Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Thư giãn cuối tuần: LỄ THẢ NGƯỜI, THẢ BÒ VÀ KHAI TRƯƠNG NHÀ XÍ
Thư giãn cuối tuần: LỄ THẢ NGƯỜI, THẢ BÒ VÀ KHAI TRƯƠNG NHÀ XÍ
FB Phổ Cập Tiến Sĩ
Cảm thấy tự hào khi nước ta là đất nước của lễ hội, với vô số lễ hội trong một năm, trong đó ấn tượng nhất phải kể đến các lễ như :
-Lễ thả bò
-Lễ khánh thành nhà vệ sinh
-Lễ ra viện
Hy vọng một ngày không xa nước ta sẽ có thêm các loại lễ như :
-Lễ nhập viện
-Lễ bắt vịt
-Lễ khánh thành chuồng lợn.
FB Phổ Cập Tiến Sĩ:
BÓP NÁT QUẢ CAM
(Phiên bản hư cấu)
Năm đó, giặc Bốn Tốt xâm chiếm lãnh hải nước ta, vua triệu tập hội nghị để bàn đối sách. Do mới 16 tuổi nên Trần Quốc Toản không được mời dự hội nghị. Tuy vậy, Quốc Toản vẫn tới, đòi được vào. Bị lính canh chặn cửa, Toản tuốt gươm quát lớn:
-Ta là Hoài Văn Hầu đây, ta vào yết kiến vua, không kẻ nào được cản ta !
Đúng lúc đó, hội nghị giải lao, nhà vua nói :
-Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Rồi ban cho Toản một quả cam, Toản nói :
-Mong bệ hạ cho kiện giặc Bốn Tốt ra tòa án quốc tế, đó là cách hợp lý nhất !
-Không kiện cáo gì hết, giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình.
Rồi cho lính canh "mời" Toản ra ngoài, Toản giận lắm tay toan bóp nát quả cam nhưng bóp thế nào quả cam cũng không nát, mọi người khuyên Toản đó là cam Bốn Tốt đã ngâm hóa chất, rất cứng và dai, đừng bóp làm gì cho mất công. Toản nghe càng giận, ném quả cam xuống đất, quả cam nảy vài lần ra tít xa như một quả bóng.
___________
THẦN CÂY ĐA, MA CÂY GẠO
Phạm Xuân Thịnh
Đọc bài này thấy tinh thần yêu quý cây xanh bảo vệ cây xanh, bảo vệ mội trường của các quan nhà ta cao quá, trộm nghĩ bên Tây chưa chắc đã bằng.
Nhưng thực ra, chả phải yêu quý cái mẹ gì đâu. Các cụ có câu "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề". Vì nó là cây đa, nó có thần ngự trị nên ông nào cũng hãi, cũng sợ tai bay vạ gió nên không dám "rờ" đến.
Đừng có đùa với cây đa, ở quê mình có cây đa cực cổ thụ, dễ cũng 300 năm, nghe nói ngày xưa, thời phong kiến, người ta xử những người có tội ở gốc đa bằng cách chặt tay tội phạm. Chả biết thực hư ra sao, nhưng từ dạo năm '90, tự nhiên thân cây mọc ra bộ rễ nhìn hệt như bàn tay con gái. hai chục năm qua nó vẫn thế. Người ta gọi là "Cây đa quán Riệc". Lại nghe nói có "Bà Là" ngự ở trên ngọn đa, trưa hè vắng vẻ đi qua gốc đa, không đi nhanh là bà kéo lại trêu chọc. Lại nghe nói có người gánh lúa đi qua nặng trĩu không bước được, đặt gánh lúa xuống nhìn lên thấy bà cụ ngồi chễm chệ trên ngọn. Lại có người bảo tối sáng trăng suông đi chơi về qua, thấy cả đàn lợn trắng chạy từ trong gốc đa chạy ra. Người ta còn kể thằng ấy thằng nọ trèo lên ngọn đa đái xuống, tối về chim sưng phồng to bằng chai Dr Thanh, gia đình sợ quá phải làm lễ tạ, xin bùa chú, rồi đốt, hòa tro với nước ao cho uống, chim lại xẹp xuống như thường....
Đại khái thế, không rõ thực hư ra sao, chỉ nghe người nọ truyền người kia, tuổi thơ sợ ma, nhưng lại tò mò hay hóng hớt chuyện ma, nghe rùng mình nhưng thích. Không chuyện gì nghe thích bằng chuyện ma, nhưng cũng không chuyện gì nghe sợ bằng nghe chuyện ma.
Thế hệ chúng tôi đi học về mỗi khi trèo lên vặt quả đa đều phải nói một cậu giống như niệm chú trước khi trèo cho yên tâm "Bà Là ơi cho cháu xin quả đa".
Thế nên trong mắt tôi, cây đa ở trong bài viết này sống được là nhờ có "dòng dõi hoàng tộc". ví thử "con nhà bình dân" như Xà cừ, Sưa, Lim.... xem. Đừng nói 200 năm, mà hai ngìn năm cũng đi tuốt. Đừng có nói là hồn vía của làng quê, mà dù có mộ tổ dòng họ nằm dưới gốc cũng vẫn xúc như thường. Cả một bãi tha ma ở Văn Giang kia kìa, qua một đêm hai chục máy ủi về làm cỏ sạch như chùi. Sáng hôm sau cát san phẳng lì, bánh xích nghiến sọ người kêu đôm đốp. Đừng đùa. he he
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét