Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017
Quà đi Mỹ cho Thủ tướng Phúc: WB tài trợ “an ủi” cho Việt Nam
VNTB- Quà đi Mỹ cho Thủ tướng Phúc: WB tài trợ “an ủi” cho Việt Nam
Reply
Minh Quân, news, opposite, Quà đi Mỹ cho Thủ tướng Phúc: WB tài trợ “an ủi” cho Việt Nam, VNTB
2.6.17
Minh Quân
(VNTB) - Khi các nguồn tiền “từ trên trời rơi xuống” hầu như không còn nữa, hiện nay chính thể Việt Nam đặc biệt cần đến những nguồn vay tín dụng để “đắp đổi qua ngày” cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức, trong số đó có một đảng “lãnh đạo toàn diện” và ít nhất 30% quan chức “không làm gì cả mà vẫn hưởng lương”.
Không có gì ngạc nhiên khi trùng với thời gian phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Washington vào cuối tháng 5/2017, Ban giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới (World Bank) đã phê duyệt cho Việt Nam được vay 358 triệu đô la nhằm thực hiện 2 dự án mới: Dự án Mở Rộng Cải Tạo Đô Thị vay vốn IDA trị giá 240 triệu USD tại các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ với khoảng nửa triệu dân được hưởng lợi trực tiếp; Dự án Tái Thiết Khẩn Cấp Sau Thiên Tai, khôi phục hạ tầng cơ sở bị bão lụt tàn phá tại 5 tỉnh miền Trung với 1 triệu 200 ngàn người được hưởng lợi trực tiếp và hơn 5 triệu người khác được lợi gián tiếp.
Vào cuối tháng 4/2017, trong chuyến đi tiền trạm cho Thủ tướng Phúc, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nhận được tín hiệu tài trợ từ Ngân hàng thế giới: “Hoa Kỳ ủng hộ việc Việt Nam tiếp tục được hưởng các nguồn vốn vay ưu đãi IDA của Ngân Hàng Thế Giới (WB) phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn tới cũng như các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ APEC.”
Như vậy, chuyến công du Mỹ của thủ tướng Phúc đã nhận được một khoản tín dụng “an ủi”.
Tuy vậy, giá trị tín dụng cho vay của WB đối với Việt Nam đã giảm dần và giảm mạnh trong những năm gần đây. Lý do chính được nêu ra là Việt Nam đã tốt nghiệp IDA. Nhưng một lý do khác mà WB thỉnh thoảng nhắc đến là nạn tham nhũng ở Việt Nam chưa hề thuyên giảm.
Vừa qua, WB còn thông qua Khung đối tác mới, gọi tắt là CPF, đối với Việt Nam.
Khung đối tác mới nhắm đến việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2016 đến 2021 theo hướng cân bằng giữa phát triển kinh tế bền vững song song với bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng cũng như nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.
Với Khung đối tác mới nhóm WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiến đến trình độ cao hơn khối các quốc gia có mức thu nhập trung bình mà đã đạt chuẩn về qui chế vay vốn từ Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế IDA, tức là nguồn vốn World Bank dành cho những nước có thu nhập thấp.
Cần nhắc lại, IDA là một định chế tài chính của WB cho vay tín dụng lại suất ưu đãi dành cho các nước nghèo trên thế giới. Nhiều năm trước, trong khi luôn tìm nhiều cách để trưng bày thành tích “hóa rồng” và GDP lên đến 7-9% hàng năm cùng thu nhập đầu người lên đến vài ba ngàn đô la, giới lãnh đạo Việt Nam lại hành động ngược lại khi miệt mài xin tín dụng và viện trợ không hoàn lại. Lý lẽ đưa ra: Việt Nam là một quốc gia… vẫn còn nghèo.
Nhưng đến cuối năm 2015, với những thành tích tăng trưởng mà Việt Nam tự khoác lên mình, WB đã quyết định chấm dứt các chương trình cho vay ODA ưu đãi và bắt buộc Việt Nam phải tốt nghiệp IDA, nghĩa là sẽ phải vay tín dụng của WB với lãi suất cao hơn cùng thời gian ân hạn giảm đi. Đến lúc này, một hiện tượng lạ xảy ra: “Học sinh” Việt Nam tìm cách để được “lưu ban,” tức muốn được kéo dài thời gian vay ưu đãi IDA càng lâu càng tốt.
Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ không còn được vay WB với cơ chế ưu đãi như trước đây, mà sẽ phải vay theo giá thị trường, tức mặt bằng lãi suất vay cao gấp 3 lần, trong khi thời gian ân hạn giảm còn một nửa so với trước đây.
Khi các nguồn tiền “từ trên trời rơi xuống” hầu như không còn nữa, hiện nay chính thể Việt Nam đặc biệt cần đến những nguồn vay tín dụng để “đắp đổi qua ngày” cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức, trong số đó có một đảng “lãnh đạo toàn diện” và ít nhất 30% quan chức “không làm gì cả mà vẫn hưởng lương”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét