Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Chi tiêu những đồng tiền thuế của dân, ĐCS đã lãng phí như thế nào?


Chi tiêu những đồng tiền thuế của dân, ĐCS đã lãng phí như thế nào?

Đăng bởi Ha Tran on Sunday, June 4, 2017 | 4.6.17



Điều mà ai cũng biết là nhà nước lấy tiền qua thuế để đầu tư và phát đất nước ta gọi là đầu tư công. Một nhà nước mà quy tụ được người tài giỏi thì đó phải là một nhà nước dân cử. Một bộ máy nhà nước hoạt động dựa trên quyền lợi nhân dân thì mới biết cân nhắc trong việc tiêu xài những đồng tiền thuế của dân.






Có nhiều cách để tăng nguồn thu. Cách 1, đầu tư hiệu quả để tăng nguồn thu. Cách 2 tăng thuế để tăng nguồn thu. Mỗi Nhà nước sẽ chọn cho mình cách tăng nguồn thu. Tuy nhiên tại Việt Nam, ĐCS chỉ làm được cách thứ 2, điều đó dẫn tới thuế má là một thứ làm đời sống nhân dân mỗi lúc một khó khăn.


Ta thử xem ĐCS đã làm gì với những đồng tiền mà người dân chúng ta đã đóng góp? Tiền thuế của dân như một cái bánh, cái bánh này khá nhỏ vì đất nước vốn nghèo. Thế nhưng cái bánh nhỏ nhoi này được ĐCS cân đối như thế nào? Ta thử xem xét.


Khi đất nước còn nghèo, tiền thuế không nhiều. Để đầu tư cho phát triển là không hề đơn giản. Tiền thuế như là một miếng bánh. Việc trả lương để duy trì bộ máy nhà nước là bắt buộc, tuy nhiên có thể tinh giảm bộ máy này thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều để dồn tiền cho đầu tư. Điều đáng nói là bộ máy nhà nước Việt Nam vừa cồng kềnh vừa vô dụng và lại gánh thêm bộ máy Đảng. Cái bánh ngân sách bị cạp mất một miếng đáng kể mà lẽ ra không cần phải lãng phí đến như vậy.


Ngân sách vốn eo hẹp, thế nhưng lại thêm một vấn nạn nữa cạp thêm miếng thật lớn. Đó là nạn tham nhũng. Không minh bạch thì ai giám sát quan chức cầm tiền thuế của dân sử dụng như thế nào? Dân không thể giám sát, dân không có biện pháp chế tài, thậm chí bộ máy nhà nước cũng không thể chế tài vì vướng Điều Lệ Đảng thì xem như tham nhũng được trao quyền tự do. Phá không ai thấy, mà nếu thấy cũng không thể chế tài thì bảo sao tham nhũng không tràn lan? Cái bánh ngân sách lại bị gặm thêm miếng thiệt to nữa.


Khi cầm một phần tiền còm cõi mà đầu tư thiếu khôn ngoan thì xem như mất trắng, và thậm chí có thể đổ nợ.


Thứ nhất, đầu tư vào việc đào tạo chất xám là cực kỳ cần thiết. Giáo dục thất bại xem như kênh đầu tư này cũng thất bại theo.


Thứ nhì, đầu tư vào ngành mũi nhọn, cân đối đầu tư giữa việc phát triển trước mắt và phát triển lâu dài. Ví dụ như ngành nông nghiệp, công nghiệp cơ khí và công nghệ điện tử là mũi nhọn lâu dài. Đầu tư hiệu quả hôm nay sẽ cho lợi nhuận lớn ngày mai. Việc đầu tư sao cho những ngành này lớn mạnh đòi hỏi ít nhất vài thập kỷ mới đơm hoa kết trái. Thử xem những Huyndai, Samsung, LG vv… trụ cột cho Hàn Quốc thế nào? Những Mercedes, BMW, VW, Siemens vv… trụ cột nước Đức thế nào thì chúng ta thấy quá rõ. Sản phẩm nông nghiệp Úc, New Zealand vv…như thế nào? Sản phẩm chất lượng, có thương hiệu và bán ra giá rất cao. Đấy là những đầu tư cho phát triển bền vững. Những trụ cột công nghiệp và nông nghiệp tiên tiến như thế này sẽ mang lợi nhuận về cho đất nước họ từ việc bán sản phẩm toàn cầu. Nghĩa là những quốc gia này họ kiếm lời từ khắp nơi trên thế giới để làm giàu cho đất nước họ chứ không phải họ đi xin viện trợ khắp nơi như Việt Nam.


Tuy nhiên, không thể đổ dồn cho mục đích xa mà quên những đầu tư ngắn hạn để giải quyết vấn đề lao động trước mắt. Ngành nhà đất và xây dựng là ngành chỉ giải quyết việc làm trước mắt chứ không phải ngành đóng vai trò phát triển cho đất nước. Xây nhà đẩy giá nhà đất lên cao ư? Cũng tiền người Việt chảy vào túi người Việt chả có phát sinh tài sản gì nhiều cho đất nước. Đấy là chưa nói tới việc làm dự án bỏ hoang, việc này là đem tài sản xã hội đổ sông đổ biển. Hiện nay Nhà nước CS bơm vốn vào ngành này nhiều kinh khủng, đám doanh nghiệp sân sau cho bọn quan chức CS đa phần là ngành này. Các đại gia Việt Nam chiếm gần hết cũng là ngành này.


Nhà nước này đã không biết cân đối trong vấn đề đầu tư công. Họ đã bơm vốn vào ngành nhà đất và xây dựng quá nhiều. Mà khi bơm vốn vào ngành này nhiều quá thì ngành khác có hạ tầng kém làm sao phát triển? Sau 31 năm hô hào ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp ô tô thì nay họ đã tuyên bố thất bại hoàn toàn. Đất nước có nhu cầu xe máy vô cùng lớn.


Việc ra chính sách thế nào? Luật Pháp thế nào? Hạ tầng thế nào? Đào tạo tay nghề thế nào? Ưu đãi doanh nghiệp thế nào? Mà mỗi năm Honda, Piaggio, Yamaha, Suzuki, SYM bán ra cho dân Việt Nam nhiều triệu xe máy mỗi năm mà không có lấy một chiếc nào là của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất là sao?


Đầu tư sai mục đích và không hiệu quả thì biến đất nước Việt Nam vốn đã nghèo mà lại còn là nơi doanh nghiệp nước ngoài kiếm lời là chủ yếu. Doanh nghiệp trong nước còn bại ngay sân nhà nói chi bơi ra biển lớn? Việc Chính Phủ cầm tiền dân không biết chi tiêu đã gây lãng phí lớn rồi mà còn thêm đầu tư sai mục đích, điều đó chỉ tạo thêm mất mát cho đất nước và rước nợ vào thân.


Một khi kênh đầu tư để phát triển đã thất bại thì hiển nhiên nhà nước tăng thuế, vay mượn, bán rẻ tài nguyên vv…để gỡ gạt mà bất chấp hậu quả. Đầu tư để phát triển là bài toán bế tắc của ĐCS cho tới ngày sụp đổ của nó


Đỗ Ngà


(FB Đỗ Ngà)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét