Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Tổng thống Hollande phải đứng về phía một người phụ nữ đấu tranh vì công lý


VNTB- Việt Nam: Tổng thống Hollande phải đứng về phía một người phụ nữ đấu tranh vì công lý
1
democracy, Việt Nam: Tổng thống Hollande phải đứng về phía một người phụ nữ đấu tranh vì công lý, VNTB, Vũ Quốc Ngữ
7.9.16
Ân xá Quốc tế, ngày 06/9/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


(VNTB) - Tổng thống Francois Hollande của Pháp phải đối đầu với chính quyền Việt Nam trong việc đối xử với cuộc đấu tranh vì công lý của một phụ nữ khi ông viếng thăm nước này trong tuần này Ân xá Quốc tế nói ngày hôm nay.



Vợ con nạn nhân Ngô Thanh Kiều và di ảnh của anh tại tòa





Và bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành - một trong những công an đánh anh Kiều đến chết - tươi cười hớn hở tại phiên sơ thẩm


Ân xá Quốc tế kêu gọi Tổng thống Pháp đưa ra trường hợp của Ngô Thanh Kiều, một người đàn ông trẻ bị đánh chết trong trại giam ở tỉnh Phú Yên vào năm 2012. Kể từ khi ông qua đời, chị gái của ông, cô Ngô Thị Tuyết và gia đình đã thực hiện một cuộc thập tự chinh dũng cảm đòi công lý khi đối mặt với nhiều vụ đánh đập, bị đe dọa giết và nhiều hình thức đe dọa khác.


Gần đây, gia đình thấy một xác mèo chết ném vào nhà của họ như một lời cảnh báo lạnh lùng đối với Ngô Thị Tuyết và gia đình cô nhằm ép buộc họ phải im lặng về cái chết của anh mình không thì sẽ chịu số phận tương tự.


"Nhân quyền không được bỏ qua vì quan hệ thương mại và an ninh. Tổng thống Hollande phải sử dụng chuyến thăm của ông để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ nghĩa vụ nhân quyền theo luật pháp quốc tế ", Camille Blanc, chủ tịch của Ân xá Quốc tế Pháp cho biết.


Vào ngày 24/8, Ân xá Quốc tế Pháp đã viết thư cho Tổng thống Hollande, kêu gọi ông nêu lên tình trạng tra tấn và ngược đãi khác đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.


"Việc cảnh sát chịu trách nhiệm rất hiếm ở Việt Nam. Nhưng Tổng thống Hollande có thể nắm bắt cơ hội để nhắc nhở các nhà chức trách Việt Nam rằng sẽ không có an ninh khi nhân quyền không được đảm bảo. Họ phải chứng minh rằng công lý được thực hiện trong trường hợp của Ngô Thanh Kiều và các trường hợp khác liên quan đến những cái chết trong đồn cảnh sát, "Camille Blanc nói.


Ngô Thanh Kiều bị bắt vào giữa đêm và đưa vào giam ở đồn cảnh sát địa phương trong tháng 3 năm 2012. Cơ quan công an nói với gia đình Ngô Thanh Kiều rằng ông đã chết sau khi từ chối thức ăn và nước, mặc dù thực tế rằng ông đã trải qua ít hơn 24 giờ giam giữ.


Trong tháng 3 năm ngoái, Quốc hội đặt câu hỏi về độ tin cậy của một báo cáo của Bộ Công an về 226 người chết trong thời gian tạm giam ở đồn cảnh sát trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2011 và tháng 9 năm 2014, mà cơ quan công an nói rằng họ chết do bệnh tật hoặc tự tử. Trong năm 2015, ít nhất bảy người chết trong trại giam với sự nghi ngờ rằng nguyên nhân của những cái chết này là do bị tra tấn hoặc đối xử nghiệt ngã.


Ngô Thị Tuyết, chị của Kiều, đã kiên trì đòi hỏi trách nhiệm của công an, thu thập nhiều bằng chứng về sự tra tấn và ngược đãi khác mà em trai cô đã phải chịu đựng. Các bức ảnh khám nghiệm tử thi của Kiều cho thấy rõ nhiều vết bầm tím và vết cắt trên cánh tay và chân của anh, và những dấu hiệu rõ ràng về chấn thương sọ của anh.


Bằng chứng khác mà Ngô Thị Tuyết đã thu thập bao gồm kết quả khám nghiệm tử thi, trong đó có các chi tiết về nhiều cục máu đông trong cơ quan nội tạng của Kiều - là bằng chứng về những chấn thương gây ra bởi sự tra tấn mà anh phải chịu đựng, bác sỹ khám nghiệm nói.


Cho đến nay, sáu nhân viên cảnh sát đã bị xét xử và bị kết án, nhưng những mức án của họ không phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm - năm bị kết tội 'nhục hình,' trong khi một sĩ quan đã bị kết án về tội nhẹ hơn về cáo buộc “hành động sơ suất”. Các hình phạt mà họ nhận được từ án treo một năm đến tám năm tù giam. Không mức án nào phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của tội phạm.


Những cảnh sát này đã bị đình chỉ nhưng vẫn được nhận nửa lương. Nhà chức trách không muốn tiến hành xét xử phúc thẩm chống lại chúng.


Ba phiên tòa phúc thẩm đã bị hủy bỏ theo những lý do hết sức mơ hồ. Phiên xét xử tiếp theo dự kiến vào ​​ngày 07/9, trùng với ngày cuối cùng của chuyến thăm của Tổng thống Hollande tại Việt Nam.


"Khi phiên phúc thẩm còn bị hoãn thì không có công lý nào cả," Rafendi Djamin, Giám đốc Ân xá Quốc tế của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.


Trường hợp Ngô Thị Tuyết cũng là điển hình mà các nạn nhân và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam chịu rất nhiều rủi ro, trong đó họ đối mặt với các mối đe dọa không ngừng và các cuộc tấn công được lập sẵn nhằm bịt miệng họ và là nơi cảnh sát và các cơ quan hữu quan khác trốn tránh trách nhiệm về sự lạm dụng quyền lực.


Khi nói ra, Ngô Thị Tuyết và gia đình trở thành đối tượng của một chiến dịch đe dọa và quấy rối bởi chính quyền và những cá nhân không xác định khác. Nhiều sỹ quan cảnh sát đã đến nhà cô ấy, đưa hối lộ và đề nghị họ im lặng. Gia đình cũng đã nhận được nhiều lời đe dọa giết qua điện thoại.


Một hành động đe dọa rõ ràng nhất đối với gia đình là việc chồng của cô Ngô Thị Tuyết bị hất ra khỏi xe máy của mình bởi những kẻ tấn công lạ mặt và con trai của họ đã bị đánh đập mười lần bởi những kẻ tấn công không mặt khi đi bộ đến trường.


"Cái chết của Ngô Thanh Kiều là một trường hợp điển hình về sự bất công và lạm dụng quyền lực của công an tại Việt Nam. Tổng thống Hollande phải lấy lại công lý cho cái chết của Kiều và cho gia đình của anh và đảm bảo rằng các cơ quan chức năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình để bảo vệ họ chống lại bất kỳ hình thức trả đũa nào, "Rafendi Djamin nói.


"Đối mặt với các mối đe dọa giết người nhiều lần và hăm dọa, Ngô Thị Tuyết đang đi những bước dũng cảm đòi công lý cho công chúng. Những người thân của các nạn nhân thường bị bị ép buộc im lặng, trong khi nhà chức trách đã không đảm bảo cho họ một không gian an toàn để đòi công lý mà không sợ bị trả thù. Điều quan trọng là thế giới cần biết về trường hợp này, ít nhất là vì nó sẽ đem lại hy vọng cho những người khác. "



(Nguồn: https://www.amnesty.org/en/latest/news/2016/09/hollande-in-vietnam/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét