Myanmar tiến, Việt Nam lùi?
Reply
democracy
21.12.15
Image copyrightAFPImage captionBà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đảng NLD thành công trong cuộc bầu cử dân chủ tự do 2015 ở Myanmar.
TS. Đoàn Xuân LộcGửi cho BBC từ Anh quốc
Mãi tới cách đây chỉ năm năm Myanmar vẫn còn bị cộng đồng quốc tế bài xích và được coi là một ‘cừu đen’ (black sheep) – hay một thành viên ‘lạc loài’ – trong ASEAN, sau khi gia nhập Hiệp hội này năm 1997.
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada và các tổ chức nhân quyền quốc tế luôn lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền quân sự ở Myanmar.
Thậm chí, lãnh đạo nhiều nước ASEAN có lúc cũng chỉ trích giới tướng lãnh Myanmar và kêu gọi họ cải thiện nhân quyền, tiến hành dân chủ hóa.
Nhưng với hàng loạt thay đổi, diễn biến tích cực trong những năm vừa qua – đặc biệt trong đó có cuộc bầu cử tự do, dân chủ hôm 08/11/2015 giúp phong trào đối lập, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, giành chiến thắng áp đảo và cam kết của quân đội sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới – quốc gia này gần như hoàn toàn lột mình.
Có thể, vì bị cô lập, trì trệ nhiều thập kỷ, vẫn còn lâu Myanmar mới có thể bắt kịp các nước phát triển trong ASEAN về kinh tế.
Nhưng về tự do, dân chủ quốc gia này đã có những bước tiến vượt bực và đang qua mặt nhiều nước trong khối, trong đó có Thái Lan và Việt Nam – hai nước có hướng đi gần như trái ngược với Myanmar.
Từng được coi là một nước tương đối dân chủ, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Năm năm 2014, Thái Lan nằm dưới quyền kiểm soát của tướng Prayuth Chan-ocha. Đến giờ vẫn chưa rõ khi nào Thái Lan sẽ có bầu cử tự do.
Còn Việt Nam dù tiến hành ‘đổi mới’ cách đây gần đúng 30 năm và trong suốt ba thập vừa qua những cụm từ như ‘đổi mới tư duy’, ‘đổi mới toàn diện, triệt để, mạnh mẽ’ hay ‘những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới’ luôn được các lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam mới chỉ có một số cải cách và thành công nhật định trong lĩnh vực kinh tế.
Chưa bằng Myanmar
Mãi tới cách đây chỉ năm năm Myanmar vẫn còn bị cộng đồng quốc tế bài xích và được coi là một ‘cừu đen’ (black sheep) – hay một thành viên ‘lạc loài’ – trong ASEAN, sau khi gia nhập Hiệp hội này năm 1997.
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada và các tổ chức nhân quyền quốc tế luôn lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền quân sự ở Myanmar.
Thậm chí, lãnh đạo nhiều nước ASEAN có lúc cũng chỉ trích giới tướng lãnh Myanmar và kêu gọi họ cải thiện nhân quyền, tiến hành dân chủ hóa.
Nhưng với hàng loạt thay đổi, diễn biến tích cực trong những năm vừa qua – đặc biệt trong đó có cuộc bầu cử tự do, dân chủ hôm 08/11/2015 giúp phong trào đối lập, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, giành chiến thắng áp đảo và cam kết của quân đội sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới – quốc gia này gần như hoàn toàn lột mình.
Có thể, vì bị cô lập, trì trệ nhiều thập kỷ, vẫn còn lâu Myanmar mới có thể bắt kịp các nước phát triển trong ASEAN về kinh tế.
Nhưng về tự do, dân chủ quốc gia này đã có những bước tiến vượt bực và đang qua mặt nhiều nước trong khối, trong đó có Thái Lan và Việt Nam – hai nước có hướng đi gần như trái ngược với Myanmar.
Từng được coi là một nước tương đối dân chủ, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Năm năm 2014, Thái Lan nằm dưới quyền kiểm soát của tướng Prayuth Chan-ocha. Đến giờ vẫn chưa rõ khi nào Thái Lan sẽ có bầu cử tự do.
Còn Việt Nam dù tiến hành ‘đổi mới’ cách đây gần đúng 30 năm và trong suốt ba thập vừa qua những cụm từ như ‘đổi mới tư duy’, ‘đổi mới toàn diện, triệt để, mạnh mẽ’ hay ‘những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới’ luôn được các lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam mới chỉ có một số cải cách và thành công nhật định trong lĩnh vực kinh tế.
Chưa bằng Myanmar
Image captionMyanmar đã vượt trội về mặt dân chủ hóa so với nhiều quốc gia khác cùng trong khối Asean, theo tác giả.
Có thể nói những gì Đảng Cộng sản Việt Nam làm trong 30 năm ‘đổi mới’ chưa bằng những gì giới tướng lãnh ở Myanmar tiến hành trong gần năm năm qua.
Mới chỉ cách đây hơn năm năm, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trích dẫn nói rằng trên cương vị chủ tịch ASEAN, ông đã chuyển tới Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn quốc gia này ‘tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái’.
Nhưng giờ, Myanmar đã có bầu cử tự do. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là quốc gia cộng sản độc đảng, độc đoán, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, dù bất cứ dười hình thức nào.
Cũng vì điều đó, không có gì ngạc nhiên Việt Nam đã bị Myanmar vượt qua ở một số khía cạnh, lĩnh vực.
Chẳng hạn, năm 2010, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) xếp Myanmar ở vị trí 174 (trong số 178 quốc gia) và Việt Nam ở vị trí 165 về tự do báo chí. Nhưng năm 2015, Myanmar được RSF đặt ở vị trí 144, trong khi đó Việt Nam bị xếp ở vị trí 175.
Nếu như họ sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới như Tổng thống Thein Sein và một số tướng lãnh khác cam kết, Myanmar dưới quyền lãnh đạo của NLD chắc chắn sẽ còn bỏ xa một số nước ASEAN – như Thái Lan và Việt Nam – về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Phơi bày độc tài
Đặc biệt càng cởi mở, càng dân chủ hóa, Myanmar càng phơi bày sự độc đoán, độc tài ở những nước đó.
Vì đường lối cai trị độc tài, hà khắc của chế độ quyền quân phiệt ở Myanmar trước đây, những vi phạm nhân quyền tại một số nước ASEAN khác ít bị EU, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế khác để ý, chỉ trích, lên án.
Một cách nào đó, chế độ quân sự ở Myanmar đã trở thành ‘bia đỡ đạn’ cho một số chính quyền, chế độ khác trong khối ASEAN.
Nhưng ‘tấm bia’ nay không còn, các chỉ trích, lên án quốc tế sẽ nhắm tới những thành viên ASEAN khác, đặc biệt những nước không tôn trọng dân chủ, tự do, nhân quyền như Thái Lan và Việt Nam.
Mỹ và EU đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích những hành động phi dân chủ ở Thái Lan và kêu gọi giới tướng lãnh ở đây sớm tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và chuyển giao quyền lực cho chính phủ được dân bầu lên.
Việt Nam cũng bị theo dõi, chỉ trích, lên án nhiều vì những vi phạm nhân quyền trong thời gian qua.
Chỉ trích nhiều nhất
Có thể nói những gì Đảng Cộng sản Việt Nam làm trong 30 năm ‘đổi mới’ chưa bằng những gì giới tướng lãnh ở Myanmar tiến hành trong gần năm năm qua.
Mới chỉ cách đây hơn năm năm, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trích dẫn nói rằng trên cương vị chủ tịch ASEAN, ông đã chuyển tới Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn quốc gia này ‘tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái’.
Nhưng giờ, Myanmar đã có bầu cử tự do. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là quốc gia cộng sản độc đảng, độc đoán, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, dù bất cứ dười hình thức nào.
Cũng vì điều đó, không có gì ngạc nhiên Việt Nam đã bị Myanmar vượt qua ở một số khía cạnh, lĩnh vực.
Chẳng hạn, năm 2010, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) xếp Myanmar ở vị trí 174 (trong số 178 quốc gia) và Việt Nam ở vị trí 165 về tự do báo chí. Nhưng năm 2015, Myanmar được RSF đặt ở vị trí 144, trong khi đó Việt Nam bị xếp ở vị trí 175.
Nếu như họ sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới như Tổng thống Thein Sein và một số tướng lãnh khác cam kết, Myanmar dưới quyền lãnh đạo của NLD chắc chắn sẽ còn bỏ xa một số nước ASEAN – như Thái Lan và Việt Nam – về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Phơi bày độc tài
Đặc biệt càng cởi mở, càng dân chủ hóa, Myanmar càng phơi bày sự độc đoán, độc tài ở những nước đó.
Vì đường lối cai trị độc tài, hà khắc của chế độ quyền quân phiệt ở Myanmar trước đây, những vi phạm nhân quyền tại một số nước ASEAN khác ít bị EU, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế khác để ý, chỉ trích, lên án.
Một cách nào đó, chế độ quân sự ở Myanmar đã trở thành ‘bia đỡ đạn’ cho một số chính quyền, chế độ khác trong khối ASEAN.
Nhưng ‘tấm bia’ nay không còn, các chỉ trích, lên án quốc tế sẽ nhắm tới những thành viên ASEAN khác, đặc biệt những nước không tôn trọng dân chủ, tự do, nhân quyền như Thái Lan và Việt Nam.
Mỹ và EU đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích những hành động phi dân chủ ở Thái Lan và kêu gọi giới tướng lãnh ở đây sớm tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và chuyển giao quyền lực cho chính phủ được dân bầu lên.
Việt Nam cũng bị theo dõi, chỉ trích, lên án nhiều vì những vi phạm nhân quyền trong thời gian qua.
Chỉ trích nhiều nhất
Image copyrightFB Nguyen Van DaiImage captionViệt Nam sẽ là nước bị chỉ trích nhiều nhất bởi quốc tế trong khối Asean, nếu không cải thiện được nhân quyền, như vụ bắt Luật tư Nguyễn Văn Đài mới đây, theo tác giả.
Chẳng hạn, trong Thông cáo ra ngày 11/12, Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền nói các vụ tấn công nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đang ở mức báo động và ‘thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền’.
Trong mấy ngày qua, EU và nhiều nước thành viên cũng như một số tổ chức nhân quyền quốc tế như – như Amnesty International và Human Rights Watch – chỉ trích, lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Luật sư Nguyễn Văn Đài.
Nếu tình hình nhân quyền ở Việt Nam không được cải thiện và đặc biệt những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ vẫn bị hành hùng hoặc bắt giữ, Việt Nam sẽ là nước bị quốc tế chỉ trích nhiều nhất trong ASEAN.
Và như thế, cũng giống Myanmar trước đây, Việt Nam có thể sẽ trở thành một ‘cừu đen’, một thành viên ‘lạc loài’ trong ASEAN.
Điều này sẽ không tốt gì cho vị thế khu vực, quốc tế của Việt Nam – đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế về những vấn đề lớn như tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một cây viết bình luận chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, đang sinh sống ở Anh quốc.
BBC
Chẳng hạn, trong Thông cáo ra ngày 11/12, Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền nói các vụ tấn công nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đang ở mức báo động và ‘thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền’.
Trong mấy ngày qua, EU và nhiều nước thành viên cũng như một số tổ chức nhân quyền quốc tế như – như Amnesty International và Human Rights Watch – chỉ trích, lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Luật sư Nguyễn Văn Đài.
Nếu tình hình nhân quyền ở Việt Nam không được cải thiện và đặc biệt những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ vẫn bị hành hùng hoặc bắt giữ, Việt Nam sẽ là nước bị quốc tế chỉ trích nhiều nhất trong ASEAN.
Và như thế, cũng giống Myanmar trước đây, Việt Nam có thể sẽ trở thành một ‘cừu đen’, một thành viên ‘lạc loài’ trong ASEAN.
Điều này sẽ không tốt gì cho vị thế khu vực, quốc tế của Việt Nam – đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế về những vấn đề lớn như tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một cây viết bình luận chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, đang sinh sống ở Anh quốc.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét