Xích Tử - Luẩn quẩn
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 05 tháng 1 năm 2016 | 5.1.16
Lâu lắm, không tham gia chữ nghĩa gì trên mạng. Bởi thấy càng viết, lại càng luẩn quẩn.
Luẩn quẩn là căn bệnh mãn tính trầm kha thâm căn cố đế của Việt Nam.
Thời chiến tranh và ấu trĩ, luẩn quẩn một chiều tạo nên thói nguỵ tín, bảo thủ, cuồng tín, thuần tuý giả dối một chiều.
Thời đổi mới (trở lại bình thường) sinh ra sự luẩn quẩn mà trong vật lý học gọi là vận động spin, tạm hiểu là không có quỹ đạo nhất định, lẩn quẩn này tạo ra cái khác, nằm trong cái khác. Đó là lẩn quẩn của sự đan xen giữa thật và giả dối, giữa đúng và sai, tốt và xấu, thiện và ác, niềm tin và bất tín, giữa nguỵ biện và chân thuyết, giữa ngay miệng nói và lòng nghĩ của mỗi người. Ở đó, mọi biện biệt lấy được và dựa vào quyền lực, bạo lực đều xem thường lẽ tự nhiên, đạo đức truyền thống,, bỏ qua cả phép logic hình thức và phép biện chứng. Lẩn quẩn của một đất nước luôn xem mình là cường quốc của lý luận, lấy tiền dân để trả cho cái việc và một hệ thống làm lý luận, đứng đầu là Hội đồng lý luận trung ương (nhưng không thấy hội đồng lý luận địa phương/tỉnh như các hệ thống khác).
Đó là cách nói kiểu “nhà nước và nhân dân cùng làm” (trong khi nhà nước là của dân do dân vì dân), “đồng bào, cán bộ, chiến sĩ”, “đồng bào và đồng chí” (trong khi những cài đó nằm trong cùng một khái niệm), “quốc hội ngày càng dân chủ” (trong khi quốc hội là sản phẩm của một quá trình chính trị dân chủ và quốc hội có quyền lực tạo ra, bảo vệ, duy trì và thực hành dân chủ).... Những cái đó đầu độc đời sống tinh thần, thói quen ứng xử của cả dân tộc, đến nỗi một lời kính thưa, giới thiệu cũng phải điều chỉnh bằng một văn bản hành pháp cấp nghị định, mà rồi có đi đến đâu.
Tương tự, việc chống tham nhũng ở Việt Nam, cho đến ngày cuối của năm 2015 này, cũng thất bại vì lẩn quẩn: lẩn quẩn trong định nghĩa khái niệm tham nhũng, cách xác định “ngoại diện” của hành vi tham nhũng, lẩn quẩn trong việc vận hành chủ thể, phương pháp điều tra, tố tụng, xử lý xét xử tội phạm tham nhũng. Suy cho cùng, vẫn là ta chống lại chúng ta và chúng ta chống lại ta. Đó là sự nỗ lực vô vọng khi cố nhảy lên khỏi mặt đất để mong rơi xuống vào một điểm khác về hướng tây nhờ trái đất quay về phía đông.
Chỉ xin minh hoạ bằng lời của ông Trương Tấn Sang. Trong trả lời phỏng vấn báo chí nhân đầu năm mới 2016, khi đề cập đến tác hại của tham nhũng, ông cho rằng “tham nhũng làm hư hỏng cán bộ”. Ô hay, như vậy trước và trong lúc thực hiện hành vi tham nhũng, cán bộ (con sâu) nào đó chưa hư hỏng sao? Tham nhũng làm nên hư hỏng hay hư hỏng làm ra tham nhũng? Và dường như / có lẽ đảng, nhà nước rất tiếc vì mất những cán bộ hư hỏng đó. Cứ vậy thì làm sao chống, đẩy lùi và diệt được?
Xích Tử
(Dân Luận)
Đó là cách nói kiểu “nhà nước và nhân dân cùng làm” (trong khi nhà nước là của dân do dân vì dân), “đồng bào, cán bộ, chiến sĩ”, “đồng bào và đồng chí” (trong khi những cài đó nằm trong cùng một khái niệm), “quốc hội ngày càng dân chủ” (trong khi quốc hội là sản phẩm của một quá trình chính trị dân chủ và quốc hội có quyền lực tạo ra, bảo vệ, duy trì và thực hành dân chủ).... Những cái đó đầu độc đời sống tinh thần, thói quen ứng xử của cả dân tộc, đến nỗi một lời kính thưa, giới thiệu cũng phải điều chỉnh bằng một văn bản hành pháp cấp nghị định, mà rồi có đi đến đâu.
Tương tự, việc chống tham nhũng ở Việt Nam, cho đến ngày cuối của năm 2015 này, cũng thất bại vì lẩn quẩn: lẩn quẩn trong định nghĩa khái niệm tham nhũng, cách xác định “ngoại diện” của hành vi tham nhũng, lẩn quẩn trong việc vận hành chủ thể, phương pháp điều tra, tố tụng, xử lý xét xử tội phạm tham nhũng. Suy cho cùng, vẫn là ta chống lại chúng ta và chúng ta chống lại ta. Đó là sự nỗ lực vô vọng khi cố nhảy lên khỏi mặt đất để mong rơi xuống vào một điểm khác về hướng tây nhờ trái đất quay về phía đông.
Chỉ xin minh hoạ bằng lời của ông Trương Tấn Sang. Trong trả lời phỏng vấn báo chí nhân đầu năm mới 2016, khi đề cập đến tác hại của tham nhũng, ông cho rằng “tham nhũng làm hư hỏng cán bộ”. Ô hay, như vậy trước và trong lúc thực hiện hành vi tham nhũng, cán bộ (con sâu) nào đó chưa hư hỏng sao? Tham nhũng làm nên hư hỏng hay hư hỏng làm ra tham nhũng? Và dường như / có lẽ đảng, nhà nước rất tiếc vì mất những cán bộ hư hỏng đó. Cứ vậy thì làm sao chống, đẩy lùi và diệt được?
Xích Tử
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét