Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Không có luật thì không có việc phạm luật.


Trương Nhân Tuấn - Không có luật thì không có việc phạm luật.

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 26 tháng 10 năm 2015 | 26.10.15

Nếu giải thích và áp dụng đúng đắn pháp luật VN vào thực tế thì việc chửi « đ. mẹ cộng sản », thậm chí chửi « đ. mẹ đảng cộng sản VN » là không có tội.


Thử rà lại toàn bộ hệ thống luật pháp VN thử xem có điều lệ nào qui định chửi cộng sản là phạm luật ?
Không có luật thì không có việc phạm luật.



Nguyên tắc nền tảng pháp lý của mọi quốc gia, kể cả nền cộng hòa chuối, đối tượng của pháp luật là « thể nhân », hay những tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có « tư cách pháp nhân » (hay pháp thân).


Để xác định một đối tượng có là « thể nhân » hay « pháp nhân », người ta xem xét đối tượng đó có « trách nhiệm » trước pháp luật về hành vi của mình hay không ?


Con chó là thú vật, (thể thú) không phải là « thể nhân ». Con chó cũng không có tư cách « pháp nhân ».
Theo định nghĩa của VN, « tư cách pháp nhân » là (một doanh nghiệp, một tổ chức) « được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội… »


Con chó không hội được bất kỳ một điều nào trong định nghĩa về pháp nhân. Vì vậy con chó không có « tư cách pháp nhân ». Con chó không phải là đối tượng của pháp luật.


Con chó (dại) cắn (càn) ai đó thì chủ nó là người đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân chớ không phải là con chó.


Một số nhỏ người VN hay ăn thịt chó, hay đối xử tàn ác với chó. Những người này không phạm tội (đối với con chó), nhưng có thể phải chịu trách nhiệm đối với chủ con chó (hay với cộng đồng xã hội). Dĩ nhiên với điều kiện con chó có chủ.


Cộng sản không phải là « một người » để có « thể nhân ». Cộng sản trước hết là một chủ nghĩa. Nó không có « tư cách pháp nhân ».


Cộng sản, với ý nghĩa là chủ thuyết, cũng như con chó hoang, không có ai là « chủ » để chịu trách nhiệm về nó trước pháp luật.


Nhưng một đảng lấy chủ thuyết này để làm nền tảng hoạt động chính trị, thí dụ đảng cộng sản VN, thì lý ra (nhấn mạnh chữ lý ra) nhân sự đảng này phải chịu trách nhiệm về hệ quả gây ra (cho đất nước và dân tộc) của lý thuyết này.


Trở lại thí dụ con chó. Nếu con chó (dại) cắn (càn) ai đó thì chủ nó là người chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người chủ phải bồi thường thuốc men cho nạn nhân, đền bồi những thiệt hại cho nạn nhân (vì nghỉ việc, vì tàn phế v.v…) đồng thời người chủ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (vì đã không coi chừng con chó khiến con chó trở thành một đe dọa cho an ninh người khác).
Thì đảng CSVN lại không chịu trách nhiệm cái gì cả.


Điều 4 Hiến pháp (2013) qui định đảng CSVN là lực lượng « lãnh đạo nhà nước và xã hội », đảng CSVN chịu « trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».


« Nhân dân » ở đây là ai ? Nhân dân là tất cả nhưng cũng không là ai cả.


Chịu trách nhiệm trước nhân dân là chịu trách nhiệm trước tất cả hay không chịu trách nhiệm trước ai hết cả ?


Rõ ràng là không chịu trách nhiệm trước ai hết cả.


Trong một xứ sở có nền tảng pháp lý thì mọi tổ chức, mọi thể nhân trong xã hội đều phải có trách nhiệm trước « pháp luật ».


« Chịu trách nhiệm trước nhân dân » là « trớt quớt », là cách nói để chạy trốn trách nhiệm.


Nhưng hệ quả là, khi đảng CSVN không chịu trách nhiệm trước pháp luật thì đảng CSVN không có tư cách « pháp nhân ».


Cũng không thấy xác định chỗ nào người lãnh đạo đảng, hay nhân sự đảng CSVN sẽ chịu trách nhiệm về đảng.


Ta có thể so sánh lý thuyết CS với lời kinh Coran của đấng tiên tri của Hồi giáo. Nhân danh thuợng đế (hay XHCN) người ta có quyền làm tất cả, kể cả việc làm bậy, nhưng không chịu trách nhiệm về các hành vi mình làm.


Dưới chế độ thần quyền người ta có thể nhân danh đáng chí tôn để làm gì thì làm. Luật pháp ở đó là luật pháp của Allah.


Nhưng trong chế độ dân chủ, cộng hòa thì làm gì cũng phải dựa trên pháp luật.


Đảng CSVN không chịu trách nhiệm trước pháp luật, tức không có tư cách pháp nhân. Vì vậy khi người ta chửi « địt mẹ cộng sản », thậm chí chửi « đ. mẹ đảng cộng sản VN », là không phạm luật.
Kể cả việc xuyên tạc hay châm biếm các nhân sự lãnh đạo. Hành vi này cũng không được xem là phạm luật.


Những nhân sự này là các « gương mặt của công chúng ». Anh lãnh đạo mà anh làm sai, định hướng chính trị, kinh tế… trật lất để cho nợ nần tứ tung, ngập đầu ngập cổ. Nợ mẹ đẻ nợ con bây giờ phải bán của hồi môn, quáng quàng đi mượn nợ (quốc tế) để trả nợ (VN gọi là đáo nợ).


Nợ do anh (bất tài, phe đảng, tham ô) gây ra nhưng lại bắt người dân phải trả. Người dân có quyền lôi tổ tiên 36 đời của anh ra chửi rủa chớ ?


Sao lại bắt tội « nói xấu lãnh đạo » ?


Điều này cũng đúng cho việc "nói xấu các nhân vật lịch sử" như ông Hồ chí Minh..


"Nói xấu" là gì ? Nếu nói đúng (nhưng mà xấu mặt ông Hồ) thì là nói đúng chớ không phải là nói xấu.


Về pháp lý, ai là đại diện quyền lợi của ông Hồ để kiện người xúc phạm ông Hồ ? Đảng CSVN ? Vấn đề là đảng này không có tư cách pháp nhân thì đại diện cái gì ?.


Vì vậy việc hạ bệ thần tượng, nếu có xúc phạm ông Hồ, cũng không phạm pháp.


Nhưng những người thuợng cẳng tay với người khác, là phạm tội "đả thuơng người khác", pháp luật phải trừng trị. Kể cả việc phá hoại tài sản người khác (như tạt sơn vào nhà người ta) là phạm pháp. Nạn nhân có quyền đi kiện để đòi bồi thường.


Trương Nhân Tuấn


(FB Nhân Tuấn Trương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét