Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Tham nhũng nằm trong chính cơ quan chống tham nhũng
Tham nhũng nằm trong chính cơ quan chống tham nhũng
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2015 | 25.12.15
Trong phúc trình tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng của ủy ban nhân dân tại Sài Gòn, tổ chức vào ngày 24-12-2015, cho biết từ năm 2006 đến 2015, cơ quan công tố thụ lý 151 vụ án tham nhũng với 396 bị can. Truy tố tội phạm tham nhũng là 140 vụ với 323 bị can.
Nguyễn Xuân Phúc là người đang bị tố cáo tham nhũng [ngoài cùng bên phải]
Những người phạm tội phần lớn là cán bộ, nhân viên thừa hành nhiệm vụ, bên cạnh đó có một số bị can là cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp như phó giám đốc sở, chủ tịch quận, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng... Các đối tượng này đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng sở hở trong công tác quản lý, sự kiểm tra của cơ quan, đơn vị để chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc nhũng nhiễu, hối lộ”.
Phúc trình nhận định: “có biểu hiện tham nhũng ngay trong chính cơ quan chống tham nhũng”.
Tổng thanh tra chính phủ CSVN Huỳnh Phong Tranh nói: “Tôi khẳng định là các cơ quan chống tham nhũng có hành vi tham nhũng của những người thực thi công vụ, nhưng ở mức độ chưa nhiều”. Ông không cho biết bao nhiêu vụ sẽ được coi là nhiều hay ít.
Theo ông Tranh, lãnh vực tham nhũng nhiều nhất là đất đai và sử dụng ngân sách. “Thứ nhất là trong hoạt động các cơ quan nhà nước. Biểu hiện lợi ích nhóm được thể hiện khi xảy ra một số vụ án thì có sự liên kết chặt chẽ một nhóm đông người, có thể cùng một cơ quan tổ chức hay nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Những người này kết lại thành một khối để tạo ra lợi ích nhóm. Thứ hai là trong hoạt động của ngân hàng. Ở lãnh vực này, lợi ích nhóm biểu hiện rõ ràng nhất. Điển hình như các vụ án đang xử đây là biểu hiện của lợi ích nhóm rất rõ như vụ án của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 2, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thứ ba là biểu hiện lợi ích nhóm trong xây dựng cơ chế chính sách, muốn làm sao thực hiện có lợi cho ngành mình, địa phương mình hay cho lợi ích nhóm của mình”. Ông Tranh diễn giải.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nói tại lễ tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng, chống tham nhũng là “Vấn nạn này đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ, trật tự và an toàn xã hội, xói mòn các thể chế, các giá trị đạo đức...”.
Vũ Minh Ngọc
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét