Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
Tinh thần Bảo Lũy: nhận diện bước chân Hoa quân nhập Việt?
VNTB - Tinh thần Bảo Lũy: nhận diện bước chân Hoa quân nhập Việt?
Reply
forums, HàTĩnh, tháp Bảo Lũy, Thiên Điểu, VNTB, Vũng Áng
16.12.15
Thiên Điểu (VNTB) Câu chuyện tóa tháp Bảo Lũy được xây dựng ở Hà Tĩnh bị báo chí phanh phui mấy ngày nay đang như giọt nước tràn ly đối với những người vốn luôn đề cao cảnh giác với Trung Quốc trong tư tưởng đề phòng cao độ. Nó không đơn giản chỉ là “sơ sót. thiếu trách nhiệm” như giải thích của các quan chức tỉnh Hà Tĩnh về một công trình xây dựng không phép hay nó do Doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng. Dấu ấn thâm độc và sự thể hiện của nó chính là ở ý nghĩa của công trình.mang tên “Tinh thần Bảo Lũy”.
VNTB - Tinh thần Bảo Lũy - nhận diện bước chân Hoa quân nhập Việt
Dùng biểu tượng Trung Quốc khẳng định vị trí của Trung Quốc ?
Cách đây không lâu, sau những lùm xùm về chuyện Fomousa đòi trở thành đặc khu kinh tế - một hình thức chủ quyền đặc biệt song hành với hệ thống quản lý nhà nước. Cũng tại khu công nghiệp Vũng Áng của nhà đầu tư Trung quốc này, một công trình tâm linh mang tính vắn hóa Trung quốc được xây dựng không phép là công trình miếu thờ trong khu vực dự án của Fomousa. Sau khi vụ việc bị phanh phui, chính quyền Hà Tĩnh chỉ làm qua loa và kết quả là công trình này đến nay không hề bị phá bỏ mà vẫn tồn tại chờ cơ hội hoàn thành dú nó cũng không được cấp phép..
Cũng ngay sau vụ miếu thờ không lâu, chính quyền Hà Tĩnh tiếp tục trình một dự án “lạ” là xây dựng cột mốc chủ quyền một số đảo nhỏ nằm sát đất liền, một địa điểm không hề liên quan tới biên giới, nơi mà cột mốc chủ quyền lẽ ra phải đặt mới đúng.
Vụ việc mới nhất là Tháp tinh thần Bảo Lũy, một công trình mang tính biểu tượng chủ quyền “thuần Trung” 100% được xây dụng cũng đến lúc gần như hoàn thành mới được phát hiện (?!).
Ý nghĩa về Tháp Tinh thần Bảo Lũy của Trung Quốc được ghi nhận từ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống lại phát xít Nhật đang diễn ra khốc liệt nhất. Ngày 7/7/1940, tại một ngã 3 trung tâm của Trùng Khánh, nơi những người lính Trung Quốc chống Nhật đã có một cuộc chiến khốc liệt trước khi phải rút lên vùng Hoa Nam. Tháng 12 năm/1941, khi lực lượng Hồng quân Trung Quốc tái chiếm vùng này, đã sửa chữa, xây dựng công trình tháp báo hiệu - dùng đốt lửa làm hiệu khi có quân Nhật tấn công, với một kiến trúc tưởng niệm lấy tên là Bảo lũy tinh thần (精神堡壘) Từ đó, nó trở thành một “ Pháo đài tâm linh” hay “ Pháo đài thiêng liêng” trong đời sống tinh thần Trung Hoa ngày nay. Nó không chỉ được coi là dấu ấn đặt nền móng khẳng định tinh thần của Trung Quốc kháng Nhật, người Trung Quốc còn xem nó như một biểu tượng giáo dục thể hiện ý nghĩa mở đường chiến thắng cho cuộc cách mạng, gắn liền tinh thần Trung Quốc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bảo lũy này cao 7 trượng 7 thước, lấy con số 77 làm ý nghĩa kháng chiến, ghi nhớ ngày Hỏa đăng bị Nhật chiếm. Bảo lũy có cấu trúc ở giữa đặt một vại sứ để đổ nhiên liệu, có lõi đuốc được làm sợi bông để đốt. Mỗi khi đến dịp diễn ra lễ hội lớn, người Trung Quốc đổ rượu, cồn để thổi bùng lên khói lửa, làm rực sáng như pháo hoa, tượng trưng cho khí hạo nhiên tự cường không ngừng nghỉ của dân tộc Trung Hoa.
Nếu so với lịch sử Việt Nam, nó có ý nghĩa tương tự Cây Đa Tân Trào hay Đàn Xã Tắc thời nhà Lý.
Vậy một doanh nghiệp Trung Quốc, xây dựng “Bảo lũy Tinh thần” ở Hà Tĩnh nhằm thể hiện điều gì ?
Nếu chỉ xét riêng công trình này phục vụ đời sống tinh thần người Trung Quốc ở Vũng Áng thì tác dụng của nó có hàm ý thể hiện một “chiến thắng”, khẳng định vị trí tinh thần Trung Quốc hiện diện nơi đây. Nơi mà ngay cái lai lịch nguồn gốc Trung Quốc của chủ đầu tư ở một vị trí vô cùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng đã khiến người dân nghi ngờ, lo ngại. Cùng với thông tin các công trình xây dựng ở đây có kết cấu như pháo đài thì quả là hàm ý sâu xa của tòa tháp rất rõ.
Nếu gắn nó với việc tự nhiên xây dựng bia chủ quyền ở các hòn đảo rất gần bờ (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng lấn chiếm, tranh chấp ngoài Biển Đông thì rất dễ để người dân hoàn toàn có quyền suy diễn về một mối liên quan đáng ngờ khác.
Ở Việt Nam, bất cứ ai, từ người dân tới doanh nghiệp khi đụng tới thủ tục cấp phép công trình xây dựng đều quá hiểu những “khổ nạn” liên quan. Người dân chỉ cần cất cái nhà cấp 4 đến trú mưa nắng đã không dễ yên ổn với đủ các lực lượng kiểm tra khó dễ. Công trình có giấy phép hẳn hoi nhưng cũng khó tránh bị hoạnh họe có chủ ý.. Vậy một tòa tháp cao tới 32m ngay cạnh quốc lộ đã hoàn thành cơ bản tại sao không ai biết là một điều không thể thuyết phục nếu nói chỉ thuần túy do chủ đầu tư làm bừa.
Thông tin cho biết Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã mời đơn vị thi công tới làm việc. Nhưng kết quả xử lý liệu có xử phạt xong rồi cấp phép hay dỡ bỏ là điều cần quan tâm chứ không chỉ là chuyện “chưa có giấy phép xây dựng".
Bước chân Hoa quân nhâp Việt kiểu mới ?
Ngay sau khi giành chính quyền năm 1945, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc đó đã một phen chao đảo vì hơn 20 vạn “Hoa quân nhập Việt” của Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc với cái cớ giải giáp quân Nhật. Đến nỗi phải ký Hiệp ước mồng 6/3 để quân Pháp trở lại miền bắc nhằm “đuổi khéo” quân Tưởng về nước.
Ngày nay, lấy lý do “đầu tư, giao thương hữu nghị..”.. số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam đã lớn gấp hàng chục lần so với :Hoa quân nhập Việt” trước đây. Các khoản vốn vay, đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam chưa thấy công trình nào lớn mang lại lợi ích mà người dân thấy được ngoài việc con số nợ công ngày càng gia tăng, đè nặng thêm mỗi ngày bởi đội vốn, bởi thua lỗ..
Một số dự án cấp quốc gia do Trung Quốc xây dựng trị giá hàng ngàn tỷ đồng gần như vứt đi như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trụ sở Bộ Công an.. sắp tới đây là công trình đường sắt trên cao có thể cũng chịu chung số phận vì tâm lý người dân không dám sử dụng. Mặc dù sau nhiều lần tăng vốn đẽ riêng công trình này đã tốn gần cả tỷ USD.
Vay nợ, đầu tư không hiệu quả dẫn tới lệ thuộc về kinh tế, chính trị..Những công trình như Miếu Khổng Tử, đền thờ Quan Công. Bảo tháp tinh thần.. đã và đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn, xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.. Từng bước hình thành một lệ thuộc bởi sự đồng hóa“văn hóa Trung Hoa” từ trong gốc rễ. Đồng hóa văn hóa, điểm tựa tinh thần sẽ song hành với áp lực nợ nần thành đội quân “nhập Việt” kiểu mới mà không có bất cứ cường quốc hay lực lượng nào cản được.
Áp lực và đồng hóa là cuộc chiến không tiếng súng nhưng thất bại thuộc về bên nào, hậu quả ra sao thì bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét