Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Giá dịch vụ y tế tăng vọt 2-7 lần: chỉ có nằm chờ chết!
Giá dịch vụ y tế tăng vọt 2-7 lần: chỉ có nằm chờ chết!
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Năm, ngày 29 tháng 10 năm 2015 | 29.10.15
Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn lâu mới chịu từ chức?
Không ngoài những cảnh báo trước đây, giá dịch vụ y tế bị thả nổi gần như hoàn toàn.
Cuộc họp báo do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì mới đây đã lạnh lùng xác nhận: giá 1,800 dịch vụ y tế sắp tăng mạnh, trong đó đa số dịch vụ sẽ tăng 2-7 lần so với hiện hành do đưa phụ cấp trực, phục cấp phẫu thuật thủ thuật và một phần lương vào viện phí…
“Bị bịnh mà không có tiền thì chỉ có nằm chờ chết” đã trở thành một thành ngữ, phổ biến đến mức sinh tử mặc lòng trong xã hội Việt Nam, trong khi các lý thuyết gia cộng sản vẫn tranh cãi như thể lần cuối với nhau về việc “như thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Không thiếu gì cái chết của bệnh nhân bị đẩy ra nằm ở hành lang khu cấp cứu quá lâu, vì người nhà không đủ tiền để “tạm ứng” cho bệnh viện. Ngày càng có nhiều hơn những mạng người ra đi, để càng tô thắm cho một chế độ “của dân, do dân và vì dân.”
Từ tháng Tám năm 2015, quốc hội Việt Nam đã cống hiến một phần đáng kể cho cơ chế hợp thức hóa chiến dịch thả nổi những “mặt hàng” liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh. Dự thảo Luật Phí và Lệ Phí được cơ quan mà đã từ lâu bị coi là đại diện cho các nhóm lợi ích ấy đưa ra nhằm “điều chỉnh” biểu giá phí và lệ phí, nhưng lại dự kiến sẽ chuyển một số loại phí, lệ phí sang “giá dịch vụ.”
19 khoản phí được đưa ra khỏi danh mục, chuyển sang thu theo cơ chế giá thị trường trong dự thảo Luật Phí và Lệ Phí trên. Nhưng trên tất cả, họ thả nổi viện phí và học phí theo giá thị trường. Hai lĩnh vực công này liên quan trực tiếp tới chính sách an sinh xã hội, quyết định cuộc sống của nhiều người dân đa số có mức thu nhập trung bình hoặc dưới trung bình, sinh sống ở vùng ven thành thị, nông thôn hoặc miền núi. Quyết định này đang tạo cơ hội nhằm giúp lên men nồng nặc những bệnh nhân đau khổ chờ thối rữa, cả những búp măng non chưa kịp dậy thì, tạo nên nguồn cơn cho nhiều cái chết mới.
Chi tiết đáng chú ý là cuộc họp báo trên được chủ trì bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong khi cơ quan chịu trách nhiệm chính về viện phí là Bộ Y Tế hình như lại không muốn "đưa đầu chịu báng". Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - người từng bị nhiều dư luận đòi hỏi phải từ chức hoặc phải bị cách chức - cũng "biến mất" liên quan đến chiến dịch tăng viện phí kinh hoàng đổ lên đầu người nghèo Việt Nam.
Cái chết hữu thể của những bệnh nhân không tiền, cùng cảnh thất học của những sinh viên bị móc túi, đang biến dư luận xã hội và nỗi phẫn uất dân chúng thành nơi chôn cất cuối cùng cho một chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”
Lê Dung
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét