Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Lòi đuôi nhóm lợi ích: ‘Chỉ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay’!


VNTB- Lòi đuôi nhóm lợi ích: ‘Chỉ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay’!
Reply
Lòi đuôi nhóm lợi ích: ‘Chỉ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay’!, news,opposite, Thiền Lâm, VNTB
5.6.17
Thiền Lâm


(VNTB) - Bây giờ thì đừng có mong ngóng rằng phía nhóm lợi ích quân đội sẽ tự nguyện trả lại đất cho sân bay Tân Sơn Nhất, mà lễ ký kết “cho mượn” trên chỉ thuần túy là một chiêu trò ma mị để xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận về cảnh nghẽn tắc cả đất lẫn trời của sân bay trong khi nhóm lợi ích quân sự vẫn hoành hành.



“Tôi nghĩ sân golf chiếm diện tích nhỏ thôi, chỉ 132 ha trong số 157 ha..."


Sau khi nhiều cử tri Tân Bình bức xúc và kiến nghị về vấn nạn sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, Thiếu tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng Phòng không không quân, cho biết Bộ Quốc phòng vừa có công văn trả lời ý kiến của cử tri TP.HCM.
Ông Đại còn tỏ ra kiên định: “Tất cả các công trình trên sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết cho dừng triển khai”.
Vậy khi nào sẽ xảy ra chữ ‘nếu” của ông Đại? Hẳn là nếu Quân chủng Phòng không không quân xét thấy sân golf không ảnh hưởng đến an toàn bay, sẽ không bao giờ có chuyện quân đội, hay chính xác là nhóm lợi ích quân đội, chịu trả lại cái diện tích khổng lồ của sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất?
Giả thiết u tối trên đã ngay lập tức được khẳng định bằng “loa” Lâm Quang Đại trên trang Zing.vn:“Hiện, Bộ Quốc phòng thống nhất về mặt quan điểm là xây dựng sân golf để tận dụng phần đất còn nhàn rỗi nhằm phát triển kinh tế, củng cố hệ thống doanh trại cho các cơ quan, đơn vị trong quân đội”.
Ông Lâm Quang Đại còn cố gắng bao biện cho nhóm lợi ích: “Tôi nghĩ sân golf chiếm diện tích nhỏ thôi, chỉ 132 ha trong số 157 ha. Còn giai đoạn 2 xây dựng một số hạng mục liên quan đến thể thao thì vẫn chưa triển khai”.
Từ lý lẽ trên, ông Đại dẫn sang hiện trạng sân bay Tân Sơn Nhất: “Tôi là một người bay, xét về mặt hàng không thì chả có nước nào sân bay nằm ở giữa thành phố. Sân bay Tân Sơn Nhất trước đây khi thiết kế đã nằm ở ngoại ô. Quận 12, quận Gò Vấp những năm 1980 chưa có gì cả. Nhưng bây giờ bay ở trên nhìn xuống, Tân Sơn Nhất như 1 tam giác nằm giữa thành phố. Tôi thấy rất nguy hiểm”.
Để cuối cùng, ông Đại chỉ ra “giải pháp”: “Sự tồn tại của sân bay hiện nay tôi thấy đã vô lý rồi. Nếu xảy ra sự cố hàng không, chuyện về chiếc máy bay là đương nhiên, nhưng ở mặt đất tai nạn sẽ khôn lường”.
Cái cách ông Đại nói là “vô lý” của sân bay hiện hữu cũng chính là “giải pháp” của nhóm lợi ích đã vận động chính phủ thời Nguyễn Tấn Dũng, Quốc hội để thông qua dự án sân bay Long Thành lên đến 18 tỷ USD.
Vào tháng 3/2017, một bài viết trên Facebook Chống quan tham còn nêu ra một khả năng cực kỳ đáng lo ngại: một khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động và toàn bộ hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về sân bay Long Thành, 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ rơi vào tay một đại gia của nhóm lợi ích quân đội là ông Dương Công Minh.
Dù chưa biết khả năng này có xảy ra hay không, nhưng những gì mà người ta biết về đại gia Dương Công Minh có thể gây ra mối nghi ngờ và sợ hãi đến mất ngủ về nhân vật này.
Hiện tượng rõ ràng nhất là ông Minh đã chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất từ nhiều năm qua. Dự án sân golf cũng do Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng…. Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí theo một nhà báo có thâm niên trong ngành hàng không, chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm “đầu độc” người dân TP HCM bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.
Nhìn lại lễ ký kết giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 3/2017 thì có thể thấy ngay chiêu trò đánh lận con đen: phía quân đội chỉ “cho mượn” 21 ha đất để tạm thời mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng với điều kiện là sau khi sân bay Long Thành được xây dựng xong thì 21 ha đất đó phải trả lại cho quân đội.

Bây giờ thì đừng có mong ngóng rằng phía nhóm lợi ích quân đội sẽ tự nguyện trả lại đất cho sân bay Tân Sơn Nhất, mà lễ ký kết “cho mượn” trên chỉ thuần túy là một chiêu trò ma mị để xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận về cảnh nghẽn tắc cả đất lẫn trời của sân bay trong khi nhóm lợi ích quân sự vẫn hoành hành.



Chỉ còn đấu tranh xã hội mới có thể tạo áp lực đủ lớn để trả sân golf về sân bay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét