Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
Trần thuật từ Cối Xay Gió
Trần thuật từ Cối Xay Gió
Reply
democracy, news
22.6.17
Luật sư Đăng Mạnh
Theo FB Pham Minh Hoang
Sáng thứ hai ngày 19/06/2017, với tư cách là người đại diện theo sự ủy quyền của Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, tôi đến trụ sở Bộ Tư Pháp – Văn phòng tiếp công dân tại địa chỉ số 12 Chu Văn An, Hà Nội để trực tiếp nộp đơn khiếu nại về quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Giáo Sư Phạm Minh Hoàng do Chủ Tịch nước ký.
Tiếp tôi tại văn phòng tiếp công dân là một nữ công chức trẻ tuổi, sau khi xem lướt qua đơn, cô ấy đề nghị tôi ngồi chờ để gọi cho nhân viên thuộc Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực ra để tiếp. Khoảng năm phút sau, cô ấy trở ra và trả lời rằng Vụ Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực từ chối tiếp vì không có thẩm quyền. Tôi bèn trưng ra Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó, tại mục 7 điều 26 quy định rằng khiếu nại về vấn đề quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư Pháp và yêu cầu cô ấy nhận đơn khiếu nại.
Cô ấy mượn của tôi văn bản Nghị định 78/2009/NĐ-CP trở vào gọi điện thoại vào trong, lát sau, cô ấy ra trả lời rằng quả thật cơ quan cô ấy có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng không có chức năng nhận đơn khiếu nại ! Tôi lấy làm lạ hỏi : “Cơ quan không nhận đơn khiếu nại thì lấy đâu ra khiếu nại mà giải quyết !?”, cô ấy bối rối chốc lát rồi trả lời chống chế : Khi nào cơ quan khác nhận đơn chuyển đến Bộ Tư Pháp thì cơ quan cô ấy mới giải quyết khiếu nại ?! Tôi định tranh luận thêm nhưng nhìn cái bụng bầu vượt mặt, cộng với thái độ bối rối của cô ấy tôi thấy thật bất nhẫn nếu cứ định “dồn” cô ấy vào chân tường bằng trích dẫn luật pháp...
Ngay tại đấy, tôi điện thoại nhờ một văn phòng thừa phát lại đến lập vi bằng cho việc tôi đến Văn phòng tiếp công dân để nộp đơn khiếu nại nhưng không được tiếp nhận. Có lẽ ban đầu họ nghe chưa rõ việc nên hăm hở đến ngay tức thì, nhưng khi đến nơi biết rõ ý định của tôi, họ liền thối chí và từ chối. Họ giải thích điều mà chúng tôi cũng đều hiểu rõ với nhau “Anh thông cảm, văn phòng thừa phát lại bên em thuộc sự quản lý của Sở Tư Pháp, mà Sở Tư Pháp thì cũng trực thuộc ngành dọc của Bộ Tư Pháp, nên bên em không thể lập vi bằng kiểu này với Bộ Tư Pháp được...”.
Tôi đành trở vào thông báo miệng với cô công chức trẻ tuổi rằng sẽ ngồi lỳ ở phòng tiếp công dân cho đến khi nào đơn của tôi được tiếp nhận ! Cô ấy liền nhấc điện thoại gọi vào trong. Chốc lát, tôi thấy các bảo vệ liên tục đảo ra vào chỗ tôi ngồi để quan sát... Đến tầm 11h30 thì có một nam công chức bước vào, người này nhã nhặn hỏi việc, nhận đơn của chúng tôi, ghi các thông tin vào sổ trực rồi ra vẻ đã xong việc. Tôi yêu cầu cấp biên nhận nhận đơn thì người này nói họ ra nhận đơn giúp mà thôi, người giữ biên nhận hiện không có mặt ở cơ quan ?!
Tôi nghĩ, có cố gắng hơn thì kết quả cũng không thể hơn thế.
Chúng ta đang sống trong một quốc gia có luật pháp, nhưng luật pháp nằm trong tay người có quyền thì nó sẽ được hành xử theo ý chí họ muốn, đương nhiên, họ không thể thỏa mãn ý chí của cá nhân nếu điều đó gây khó khăn cho họ... Điều này nhất quán với sách giáo khoa mà họ dạy trong trường luật: Luật pháp là vũ khí của giai cấp thống trị!
(Dân Luận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét