Sự thật về số liệu nợ công 66,4% GDP
Đăng bởi Ha Tran on Chủ Nhật, ngày 04 tháng 10 năm 2015 | 4.10.15
Đồng hồ nợ công Thế Giới và Việt Nam hôm 03/10/2015.
Bộ Tài chính Việt Nam ngày 2/10/2015 phản bác số liệu nợ công 66,4% của năm 2014 vượt trần cho phép, do Bộ Kế hoạch đầu tư công bố trước đó. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua ghi nhận ý kiến chuyên gia trong ngoài nước.
Nợ công quốc gia đã vượt mức báo động?
Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa gây bất ngờ lớn khi tính toán nợ công bao gồm luôn các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội, trong khi theo qui định của Nhà nước nợ công quốc gia chỉ gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Được biết Quốc hội Việt Nam qui định trần nợ công là 65% GDP Tổng sản phẩm nội địa, nếu con số 66,4% là khả tín thì nợ công quốc gia đã vượt mức báo động. Cho tới nay Bộ Tài chính áp dụng cách tính nợ công hạn chế theo qui định Nhà nước, cho ra số liệu nợ công năm 2014 chỉ là 59,6% GDP. Trả lời Nam Nguyên sáng 2/10/2015, Tiến Sĩ Vũ Quang Việt nguyên Vụ trưởng tài khoản thống kê Liện Hiệp Quốc, từ New York nhận định:
Nợ công không những phải tính nợ của chính phủ trung ương, nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước và đúng như bộ Kế hoạch Đầu tư họ nói là phải tính luôn nợ ở trong bảo hiểm xã hội nữa.
-TS Vũ Quang Việt
“Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm. Do đó nợ công không những phải tính nợ của chính phủ trung ương, nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước và đúng như bộ Kế hoạch Đầu tư họ nói là phải tính luôn nợ ở trong bảo hiểm xã hội nữa. Vì những người về hưu chính phủ nước nào cũng vậy có qui định người ta được hưởng bao nhiêu phần trăm lương của lương cuối cùng, tùy theo người ta làm bao nhiêu năm. Cái đó chính là nợ của nhà nước khi người ta về hưu phải trả. Hiện nay tình trạng của Việt Nam khả năng không trả được phải nói rất là lớn, mà càng ngày nó càng lớn hơn vì số người về hưu nhiều, tiền lương cao lên, số tiền người ta nhận được nhiều hơn; ngoài ra người ta còn sống già hơn trước kia nhiều. Cái đó là một phần lớn của số nợ và theo nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc thì tất cả những cái đó phải được tính vào nợ công hết.”
Theo báo chí Việt Nam hồi tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thế giới công bố nợ công của Việt Nam năm 2014 là 110 tỷ USD tương đương 59% GDP, xấp xỉ số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam. Theo TS Vũ Quang Việt, người từng tham gia thiết lập chuẩn mực hệ thống tài khoản quốc gia cho Liên Hiệp Quốc, thì những chuẩn mực được qui định rất rõ ràng. Quĩ tiền tệ quốc tế IMF hay Ngân hàng thế giới World Bank đều hiểu rõ. Tuy nhiên các định chế này chấp nhận những báo cáo của chính phủ nước sở tại để công bố chính thức. Tuy nhiên họ cũng có thể có những tính toán khác dựa vào số liệu tự tìm hiểu, mặc dù không công bố cho công chúng biết. TS Vũ Quang Việt tiếp lời:
Trong cuộc họp báo chiều 1/10/2015 tại Hà Nội, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định thẩm quyền công bố số liệu nợ công thuộc về Bộ Tài chính và Bộ này tính toán nợ công quốc gia theo qui định hiện hành. Courtesy mof.gov.vn
“Đối với World Bank và IMF các nước nộp cái gì thì họ nhận cái đó thôi, giống như là khi tính GDP của Việt Nam hay GDP của Trung Quốc. Hệ thống tài khoản quốc gia đưa ra những chuẩn mực rất rõ ràng. Nhưng mà nhiều nước không theo thì Liên Hiệp Quốc, như trong trường hợp tôi có trách nhiệm tôi không được quyền tự sửa lại. Trong Liên Hiệp Quốc có hai phần, một phần tính toán do các nước nộp thì bắt buộc phải in ra; còn phần do nhân viên Liên Hiệp Quốc tự tính toán thì theo nguyên tắc khác. Thí dụ trường hợp Trung Quốc nếu mình tính lại thì có thể tốc độ tăng GDP của họ thấp hơn điều họ nói ra và tại sao chúng tôi có thể giải thích được…Nhưng về chuyên môn về pháp luật mình không được quyền đưa ra cái đó để tính thay thế con số của Trung Quốc. Các cơ quan quốc tế không có quyền làm việc này…. Trong trường hợp này về mặt nợ cũng vậy World Bank và IMF họ cũng in ra số liệu mà Việt Nam đưa cho họ thôi…trừ trường hợp họ thấy rất là sai…thì họ quyết định không in ra và họ có quyền làm việc này.”
Ít nhất đã có một én xuất hiện
Trong cuộc họp báo chiều 1/10/2015 tại Hà Nội, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định thẩm quyền công bố số liệu nợ công thuộc về Bộ Tài chính và Bộ này tính toán nợ công quốc gia theo qui định hiện hành. Đó là chỉ gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Bà Thứ trưởng Tài chính lập đi lập lại cách tính của Bộ Kế hoạch Đầu tư là không đúng qui định.
Như vậy đã rõ ràng nợ công của Việt Nam theo qui định hiện hành là chưa thể hiện thật đầy đủ các món nợ mang tính chất nợ công. Thật ra các chuyên gia cho rằng, xác định nợ công đã vượt trần cho phép cũng chưa phải là điều quan trọng nhất, vì nhiều nước phát triển có mức nợ công quốc gia cao hơn GDP tới vài lần như Nhật 400%, Hoa Kỳ 260%. Điều hệ trọng là khả năng trả nợ và câu hỏi đặt ra là tình hình của Việt Nam hiện nay ra sao.
Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.
-Ngô Trí Long
TS Vũ Quang Việt phân tích:
“Hiện nay Việt nam chưa gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ, hầu hết các khoản nợ đó là nợ chính phủ, nợ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp. Nhưng nếu tính thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề sẽ gặp khó khăn mà đã từng khó khăn rồi như Vinashin đã không trả nợ được và nếu nợ ngày càng tăng là vấn đề khó. Thứ hai nữa như hiện tại giá trị của đồng tiền Việt và đặc biệt Việt Nam muốn phá giá lớn để có thể xuất khẩu được. Phá giá như vậy khả năng trả nợ sẽ giảm hẳn đi, vì phải trả nhiều hơn bằng đồng VN và như vậy họ có thể không có khả năng trả nợ nữa. Số nợ hàng năm phải trả có thể hơn 20% ngân sách quốc gia, nợ càng tăng lại phá giá đồng bạc nữa thì mất khả năng trả nợ là có.”
Tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long từng nhiều lần đề cập tới khả năng trả nợ của Việt Nam mà ông nói là quá nhiều ẩn số. Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận định:
“Hiện nay thu nhập của Việt Nam phần ngân sách luôn luôn mất cân đối, thực chất làm ăn không có hiệu quả. Ví dụ trong thu ngân sách thì 75% là thu để chi còn lại là để trả nợ, như vậy thực chất không có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.”
Bộ Kế hoạch Đầu tư được cho là đã làm một cuộc cách mạng khi phê phán phạm vi xác định nợ công theo Luật Quản lý nợ công hiện hành tồn tại một số bất cập và chưa tính đầy đủ nhiều khoản có bản chất là nợ công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo chí mô tả là cấp tiến và thẳng thắn, từng nói thẳng Việt Nam theo đuổi mô hình không có thật là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu ‘một con én không làm nên mùa xuân’, nhưng giới học giả trí thức từng nói rằng, ít nhất đã có một én xuất hiện chờ báo hiệu mùa xuân sắp về.
Nam Nguyên
(RFA)
“Đối với World Bank và IMF các nước nộp cái gì thì họ nhận cái đó thôi, giống như là khi tính GDP của Việt Nam hay GDP của Trung Quốc. Hệ thống tài khoản quốc gia đưa ra những chuẩn mực rất rõ ràng. Nhưng mà nhiều nước không theo thì Liên Hiệp Quốc, như trong trường hợp tôi có trách nhiệm tôi không được quyền tự sửa lại. Trong Liên Hiệp Quốc có hai phần, một phần tính toán do các nước nộp thì bắt buộc phải in ra; còn phần do nhân viên Liên Hiệp Quốc tự tính toán thì theo nguyên tắc khác. Thí dụ trường hợp Trung Quốc nếu mình tính lại thì có thể tốc độ tăng GDP của họ thấp hơn điều họ nói ra và tại sao chúng tôi có thể giải thích được…Nhưng về chuyên môn về pháp luật mình không được quyền đưa ra cái đó để tính thay thế con số của Trung Quốc. Các cơ quan quốc tế không có quyền làm việc này…. Trong trường hợp này về mặt nợ cũng vậy World Bank và IMF họ cũng in ra số liệu mà Việt Nam đưa cho họ thôi…trừ trường hợp họ thấy rất là sai…thì họ quyết định không in ra và họ có quyền làm việc này.”
Ít nhất đã có một én xuất hiện
Trong cuộc họp báo chiều 1/10/2015 tại Hà Nội, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định thẩm quyền công bố số liệu nợ công thuộc về Bộ Tài chính và Bộ này tính toán nợ công quốc gia theo qui định hiện hành. Đó là chỉ gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Bà Thứ trưởng Tài chính lập đi lập lại cách tính của Bộ Kế hoạch Đầu tư là không đúng qui định.
Như vậy đã rõ ràng nợ công của Việt Nam theo qui định hiện hành là chưa thể hiện thật đầy đủ các món nợ mang tính chất nợ công. Thật ra các chuyên gia cho rằng, xác định nợ công đã vượt trần cho phép cũng chưa phải là điều quan trọng nhất, vì nhiều nước phát triển có mức nợ công quốc gia cao hơn GDP tới vài lần như Nhật 400%, Hoa Kỳ 260%. Điều hệ trọng là khả năng trả nợ và câu hỏi đặt ra là tình hình của Việt Nam hiện nay ra sao.
Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.
-Ngô Trí Long
TS Vũ Quang Việt phân tích:
“Hiện nay Việt nam chưa gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ, hầu hết các khoản nợ đó là nợ chính phủ, nợ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp. Nhưng nếu tính thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề sẽ gặp khó khăn mà đã từng khó khăn rồi như Vinashin đã không trả nợ được và nếu nợ ngày càng tăng là vấn đề khó. Thứ hai nữa như hiện tại giá trị của đồng tiền Việt và đặc biệt Việt Nam muốn phá giá lớn để có thể xuất khẩu được. Phá giá như vậy khả năng trả nợ sẽ giảm hẳn đi, vì phải trả nhiều hơn bằng đồng VN và như vậy họ có thể không có khả năng trả nợ nữa. Số nợ hàng năm phải trả có thể hơn 20% ngân sách quốc gia, nợ càng tăng lại phá giá đồng bạc nữa thì mất khả năng trả nợ là có.”
Tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long từng nhiều lần đề cập tới khả năng trả nợ của Việt Nam mà ông nói là quá nhiều ẩn số. Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận định:
“Hiện nay thu nhập của Việt Nam phần ngân sách luôn luôn mất cân đối, thực chất làm ăn không có hiệu quả. Ví dụ trong thu ngân sách thì 75% là thu để chi còn lại là để trả nợ, như vậy thực chất không có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.”
Bộ Kế hoạch Đầu tư được cho là đã làm một cuộc cách mạng khi phê phán phạm vi xác định nợ công theo Luật Quản lý nợ công hiện hành tồn tại một số bất cập và chưa tính đầy đủ nhiều khoản có bản chất là nợ công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo chí mô tả là cấp tiến và thẳng thắn, từng nói thẳng Việt Nam theo đuổi mô hình không có thật là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu ‘một con én không làm nên mùa xuân’, nhưng giới học giả trí thức từng nói rằng, ít nhất đã có một én xuất hiện chờ báo hiệu mùa xuân sắp về.
Nam Nguyên
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét