Thấy gì từ 'Nhiều thông tin bôi xấu lãnh đạo trước Đại hội Đảng'?
Reply
news
3.1.16
Ngày 30/12/2015, một quan chức Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời phỏng vấn trang mạng nhà nước Zing.vn “Trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin xấu độc, đặc biệt trước các kỳ Đại hội Đảng và khi chuẩn bị về công tác nhân sự”.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: Công Khanh
Ngay trước đó, ông Tuấn than phiền rằng cứ chặn được một trang mạng “nói xấu lãnh đạo” thì lại xuất hiện 10-20 trang mạng khác nói xấu lãnh đạo không kém.
Dấu ấn của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn có vẻ nổi bật nhất từ sau vụ tổ chức kỷ luật cách chức tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa vào đầu năm 2015.
Nhưng cùng thời gian đầu năm 2015 khi trang mạng Chân Quyền Lực làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam, khẩu khí của ông Tuấn lại như bặt tăm. Có dư luận cho rằng Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ quá chú tâm vào cuộc đua quyền lực cho chiếc ghế bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, và việc ông “ra tay” với vài nhà báo quốc doanh là nhằm “lấy điểm”. Nhưng ngược lại, ông hoàn toàn im tiếng trước “luồng tư tưởng độc hại” mà rất có thể xuất phát từ nội bộ đảng và nhằm mục đích triệt hạ phe phái.
Vào lần này cũng vậy, khi phóng viên Zing.vn chủ ý xoáy vào câu hỏi“Cơ quan chức năng đã tìm ra kẻ sử dụng mạng xã hội nói xấu, xuyên tạc lãnh đạo?”, ông Tuấn bất chợt nêu ra một nhận định rất đáng chú ý: “Những trang xấu độc hầu hết được lập ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiệp vụ đã từng bước tìm ra các đối tượng và từng bước xử lý”.
Nếu hiểu đúng theo lời của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, tại Việt Nam hiện thời không hề tồn tại “trang mạng phản động”. Thế nhưng từ năm 2012 đến nay đã xuất hiện hàng loạt trang mạng được coi là hoạt động tại Việt Nam mà giới công an và tuyên giáo nhận xét là “chuyên đánh phá nội bộ” như Quan Làm Báo, Tusangnhamhiem, nhungthangnhamhiem, Chân Dung Quyền Lực, và gần đây là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, Nguyencongkhe.com, Ý kiến đảng viên…
Mới đây, trang mạng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ đã tung ra loạt gần chục bài tấn công ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên, trong đó lôi cả tài liệu được cho là khai báo của ông Khế trong nhà tù. Sau đó, trang này tấn công luôn ông Trương Tấn Sang - chủ tịch nước - với nội dung nghe lén các cuộc gọi, tin nhắn của ông Sang với các nhà báo Nguyễn Công Khế, Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên.
Ăn miếng trả miếng, một tác giả ẩn danh là Người Cấp Tiến cũng tung lên mạng “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”.
Cũng mới đây, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, một lần nữa từ sau sự kiện đình đám Chân Dung Quyền Lực, đã phải thừa nhận rằng tình trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là “nghiêm trọng”.
Lê Dung / SBTN
Dấu ấn của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn có vẻ nổi bật nhất từ sau vụ tổ chức kỷ luật cách chức tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa vào đầu năm 2015.
Nhưng cùng thời gian đầu năm 2015 khi trang mạng Chân Quyền Lực làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam, khẩu khí của ông Tuấn lại như bặt tăm. Có dư luận cho rằng Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ quá chú tâm vào cuộc đua quyền lực cho chiếc ghế bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, và việc ông “ra tay” với vài nhà báo quốc doanh là nhằm “lấy điểm”. Nhưng ngược lại, ông hoàn toàn im tiếng trước “luồng tư tưởng độc hại” mà rất có thể xuất phát từ nội bộ đảng và nhằm mục đích triệt hạ phe phái.
Vào lần này cũng vậy, khi phóng viên Zing.vn chủ ý xoáy vào câu hỏi“Cơ quan chức năng đã tìm ra kẻ sử dụng mạng xã hội nói xấu, xuyên tạc lãnh đạo?”, ông Tuấn bất chợt nêu ra một nhận định rất đáng chú ý: “Những trang xấu độc hầu hết được lập ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiệp vụ đã từng bước tìm ra các đối tượng và từng bước xử lý”.
Nếu hiểu đúng theo lời của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, tại Việt Nam hiện thời không hề tồn tại “trang mạng phản động”. Thế nhưng từ năm 2012 đến nay đã xuất hiện hàng loạt trang mạng được coi là hoạt động tại Việt Nam mà giới công an và tuyên giáo nhận xét là “chuyên đánh phá nội bộ” như Quan Làm Báo, Tusangnhamhiem, nhungthangnhamhiem, Chân Dung Quyền Lực, và gần đây là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, Nguyencongkhe.com, Ý kiến đảng viên…
Mới đây, trang mạng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ đã tung ra loạt gần chục bài tấn công ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên, trong đó lôi cả tài liệu được cho là khai báo của ông Khế trong nhà tù. Sau đó, trang này tấn công luôn ông Trương Tấn Sang - chủ tịch nước - với nội dung nghe lén các cuộc gọi, tin nhắn của ông Sang với các nhà báo Nguyễn Công Khế, Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên.
Ăn miếng trả miếng, một tác giả ẩn danh là Người Cấp Tiến cũng tung lên mạng “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị”.
Cũng mới đây, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, một lần nữa từ sau sự kiện đình đám Chân Dung Quyền Lực, đã phải thừa nhận rằng tình trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là “nghiêm trọng”.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét