Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ngụy biện ra sao về ngân sách “hết tiền”?


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ngụy biện ra sao về ngân sách “hết tiền”?
Reply
Thời sự
28.10.15

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa phát ngôn về việc ngân sách cuối năm “hoàn toàn không ngoài dự tính theo kịch bản đã được tính toán từ đầu năm”, và bao biện cho quyết định vay 3 tỷ USD qua trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam.


Đề cập về việc phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu, ông Ninh đưa ra lý lẽ: “Luật cho phép cơ cấu lại nợ cho có lợi nhất chứ không phải vì không trả được phải đảo nợ. Trước đây mình vay cao, dù chưa đến hạn, nhưng khi mà được vay khoản thấp hơn để trả nợ, thì mình làm, luật cho phép, trên nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết”.
Lý giải nguyên nhân khiến ngân sách cạn kiệt, ông Ninh nói là do giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến, khiến tổng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm 63,000 tỷ đồng.
Cần nhắc lại, kỳ họp quốc hội tháng 10/2015 vừa hiện ra một minh chứng nói thật: trong trạng thái bức xúc hiếm thấy, Bộ trưởng kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh thông báo tại phiên họp tổ rằng tiền trong ngân khố nhà nước cho dự toán năm 2015 chỉ còn vẻn vẹn 45,000 tỷ đồng mà ‘không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả’.
Vì sao ngân khố quốc gia chỉ còn 45,000 tỷ đồng?
Bộ trưởng Vinh trải lòng trong một phút nói thật: “Thực tế ngân sách Nhà nước là 255,750 tỷ đồng, thì riêng cân đối cho ngân sách địa phương là 131,500 (chiếm hơn 52%). Ngân sách trung ương còn lại là 154,000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản khác thì còn 45,000 tỷ đồng”.
Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 69%. Chi trả nợ, viện trợ chiếm gần 15% tổng chi ngân sách. Đồng thời, chi trả lãi nợ cũng đang chiếm gần toàn bộ phần tăng trưởng của thu ngân sách.
Ngân sách Việt Nam chẳng còn gì gọi là “tích lũy”!
Cuối năm ngoái, một chuyên gia nhà nước - dù thuộc trường phái luôn ‘phản biện trung thành’, đã phải thốt lên: ‘Làm ra 100 đồng thì đã phải dành hết 98 đồng để trả nợ!”. “…Phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách…” - ông Bùi Đức Thụ- Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội- đã phải thừa nhận, khi chính phủ Việt Nam chỉ đạo phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế - cùng thời gian với tình trạng cạn kho ngân sách.
Ngân sách Việt Nam lại có trách nhiệm phải trả 363,166 tỷ đồng (hơn 16 tỷ USD) nợ trái phiếu đến hạn thanh toán trong 2 năm 2015-2016. Cho đến nay, không ai biết làm sao để có nổi số tiền này để trước mắt cơ cấu lại số nợ này.
Một sự thật tê tái khác là đã 4 năm qua Việt Nam không thể trả nợ đúng hạn, mà toàn phải đi vay để đảo nợ.
Từ mấy năm qua, người ta đã nói đến kịch bản vỡ nợ của nền tài chính Việt Nam. Chỉ chưa biết là cơn ác mộng này sẽ khai triển vào lúc nào. Nhưng giờ đây, ngân sách Việt Nam vỡ vợ là khả năng có thể thấy rõ. Những người trong giới quan chức chính phủ như ông Vũ Văn Ninh càng ngụy biện, lại càng cho thấy thảm trạng ấy càng đến nhanh.
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét