Nguyễn Thị Từ Huy - Những tử tù oan, luật pháp xã hội chủ nghĩa và lương tâm xã hội
Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2015 | 27.10.15
Bên cạnh « dân oan », « tử tù oan » đang xuất hiện như một hiện tượng đặc thù của chế độ chính trị Việt Nam đương đại. Có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên mạng hồ sơ của những tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh đã được công khai với tất cả các dấu hiệu oan sai.
Cái giá phải trả cho những sai lầm cố tình của cơ quan tư pháp có thể là sinh mạng của những người dân vô tội.
Quyền sống là quyền tối cao của mỗi người. Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền này, như hiến pháp của mọi nước khác.
Điều trớ trêu ở Việt Nam là các cơ quan có nhiệm vụ phải bảo vệ quyền sống cho người dân rất có thể lại là cơ quan tước đoạt quyền tối cao ấy của người dân, không cần bằng cứ, hoặc trầm trọng hơn, nguỵ tạo bằng cớ để cướp sinh mạng của người dân. Những vụ án tử tù oan cho thấy như vậy.
Quá nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh những vụ án oan sai của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh… Ở đây tôi lưu ý một vài vấn đề, theo tôi là căn bản.
Nạn nhân, ngoài việc họ vô tội, là những người được chọn một cách tình cờ. Nghĩa là họ không có thù oán cá nhân với cơ quan an ninh và toà án, không có thù oán với các cá nhân làm việc ở cơ quan công an và toà án. Dĩ nhiên, họ cũng chẳng có thù oán gì với chế độ, họ không có hành vi phản ứng các chính sách của chính phủ. Họ hoàn toàn là những người dân bình thường, sống một cuộc đời bình thường, nghĩa là không có bất kỳ lý do nào để họ phải chịu cái án cao nhất : án tử hình. Không có lý do nào để bắt họ phải chết.
Thế mà công an rồi toà án các cấp (cho tới tận Toà án Tối cao) muốn buộc họ phải chết.
Vì sao phải tìm cách giết họ ?
Người nhà Hồ Duy Hải đưa ra một giả định rằng công an và toà án muốn Hồ Duy Hải phải chết thay cho con của một quan chức cao cấp. Nếu giả định này là đúng thì thì công an và toà án có ý định giết người vô tội để bảo vệ cho quan chức của chính quyền.
Tuy nhiên, một câu hỏi khác đặt ra là : công an và toà án, nếu phải làm theo lệnh trên, không dám đưa con cái của quan chức chính quyền ra xét xử và bắt đền tội, thì tại sao không chọn tuyên bố là không tìm ra thủ phạm, tại sao phải chọn giết bằng được một người vô tội để cứu một kẻ có tội ? Đây chính là điều gây ra chấn thương tinh thần trầm trọng cho toàn xã hội Việt Nam.
Bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng đưa ra một lý giải cho việc con ông bị kết tội oan : bệnh thành tích của ngành công an và toà án. Theo ông, lãnh đạo công an Hải Phòng muốn dùng sinh mạng của con ông để thăng quan tiến chức.
Hiện tượng các tử tù bị cố tình xử oan là hiện tượng rất trầm trọng, xét về phương diện nhân quyền và tính nhân văn của chế độ. Trầm trọng hơn rất nhiều so với các vụ án oan sai mà những người bất đồng chính kiến phải chịu. Bởi trong trường hợp những người bất đồng chính kiến, dù sao còn có thể tìm được một lý do, dù rằng lý do đó cũng phản ánh tình trạng dã man và tính phi nhân của thể chế. Lý do đó là những người bất đồng chính kiến dám thể hiện tư do tư tưởng và tự do ngôn luận, là thứ bị cấm trong một chính thể độc tài hay toàn trị. Nhưng trong những vụ tử tù oan đang được nói đến ở đây, ta không tìm thấy lý do. Điều đáng sợ là sinh mạng của con người hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tuỳ tiện của các cơ quan đại diện cho luật pháp, tuỳ thuộc vào sự độc ác và thú tính của công an và quan toà ; và tất cả mọi người đều có thể rơi vào tình trạng đó, không cần lý do. Do vậy, tính vô nhân đạo của chế độ bị đẩy đến cực điểm. Ngoài ra, những người làm nghiên cứu luật và nghiên cứu xã hội còn có thể phân tích những vụ án này để chỉ ra rất nhiều điểm khác mà tôi chưa có dịp đề cập đến ở đây.
Dưới đây là một vài nhận xét về những điểm tích cực liên quan tới việc hoãn thi hành án cho một số tử tù oan, như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng.
Mặc dù tính chất phi nhân, phản nhân đạo nằm trong bản chất của mô hình xã hội chủ nghĩa, một mô hình chính trị trên thực tế coi con người chỉ là công cụ sử dụng của bộ máy quyền lực, bất chấp các ngôn từ tuyên truyền hoa mỹ của nó, mặc dù hệ thống tư pháp Việt Nam phản ánh đầy đủ bản chất của mô hình này, tuy thế, trong hệ thống ấy vẫn còn những luật sư có lương tâm, và có suy nghĩ. Trước hết phải kể đến những luật sư đã có các hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ tính nhân bản của xã hội, bất chấp sự an toàn cá nhân bị đe doạ : Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Lê Quốc Quân… Và những luật sư hiện đang hành nghề, trong vị trí nghề nghiệp của mình, tìm cách bảo vệ nền công lý vốn lúc nào cũng có thể bị đe doạ trong cái gọi là hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa. Cụ thể trong trường hợp này là những luật sư đã làm đơn kiến nghị cho các tử tù oan và cố gắng cứu họ.
Hơn lúc nào hết, hiện nay người dân Việt Nam cần có những luật sư có lương tâm và thấu hiểu tinh thần luật pháp.
Ngoài ra, việc hoãn thi hành án đối với một số tử tù oan còn cho thấy một điều : Phản ứng của người dân, sự lên tiếng của người dân chính là sự lên tiếng của lương tâm xã hội. Nó cho thấy ở Việt Nam tiếng nói của lương tâm xã hội chưa bị hệ thống chính trị tiêu diệt hoàn toàn. Trái lại, người dân Việt Nam, khi cần, đã biến trách nhiệm đối với đồng loại và ý thức lương tâm của mình thành một sức mạnh tập thể. Và chính tiếng nói của xã hội có tác dụng làm thức tỉnh những người làm việc trong bộ máy chính quyền, khiến cho họ nhận thấy rằng họ cũng có một lương tâm, rằng họ cũng còn khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, rằng họ vẫn còn biết đâu là giới hạn phải dừng lại. Lời kể của bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng , người cha có tuổi ấy lần nào kể cũng khóc, cho thấy bộ máy an ninh đã bị thú tính hoá đến mức nào (tra tấn ép cung : đốt bộ phận sinh dục, mùa đông bắt cởi truồng, dùng khóa số tám treo ngược người lên tường, đe dọa chặt chân người thân, đe dọa đạp bụng vợ đang mang thai cho sẩy thai…). Sự dung dưỡng của chính quyền là điều kiện khiến cho phần thú tính ở họ phát triển. Vì thế, chỉ còn có lương tâm xã hội mới có thể thức tỉnh được họ. Và trong những trường hợp cụ thể của các tử tù oan này, chính sự lên tiếng của lương tâm xã hội đã giúp chính quyền, và cụ thể là cơ quan thi hành án, không phạm phải sai lầm chết người, hay đúng hơn là sai lầm giết người.
Một chính quyền không thể tạo uy tín và sự chính danh của mình bằng việc giết những người vô tội. Trái lại, nếu một chính quyền giết người vô tội thì chính quyền đó cũng giết luôn cả lý do tồn tại của mình. Chính quyền chỉ có thể tạo uy tín bằng cách thực thi công lý và đảm bảo công lý cho toàn xã hội. Nghĩa là những kẻ phạm tội, dù ở cấp nào, cũng phải bị đem ra xử, và những người lương thiện phải được bảo vệ.
Trong trường hợp của các tử tù oan, dư luận xã hội, lương tâm xã hội đã giúp chính quyền tránh được sai lầm trước mắt. Để chúng ta thấy rằng sự lên tiếng của người dân quan trọng biết nhường nào trong một chính thể mà quyền lực không được kiểm soát bởi pháp luật, trong một chính thể không có tam quyền phân lập. Khi phát luật không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quyền lực, khi nó để quyền lực điều khiển, thì không phải chỉ những người bất đồng chính kiến phải chịu kết tội oan, mà mọi người dân đều có thể bị kết án oan, mọi người dân, không trừ một ai. Vì thế, bảo vệ đồng loại của mình, bảo vệ đồng bào mình cũng là bảo vệ chính mình. Khi luật pháp bị biến thành công cụ của quyền lực thì chỉ có lương tâm xã hội, tức là lương tâm của mỗi người, mới cứu được nó mà thôi.
Tuy nhiên, hoãn thi hành án không có nghĩa là công lý đã được thực hiện. Những người tử tù oan chưa bị giết ngày hôm nay, nhưng công lý có được thực thi với họ hay không ? Công lý có thể tồn tại trong xã hội chúng ta hay không ? Câu hỏi này còn đang bỏ ngỏ.
Paris, 25/10/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Điều trớ trêu ở Việt Nam là các cơ quan có nhiệm vụ phải bảo vệ quyền sống cho người dân rất có thể lại là cơ quan tước đoạt quyền tối cao ấy của người dân, không cần bằng cứ, hoặc trầm trọng hơn, nguỵ tạo bằng cớ để cướp sinh mạng của người dân. Những vụ án tử tù oan cho thấy như vậy.
Quá nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh những vụ án oan sai của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh… Ở đây tôi lưu ý một vài vấn đề, theo tôi là căn bản.
Nạn nhân, ngoài việc họ vô tội, là những người được chọn một cách tình cờ. Nghĩa là họ không có thù oán cá nhân với cơ quan an ninh và toà án, không có thù oán với các cá nhân làm việc ở cơ quan công an và toà án. Dĩ nhiên, họ cũng chẳng có thù oán gì với chế độ, họ không có hành vi phản ứng các chính sách của chính phủ. Họ hoàn toàn là những người dân bình thường, sống một cuộc đời bình thường, nghĩa là không có bất kỳ lý do nào để họ phải chịu cái án cao nhất : án tử hình. Không có lý do nào để bắt họ phải chết.
Thế mà công an rồi toà án các cấp (cho tới tận Toà án Tối cao) muốn buộc họ phải chết.
Vì sao phải tìm cách giết họ ?
Người nhà Hồ Duy Hải đưa ra một giả định rằng công an và toà án muốn Hồ Duy Hải phải chết thay cho con của một quan chức cao cấp. Nếu giả định này là đúng thì thì công an và toà án có ý định giết người vô tội để bảo vệ cho quan chức của chính quyền.
Tuy nhiên, một câu hỏi khác đặt ra là : công an và toà án, nếu phải làm theo lệnh trên, không dám đưa con cái của quan chức chính quyền ra xét xử và bắt đền tội, thì tại sao không chọn tuyên bố là không tìm ra thủ phạm, tại sao phải chọn giết bằng được một người vô tội để cứu một kẻ có tội ? Đây chính là điều gây ra chấn thương tinh thần trầm trọng cho toàn xã hội Việt Nam.
Bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng đưa ra một lý giải cho việc con ông bị kết tội oan : bệnh thành tích của ngành công an và toà án. Theo ông, lãnh đạo công an Hải Phòng muốn dùng sinh mạng của con ông để thăng quan tiến chức.
Hiện tượng các tử tù bị cố tình xử oan là hiện tượng rất trầm trọng, xét về phương diện nhân quyền và tính nhân văn của chế độ. Trầm trọng hơn rất nhiều so với các vụ án oan sai mà những người bất đồng chính kiến phải chịu. Bởi trong trường hợp những người bất đồng chính kiến, dù sao còn có thể tìm được một lý do, dù rằng lý do đó cũng phản ánh tình trạng dã man và tính phi nhân của thể chế. Lý do đó là những người bất đồng chính kiến dám thể hiện tư do tư tưởng và tự do ngôn luận, là thứ bị cấm trong một chính thể độc tài hay toàn trị. Nhưng trong những vụ tử tù oan đang được nói đến ở đây, ta không tìm thấy lý do. Điều đáng sợ là sinh mạng của con người hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tuỳ tiện của các cơ quan đại diện cho luật pháp, tuỳ thuộc vào sự độc ác và thú tính của công an và quan toà ; và tất cả mọi người đều có thể rơi vào tình trạng đó, không cần lý do. Do vậy, tính vô nhân đạo của chế độ bị đẩy đến cực điểm. Ngoài ra, những người làm nghiên cứu luật và nghiên cứu xã hội còn có thể phân tích những vụ án này để chỉ ra rất nhiều điểm khác mà tôi chưa có dịp đề cập đến ở đây.
Dưới đây là một vài nhận xét về những điểm tích cực liên quan tới việc hoãn thi hành án cho một số tử tù oan, như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng.
Mặc dù tính chất phi nhân, phản nhân đạo nằm trong bản chất của mô hình xã hội chủ nghĩa, một mô hình chính trị trên thực tế coi con người chỉ là công cụ sử dụng của bộ máy quyền lực, bất chấp các ngôn từ tuyên truyền hoa mỹ của nó, mặc dù hệ thống tư pháp Việt Nam phản ánh đầy đủ bản chất của mô hình này, tuy thế, trong hệ thống ấy vẫn còn những luật sư có lương tâm, và có suy nghĩ. Trước hết phải kể đến những luật sư đã có các hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ tính nhân bản của xã hội, bất chấp sự an toàn cá nhân bị đe doạ : Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Lê Quốc Quân… Và những luật sư hiện đang hành nghề, trong vị trí nghề nghiệp của mình, tìm cách bảo vệ nền công lý vốn lúc nào cũng có thể bị đe doạ trong cái gọi là hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa. Cụ thể trong trường hợp này là những luật sư đã làm đơn kiến nghị cho các tử tù oan và cố gắng cứu họ.
Hơn lúc nào hết, hiện nay người dân Việt Nam cần có những luật sư có lương tâm và thấu hiểu tinh thần luật pháp.
Ngoài ra, việc hoãn thi hành án đối với một số tử tù oan còn cho thấy một điều : Phản ứng của người dân, sự lên tiếng của người dân chính là sự lên tiếng của lương tâm xã hội. Nó cho thấy ở Việt Nam tiếng nói của lương tâm xã hội chưa bị hệ thống chính trị tiêu diệt hoàn toàn. Trái lại, người dân Việt Nam, khi cần, đã biến trách nhiệm đối với đồng loại và ý thức lương tâm của mình thành một sức mạnh tập thể. Và chính tiếng nói của xã hội có tác dụng làm thức tỉnh những người làm việc trong bộ máy chính quyền, khiến cho họ nhận thấy rằng họ cũng có một lương tâm, rằng họ cũng còn khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, rằng họ vẫn còn biết đâu là giới hạn phải dừng lại. Lời kể của bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng , người cha có tuổi ấy lần nào kể cũng khóc, cho thấy bộ máy an ninh đã bị thú tính hoá đến mức nào (tra tấn ép cung : đốt bộ phận sinh dục, mùa đông bắt cởi truồng, dùng khóa số tám treo ngược người lên tường, đe dọa chặt chân người thân, đe dọa đạp bụng vợ đang mang thai cho sẩy thai…). Sự dung dưỡng của chính quyền là điều kiện khiến cho phần thú tính ở họ phát triển. Vì thế, chỉ còn có lương tâm xã hội mới có thể thức tỉnh được họ. Và trong những trường hợp cụ thể của các tử tù oan này, chính sự lên tiếng của lương tâm xã hội đã giúp chính quyền, và cụ thể là cơ quan thi hành án, không phạm phải sai lầm chết người, hay đúng hơn là sai lầm giết người.
Một chính quyền không thể tạo uy tín và sự chính danh của mình bằng việc giết những người vô tội. Trái lại, nếu một chính quyền giết người vô tội thì chính quyền đó cũng giết luôn cả lý do tồn tại của mình. Chính quyền chỉ có thể tạo uy tín bằng cách thực thi công lý và đảm bảo công lý cho toàn xã hội. Nghĩa là những kẻ phạm tội, dù ở cấp nào, cũng phải bị đem ra xử, và những người lương thiện phải được bảo vệ.
Trong trường hợp của các tử tù oan, dư luận xã hội, lương tâm xã hội đã giúp chính quyền tránh được sai lầm trước mắt. Để chúng ta thấy rằng sự lên tiếng của người dân quan trọng biết nhường nào trong một chính thể mà quyền lực không được kiểm soát bởi pháp luật, trong một chính thể không có tam quyền phân lập. Khi phát luật không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát quyền lực, khi nó để quyền lực điều khiển, thì không phải chỉ những người bất đồng chính kiến phải chịu kết tội oan, mà mọi người dân đều có thể bị kết án oan, mọi người dân, không trừ một ai. Vì thế, bảo vệ đồng loại của mình, bảo vệ đồng bào mình cũng là bảo vệ chính mình. Khi luật pháp bị biến thành công cụ của quyền lực thì chỉ có lương tâm xã hội, tức là lương tâm của mỗi người, mới cứu được nó mà thôi.
Tuy nhiên, hoãn thi hành án không có nghĩa là công lý đã được thực hiện. Những người tử tù oan chưa bị giết ngày hôm nay, nhưng công lý có được thực thi với họ hay không ? Công lý có thể tồn tại trong xã hội chúng ta hay không ? Câu hỏi này còn đang bỏ ngỏ.
Paris, 25/10/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét