Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Kê khai tài sản: Hoạt động được thực hiện hình thức và kém hiệu quả nhất


Kê khai tài sản: Hoạt động được thực hiện hình thức và kém hiệu quả nhất
2
bội chi ngân sách, cán bộ công chức, kê khai tài sản, opposite, thanh tra chính phủ
15.12.15

Đây là đánh giá của nhiều đại biểu tại Hội thảo quốc tế do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức về nội dung này.




Cuối năm là thời điểm cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thậm chí có người còn gọi vui đây là “mùa kê khai tài sản”. Mỗi người có 5 tờ kê về biến động thu nhập trong năm. Việc kê khai tài sản đã được thực hiện 10 năm tại Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng nhất để chống tham nhũng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này đang được thực hiện hình thức và kém hiệu quả nhất. Đó không phải nhận định của những người được kê khai mà là đánh giá của nhiều đại biểu tại Hội thảo quốc tế do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức về nội dung này.

Theo thống kê từ Thanh tra Chính phủ, 1 triệu người kê khai tài sản chỉ phát hiện được 5 người kê khai không trung thực, người kê khai không trung thực cũng chỉ bị khiển trách về Đảng. Hiện nay, dư luận đang có 2 luồng quan điểm trái ngược nhau về vấn đề kê khai tài sản. Một là phải rút gọn đối tượng kê khai. Hai là tổng kiểm kê tài sản toàn dân.


Ông Nguyễn Sỹ Cương - Nguyên ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ông Nguyễn Sỹ Cương - Nguyên ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Nhận xét về vấn đề kê khai tài sản ở Việt Nam, ông Jairo Acura-Alfaro - Cố vấn chính sách của UNDP cho biết: “Luật phòng chống tham nhũng tại Việt Nam giống như cọp mà không có răng, đặc biệt là thực thi yếu kém”.

Trong năm qua, ở Việt Nam có 1 triệu người kê khai tài sản nhưng chỉ phát hiện được 5 người kê khai không trung thực. Theo đó, ông Jairo Acura-Alfaro đề xuất Việt Nam chỉ cần kiểm soát khoảng 10.000 người ở những vị trí rất quan trọng, đồng thời việc kê khai này thực chất thì sẽ hiệu quả hơn.

Chia sẻ quan điểm, ông Nguyễn Sỹ Cương - Nguyên ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: “Chuyện kê khai không trung thực của cán bộ công chức hiện nay khá phổ biến.

Tôi cho rằng quy trình làm việc của chúng ta không có gì sai, nhưng vấn đề ở đây là có kẽ hở trong quy trình thực hiện và quá trình thực hiện lại không đến nơi đến chốn, quá hình thức. Trong thời gian qua, cán bộ công chức cứ thực hiện kê khai nhưng việc xác minh gần như rất hãn hữu nên cũng không có căn cứ để xác định".

Đồng quan điểm với ông Jairo Acura-Alfaro, ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng Việt Nam nên thu gọn đối tượng làm kê khai tài sản để kiểm soát chính xác, thay vì để đối tượng kê khai rất rộng mà không hiệu quả như hiện nay. Theo đó, ông Nguyễn Sỹ Cương đã đưa ra một số gợi ý giải pháp cho vấn đề kê khai tài sản.

“Nói về giải pháp, tôi nghĩ trong hiện trang hiện nay của chúng ta, việc kê khai phải đi vào chất. Tất các cán bộ thuộc diện kê khai tài sản, sau khi kê khai lần đầu, theo chủ trương và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây thì phải được xác minh và chốt việc kê khai. Trên cơ sở đó, hàng năm cán bộ công chức kê khai bổ sung phải có sự xác mình, đặc biệt với những cán bộ công chức có khối lượng tài sản tăng lên phải có xác minh cụ thể.

Cán bộ công chức một mặt phải khẳng định cam kết kê khai của mình là chính xác. Mặt khác, cơ quan có trách nhiệm phải xác mình khối tài sản tăng lên là minh bạch hay không minh bạch", ông Nguyễn Sỹ Cương cho biết.

"Với những trường hợp kê khai không trung thực cần có biện pháp xử lý ngay. Tôi nghĩ không thể xử lý nhẹ nhàng như hiện nay" - ông Nguyễn Sỹ Cương nói tiếp - “Kê khai và công khai phải đi liền với nhau nhưng việc công khai ở mức độ nào thì phải do lựa chọn từ phía cơ quan có thẩm quyền. Đây là việc hết sức tế nhị. Tôi cho rằng cùng với việc công khai thì cần đi liền với giải thích của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến sự minh bạch của khối tài sản đó".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét