốc gia khác trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương. Trong khi TPP – tương tự như bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác – là một chủ đề thường gây tranh luận mạnh mẽ, nhưng lợi ích nó lại rất rõ ràng. TPP sẽ mở cửa thị trường và bỏ những rào cản đối với các doanh nghiệp Mỹ trong các thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, tạo ra công ăn việc làm ngay ở nước nhà Hoa Kỳ. TPP sẽ tốt cho nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế Việt Nam, và các tiêu chuẩn về lao động và môi trường sẽ làm cho cuộc sống người dân tốt hơn.


Bởi vì TPP, Việt Nam đã đồng ý năm nguyên tắc cơ bản về lao động ILO – quyền tự do hiệp hội, quyền mặc cả tập thể, cấm lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và ngăn cấm kỳ thị trong công việc làm. Bởi vì TPP, Việt Nam đã đồng ý nâng cao các tiêu chuẩn về việc làm, chẳng hạn như tăng mức lương tối thiểu và điều kiện làm việc an toàn. Những nghĩa vụ này phải được thi hành nghiêm chỉnh, vì vậy Việt Nam phải tuân theo để nhận được những lợi ích mà thỏa thuận sẽ mang lại.


TPP cũng đặt các điều khoản mạnh mẽ liên quan đến bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng các nước như Việt Nam phải trấn áp nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp và câu cá bất hợp pháp. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp Việt Nam cải tình hình quốc nội và sẽ mang lại lợi cho người lao động Việt Nam cũng như môi trường của họ. Hơn nữa, các tiêu chuẩn này chỉ là một phần của sự hợp tác rộng lớn hơn với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác trong việc bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch, và chống biến đổi khí hậu.


Tham khảo thêm những loại hình hợp tác kinh tế có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Mỹ:


TPP là một đề tài trong mối quan hệ Việt–Mỹ nhằm tác hỗ trợ trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh [Việt Nam] kết thúc, chúng tôi đang tăng cường mối quan hệ quân sự, điều sẽ giúp chúng tôi hỗ trợ cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quan trọng – từ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, đến hỗ trợ công tác an ninh và gìn giữ hòa bình trên biển. Hoa Kỳ và Việt Nam đã cam kết tiếp tục duy trì các nguyên tắc quốc tế cơ bản như tự do hàng hải. Và trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ cách giải quyết ôn hòa đối với các tranh chấp theo luật pháp quốc tế – một nguyên tắc mà Hoa Kỳ đã nói rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh gần với 10 quốc gia Đông Nam Á.


Đầu tư của Hoa Kỳ vào trong tương lai của Việt Nam có lẽ là điểm rõ ràng nhất đối với sự tham gia ngày càng tăng của chúng tôi với những người trẻ tuổi tại Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam hiện có đông sinh viên nhất đang theo học tại các trường đại học ở Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Gần 12.000 thanh niên Việt Nam đang phát triển các kỹ năng mới với tư cách là các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á do Tổng thống khởi xướng (YSEALI). Các lãnh đạo về giáo dục và công nghệ của Mỹ như Intel, Oracle, và Đại học Arizona State đang giúp đào tạo Việt Nam trong mảng giáo dục liên quan đến các môn STEM (khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán học).


Mùa thu năm nay, Đại học Fulbright Việt Nam – đại học phi lợi nhuận và độc lập đầu tiên ở Việt Nam – sẽ chào đón lớp học đầu tiên.


Và ngày hôm nay, Tổng thống tuyên bố rằng Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam lần đầu tiên. Peace Corps sẽ tập trung vào việc giảng dạy tiếng Anh, và trao đổi tình bạn với hy vọng sẽ mang chúng ta gần gũi hơn trong nhiều thập kỷ tới.


Bạn có thể sẽ thấy sự khác biệt mà mối quan hệ giữa nhân dân hai nước có thể mang lại khi bạn theo dõi buổi nói chuyển của Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo trẻ YSEALI tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày thứ Tư tới đây.


Giữa lúc chúng ta phát triển kinh tế, chiến lược, và mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, các quyền con người của nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục là một trọng tâm trong những nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đối thoại với phía Việt Nam về những vấn đề này, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục có một số khác biệt nghiêm trọng với chính phủ Việt về cách tiếp cận đối với các vấn đề liên quan đến bất đồng chính trị, xã hội dân sự độc lập và tự do báo chí. Tổng thống sẽ có cuộc gặp với các thành viên xã hội dân sự Việt Nam để nghe trực tiếp từ họ trong chuyến thăm của ông. Và có những bước đi cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục làm, bao gồm cả việc thông qua cải cách luật pháp nhằm cho phép người dân đạt được đầy đủ tiềm năng của họ và phát huy các giá trị phổ quát.




Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: CNN


Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã sử dụng ngoại giao để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh, thịnh vượng, và phẩm giá con người trên toàn thế giới. Đối với nhiều quốc gia mà chúng tôi đã gọi là bạn bè trong nhiều thập kỷ, điều này có nghĩa là tăng cường các liên minh. Đối với những nước khác, điều này có nghĩa Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng mở rộng bàn tay với các đối tác mới và cựu thù. Nổi bật nhất, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới bằng tình hữu nghị với nhân dân Miến Điện và Cuba, nơi mà chính sách cô lập đã không giúp được người dân sở tại, và đã phủ nhận các lỗ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy lợi ích của chúng ta ở châu Á và châu Mỹ Latinh.


Chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam cho phép người dân Mỹ và Việt Nam phản ánh về cách mà hai nước đã xây dựng mối quan hệ trong những năm qua, và làm thế nào để chúng ta có thể tiến xa thêm trong mối quan hệ đối tác này. Điều rõ ràng nhất là cả hai nước đã đạt được nhiều [lợi ích] thông qua hợp tác hòa bình.


Ben Rhodes, DIPNOTE

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét